Tại sao trong tấm ảnh Mặt Trời của NASA chụp lại có một hình vuông đen ngòm như thế này?
Trí tưởng tượng của con người vẫn cứ phong phú vô cùng.
Công nghệ hiện đại hơn, đồng nghĩa với việc ảnh ta chụp sắc nét hơn trước; Mặt Trời chưa bao giờ hiện ra đẹp đến thế. Biết rằng để chụp hình lò hợp hạch khổng lồ phát ra bức xạ chết người chẳng dễ dàng gì, khoa học vẫn có thể chụp bức ảnh gần Mặt Trời nhất cũng như bức ảnh Mặt Trời chi tiết nhất từ trước tới nay, mà hai thành tựu trên đều được thực hiện nội trong năm nay.
Bức ảnh chụp gần Mặt Trời nhất từ trước tới nay.
Những nỗ lực này nối tiếp những thành công của những dự án quan sát Mặt Trời bắt đầu từ năm thập niên 90, đây là nỗ lực hợp tác của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ Châu ÂU (ESA). Một trong số đó là dự án Đài quan sát Mặt Trời và Nhật Quyển (SOHO), một vệ tinh nghiên cứu Mặt Trời từ hồi 1995.
Quan sát bức ảnh mới nhất mà SOHO chụp về, bạn sẽ thấy một hình chữ vuông màu đen hiện hữu trước Mặt Trời, được nhiều bên “giật tít” là vật thể bay không xác định, với kích cỡ lớn gấp chục lần Trái Đất, bay ngang Mặt Trời với mục đích không rõ.
Vật thể bay không xác định?
Bernhard Fleck, nhà khoa học và cũng là trưởng dự án SOHO, chỉ nói đơn giản thế này thôi: “ Hiển nhiên những nhận định kia hoàn toàn vô lý. Hình vuông màu đen này xuất hiện do một phần dữ liệu của phép đo đạc Mặt Trời từ xa bị lỗi“.
Nói một cách đơn giản: ảnh chụp Mặt Trời bị hỏng khi tín hiệu được truyền từ SOHO về Trái Đất. Vệ tinh cách Trái Đất đến 1,5 triệu km, thỉnh thoảng ảnh vẫn bị mất vài pixel khi di chuyển quãng đường xa, điều này chẳng có gì mới với các nhà khoa học thuộc dự án SOHO. Ngay cả khi NASA công bố những tấm ảnh mới chụp được, họ cũng khẳng định ảnh chỉ để ngắm, chứ chẳng phải để phân tích hay mang lại giá trị về mặt khoa học.
“ Tôi có thể gửi cho bạn vài chục, nếu không muốn nói là vài trăm tấm ảnh tương tự, với những ‘UFO’ còn to hơn thế kia“, ông Fleck nói. “ Khối bị mất là tổ hợp của 32×32 pixel, là đơn vị đo nhỏ nhất của một khối hình ảnh tạo nên bởi kỹ thuật đo đạc từ xa. Thậm chí chỉ một byte dữ liệu bị lỗi, cả khối 32×32 cũng sẽ biến thành màu đen“.
Mảng màu đen kia chỉ là ảnh lỗi, không hơn không kém.
Trong một bài đăng năm 2003 có tên “Cách thức tạo nên một UFO của riêng bạn” nói về việc người xem thường xuyên nhầm những hiện tượng tự nhiên trong ảnh thành vật thể bay không xác định, NASA nói như thế này: “ Kể từ ngày phóng, có rất nhiều người khẳng định mình nhìn thấy đĩa bay hay vật thể huyền bí trong ảnh SOHO gửi về. Dù việc chụp được UFO kỳ thú lắm, nhưng lần phân tích nào các chuyên gia lão luyện của dự án SOHO cũng cho thấy chúng là sự việc bình thường“.
NASA mô tả các bước biến một hiện tượng tự nhiên thành UFO.
Ông Fleck nói thêm rằng những người nêu thuyết âm mưu sẽ chẳng ai tin dù được nghe giải thích thế nào nữa, bởi hành động tin vào sự vật kỳ bí vẫn cứ thú vị hơn ngồi nghe giảng đạo và tiếp thu sự thật khô khan.
Nhưng dù thiên hạ có nói gì đi nữa, không ai bác bỏ được sự thật: ảnh SOHO gửi về đẹp mê hồn luôn. Bạn có thể xem cả album theo đường link này.
Tìm thấy hành tinh giống Trái Đất, có khả năng sống được
Các nhà khoa học thông báo tìm thấy một thiên thể có quỹ đạo xoay quanh ngôi sao rất giống Mặt Trời, tuy nhiên cần nghiên cứu thêm để xác nhận nó có phải hành tinh ngoại hay không.
Theo Engadget, các nhà thiên văn học từng tìm thấy những hành tinh giống Trái Đất nhưng đa số chúng xoay quanh những ngôi sao lùn đỏ. Do bùng phát bức xạ của loại ngôi sao này, các hành tinh có quỹ đạo xoay quanh thường không thể là nơi sinh sống cho con người.
Tuy vậy, vẫn còn nhiều hành tinh ngoại lệ. Theo MIT Technology Review, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một thiên thể tên gọi KOI-456.04, có khả năng là ngoại hành tinh (exoplanet - những hành tinh nằm ở ngoài Hệ Mặt Trời).
KOI-456.04 có kích thước gần gấp đôi Trái Đất và xoay quanh ngôi sao chủ (Kepler-160) phát ra lượng ánh sáng bằng khoảng 93% mức độ ánh sáng mà địa cầu nhận được.
Thậm chí, thiên thể này còn quay quanh ngôi sao chủ với khoảng cách tương đương Trái Đất, mất 378 ngày để hoàn thành quỹ đạo.
KOI-456.04 kích thước gần gấp đôi Trái Đất và xoay quanh ngôi sao chủ Kepler-160. Ảnh: Jedennews.
Nhóm nghiên cứu tìm thấy vật thể này khi nghiên cứu độ sáng của ngôi sao chủ bằng cách kết hợp dữ liệu của kính thiên văn Kepler cũ cùng hai thuật toán mới. Thay vì tìm hiểu độ sáng tỏ theo chu kỳ của ngôi sao, các nhà khoa học đã sử dụng phương thức mới.
Cũng theo MIT, nếu KOI-456.04 có bầu khí quyển trơ với hiệu ứng nhà kính nhẹ giống như Trái Đất, nhiệt độ bề mặt của nó sẽ vào khoảng 5 độ C, thấp hơn 10 độ so với nhiệt độ trung bình địa cầu. Ngoài ra, khoảng cách của KOI-456.04 và Kepler-160 rất có lợi cho sự tồn tại của chất lỏng.
"KOI-456.01 tương đối lớn khi so với các hành tinh có tiềm năng tồn tại sự sống khác. Tuy nhiên, việc có kích thước nhỏ hơn Trái Đất hai lần, ngôi sao trung tâm có đặc điểm tương tự như Mặt Trời khiến KOI-456.01 trở nên đặc biệt", Tiến sĩ René Heller thuộc Viện nghiên cứu hệ mặt trời Max Planck cho hay.
Hiện KOI-456.04 có 85% khả năng là một ngoại hành tinh, song vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu khác để nâng tỷ lệ này lên 99%.
Dù đây có là hành tinh mang sự sống, sẽ còn rất lâu nữa để chúng ta đặt chân đến đây, bởi nó cách Trái Đất đến 3.140 năm ánh sáng. Cần có thêm các nhiệm vụ nghiên cứu không gian trong tương lai, chẳng hạn như tàu vũ trụ ESA, PLATO trước khi đưa ra kết luận cuối cùng.
Những hiểu biết mới về nguồn gốc của gió mặt trời Hình ảnh từ vệ tinh Hinode, Nhật Bản đã làm sáng tỏ thêm từ trường mặt trời và nguồn gốc của gió mặt trời. Dữ liệu từ vệ tinh Hinode, Nhật Bản cho thấy sóng từ có vai trò quyết định trong việc đưa gió mặt trời vào không gian. Gió mặt trời là một luồng khí tích điện được đẩy ra khỏi...