Tại sao trẻ em không nên xem ti vi hoặc sử dụng máy tính nhiều?
Theo Tiến sĩ tâm lý học người Anh Aric Sigman, việc kiểm soát thời gian ngồi trước màn hình ti vi hay máy vi tính quan trọng không thua gì việc hạn chế tiêu thụ quá nhiều muối hay thức uống có cồn, bởi tất cả đều rất có hại cho sức khỏe.
Trong khảo sát của mình, Tiến sĩ Sigman phát hiện thời gian đối diện với màn hình cao nhất ở những đứa trẻ có cơ hội tiếp xúc trung bình khoảng 5 loại thiết bị có màn ảnh tại nhà và thường sử dụng 2 thứ cùng một lúc, chẳng hạn như vừa xem ti vi vừa sử dụng điện thoại thông minh. Tình trạng này được xem là nguyên nhân dẫn đến lối sống thụ động, có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường type 2 và bệnh tim. Không chỉ vậy, nó cũng làm tăng lo ngại cho rằng nó có thể tác động đến sự phát triển trí não của trẻ khi chúng lớn lên. Chính vì vậy, Tiến sĩ Sigman khuyến cáo các bậc phụ huynh nên hết sức hạn chế hoặc tuyệt đối không cho trẻ nhỏ dưới 3 tuổi tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
Đối với trẻ 7 tuổi, thời gian xem ti vi hoặc sử dụng máy tính tối đa là 1 giờ 30 phút, còn thanh thiếu niên dưới 18 tuổi thì chỉ nên dùng những thiết bị này cao nhất 2 giờ/ngày. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên khuyến khích trẻ em dành nhiều thời gian cho các hoạt động thể chất ngoài trời để bảo vệ và tăng cường sức khỏe.
Theo Báo Cần Thơ, BBC
Xây dựng thói quen giải trí lành mạnh trước "màn hình"
Học viện Nhi khoa Mỹ (APP) khuyến cáo rằng trẻ dưới 2 tuổi không nên xem truyền hình và trẻ trên 2 tuổi có thể dành từ 1- 2 giờ/ngày để xem các chương trình thiếu nhi.
Video đang HOT
Bạn hãy tạo cơ hội cho trẻ có khoảng thời gian thoải mái tham gia nhiều hoạt động giải trí khác như đọc sách, vui chơi với bạn bè, chơi thể thao nhằm hỗ trợ trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là một số cách hữu ích giúp thời gian ngồi trước màn hình của trẻ hiệu quả hơn.
Giới hạn thời lượng xem tivi
Hãy để trong phòng bạn nhiều thứ đồ giải trí khác bên cạnh chiếc tivi như sách, truyện thiếu nhi, đồ chơi, câu đố, trò chơi tập thể...vv để thu hút sự chú ý của trẻ thay vì ngồi xem tivi.
Không để tivi trong phòng trẻ.
Tắt tivi trong khi dùng bữa.
Không để trẻ xem tivi khi đang làm việc nhà.
Xem tivi sẽ trở thành một phần thưởng khiến trẻ phải cố gắng hơn thay vì suy nghĩ đó là quyền của chúng. Hãy giải thích với trẻ rằng chúng sẽ được xem tivi sau khi hoàn thành công việc nhà và bài tập ở trường.
Làm gương cho trẻ: Hãy tự giới hạn thời gian xem tivi của bạn
Kiểm tra kênh truyền hình và xem xét các chương trình. Hãy tìm kiếm những chương trình gia đình bạn thường xem cùng nhau (ví dụ: các chương trình mang tính giáo dục và không bạo lực). Học viện Nhi khoa Mỹ khuyên bạn nên lựa chọn các chương trình thu hút sự say mê, học hỏi thông qua sở thích của trẻ và mang tính giáo dục (đọc sách, khoa học...vv).
Kiểm duyệt chương trình. Giành thời gian kiểm duyệt các chương trình giúp bạn yên tâm trước khi bọn trẻ xem.
Sử dụng tính năng sàng lọc. Nhiều tivi thế hệ mới được gắn chip V (V viết tắt của từ bạo lực) giúp bạn khóa các chương trình truyền hình và các bộ phim không phù hợp với trẻ.
Thiết kế lịch xem truyền hình cho gia đình. Hãy liệt kê các chương trình truyền hình gia đình bạn yêu thích, rồi dán ở vị trí dễ quan sát trong nhà (ví dụ: trên tủ lạnh) để mọi thành viên có thể biết được tên chương trình truyền hình và khung giờ phát sóng. Hãy khuyến khích mọi thành viên tự giác tắt tivi khi chương trình kết thúc thay vì chuyển kênh khác để dò tìm chương trình xem thêm.
Xem tivi cùng trẻ. Nếu bạn không thể ngồi xem toàn bộ chương trình, hãy ngồi xem tối thiểu vài phút đầu cùng trẻ để đánh giá âm thanh và sự phù hợp. Sau đó bạn hãy kiểm tra toàn bộ chương trình nếu có thể.
Nói chuyện với trẻ về chương trình truyền hình và chia sẻ suy nghĩ và cảm nhận của riêng bạn. Nếu trên tivi trình chiếu những tình huống không phù hợp với trẻ, bạn hãy tắt tivi và tận dụng cơ hội đặt câu hỏi kích thích tư duy của trẻ như "Con có cho rằng mọi thứ sẽ ổn khi những người đó đánh lộn? Những người đó có thể làm gì khác? Con sẽ làm gì?" Hoặc "Con nghĩ thế nào khi những thanh niên cư xử như vậy tại bữa tiệc? Con có cho rằng những gì họ làm là sai không?". Bạn hãy đề cập việc đối xử công bằng với mọi người bất chấp sự khác biệt của họ nếu một ai đó hoặc một nhân vật bị ngược đãi hoặc phân biệt đối xử. Bạn có thể giải thích các tình huống hóc búa và chia sẻ cảm xúc về những chủ đề phức tạp như tình dục, tình yêu, ma túy, rược, hút thuốc lá, công việc, cách giao tiếp và cuộc sống gia đình thông qua chương trình truyền hình. Hãy hướng dẫn trẻ cách đặt câu hỏi và tìm hiểu những thông tin chúng xem trên truyền hình.
Học hỏi kinh nghiệm. Hãy nói chuyện với các phụ huynh khác, bác sĩ của bạn, giáo viên của trẻ về quy định xem truyền hình và lắng nghe họ giới thiệu các chương trình truyền hình thân thiện với trẻ.
Tăng cường các trò chơi vận động. Hãy gợi ý trẻ các trò chơi thú vị khác như trò chơi tập thể, chơi trốn tìm, trò chơi ngoài trời, đọc sách...vv nếu bạn không muốn cho trẻ xem tivi điều này giúp trẻ vui đùa thoải mái và quên đi các chương trình truyền hình. Hãy tắt tivi và tận hưởng thời gian thư giãn cùng trẻ.
Anh Khôi
Theo Dân trí
10 cách kích thích tiềm năng não bộ Tiềm năng của trí não con người là vô hạn. Con người ai cũng có khả năng sáng tạo. Vậy làm thế nào để khơi dậy được tiềm năng đó? Mách bạn 10 cách dưới đây sẽ giúp kích thích tiềm năng của não bộ. Dùng màu xanh da trời trang trí môi trường xung quanh Nghiên cứu tâm lý màu sắc đã...