Con gái tôi từ năm 12 tuổi đến nay có vẻ chững lại và hầu như không cao thêm. Hiện bé 14 tuổi mà chỉ cao 1,45 m.
Theo tôi biết ở giai đoạn dậy thì, trẻ sẽ phát triển chiều cao vượt bậc. Nhưng con tôi thì hầu như không cao hơn. Xin hỏi tôi có thể cho con dùng thuốc điều trị chậm tăng trưởng không? (Kim Hương).
Bác sĩ Trần Quang Khánh, Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đang thăm khám cho bệnh nhi.
Trả lời:
Chào chị,
Video đang HOT
Trong giai đoạn dậy thì, dưới tác động chính của hormone sinh dục, chiều cao của trẻ sẽ tăng vọt trung bình 8-20 cm. Con gái chị đã đến tuổi dậy thì mà việc phát triển chiều cao đã chững lại thì rất có thể bé bị chậm tăng trưởng.
Phương pháp điều trị hormone thường áp dụng cho trường hợp trẻ chậm tăng trưởng chiều cao do thiếu hormone tăng trưởng và những nguyên nhân khác như hội chứng Turner, bệnh thận mãn, trẻ sinh ra nhỏ hơn so với tuổi thai…
Việc bổ sung hormone tăng trưởng có thể giúp trẻ cải thiện chiều cao. Tuy nhiên, vì bé nhà chị đã dậy thì nên việc sử dụng hormone tăng trưởng không còn hiệu quả nữa do ở tuổi dậy thì, các sụn đầu xương của bé đã đóng lại. Do đó, lưu ý với các phụ huynh, nếu nghi ngờ con chậm tăng trưởng chiều cao, nên đưa trẻ đến các bệnh viện có chuyên môn để khám và tầm soát sớm. Việc điều trị cần phải tiến hành trong giai đoạn từ 4 đến 13 tuổi.
Thân ái.
Tiến sĩ Trần Quang Khánh
Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Theo vnexpress.net
Trẻ bị còi xương khác với chậm tăng trưởng như thế nào
Còi xương với chậm tăng trưởng chiều cao có phải là một bệnh không? Con trai tôi 6 tuổi, cao 105 cm, có phải bé bị thấp còi? (Kim Anh)
Ảnh minh họa
T rả lời:
Chào bạn.
Còi xương và chậm tăng trưởng chiều cao là hai bệnh khác nhau. Bệnh còi xương ở trẻ em thường do cơ thể thiếu vitamin D, ảnh hưởng đến chuyển hóa và hấp thu canxi, photphat. Trẻ còi xương nặng có những biến dạng đặc hiệu trên xương như chân cong hình chữ X, chữ O, chuỗi hạt sườn...
Chậm tăng trưởng chiều cao có thể liên quan đến thiếu hụt hormone tăng trưởng (growth hormone).
Chiều cao tiêu chuẩn ở bé trai 6 tuổi trung bình từ 111,2 đến 121 cm. Con trai bạn cao 105 cm, thấp hơn so với chiều cao tiêu chuẩn. Để biết chính xác tình trạng của con là còi xương hay chậm phát triển, bạn nên đưa bé đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Trần Quang Khánh
Trưởng khoa Nội tiết
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP HCM
Theo vnexpress.net
Tại sao hai anh em đứa cao đứa lùn? Con đầu lòng của tôi 9 tuổi cao 1,4 m, bé trai thứ hai 5 tuổi chỉ cao 94 cm, trong khi chế độ chăm sóc như nhau? Vợ chồng tôi cố gắng bổ sung nhiều loại sữa khác nhau cho cháu mà tình hình không cải thiện. Xin hỏi tại sao hai cháu cùng bố mẹ, cùng chế độ chăm sóc mà...
Tin mới nhất
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe
05:53:41 19/12/2024
Dùng gừng để ngâm chân có thể cải thiện khí huyết một cách hiệu quả, duy trì tuần hoàn và chức năng thận. Nó cũng có thể trì hoãn sự lão hóa và kéo dài tuổi thọ.
Đà Nẵng: Điều trị thành công cho bệnh nhân đa túi phình động mạch não bằng phương pháp mới
05:51:15 19/12/2024
Trước đây, để điều trị phình động mạch não, người bệnh thường phải đi đến các TP lớn, không chỉ gây tốn kém chi phí mà còn khiến việc chăm sóc sau can thiệp gặp nhiều khó khăn.
Cách chế biến bông cải giúp sinh chất chống ung thư nhiều nhất
05:48:08 19/12/2024
Thật không may, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp nấu bông cải xanh thông thường, như luộc và làm chín bằng lò vi sóng, làm giảm đáng kể lượng glucosinolate trong bông cải. Và myrosinase cũng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt.
Chủ động phòng ngừa bệnh dại
05:42:25 19/12/2024
Bên cạnh đó, người dân thuộc nhóm nguy cơ cao, thường xuyên tiếp xúc với chó, mèo cũng có thể tiêm dự phòng vaccine dại và tiêm vaccine dại ngay lập tức nếu không may bị chó, mèo cắn.
Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3
12:04:50 18/12/2024
Omega-3 không chỉ tốt cho da, giúp ngủ ngon hơn, giúp trí não phát triển mà còn tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, giảm mỡ máu trong gan. Việc bổ sung Omega-3 cho cơ thể là cần thiết.
5 thói quen cần tránh trong mùa lạnh để không hại xương khớp
11:42:35 18/12/2024
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa Đông và dự phòng những bệnh lý xương khớp, chúng ta nên tránh một số thói quen.
4 món canh rất tốt cho người bệnh tiểu đường
11:12:35 18/12/2024
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết. Việc lựa chọn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi...
Bệnh nhiệt đới bị lãng quên?
10:00:59 18/12/2024
Hiện 19/54 quốc gia châu Phi ghi nhận bệnh đậu mùa khỉ. Trung Phi, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, chiếm 85,7% số ca bệnh và 99,5% số ca tử vong toàn châu lục.
Sự nguy hiểm của hút thuốc lá thụ động
09:25:11 18/12/2024
Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực, đây cũng là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại nước ta.
7 chiến lược giữ sức khỏe vào mùa đông, ai cũng cần
09:22:39 18/12/2024
Để khiến bản thân muốn uống nước, hãy mua một chai nước đẹp và thêm vài miếng chanh. Vào những ngày lạnh, hãy bổ sung nước bằng cách nhấm nháp nước hầm xương và trà thảo mộc.
Cách giảm triệu chứng bệnh cúm không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai
09:20:12 18/12/2024
Do đó, khi thai phụ có những triệu chứng nghi ngờ mắc cúm cần đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc điều trị cụ thể, không được tự ý dùng thuốc tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
Vaccine ung thư có giúp ngăn mắc bệnh?
09:08:11 18/12/2024
Công nghệ mRNA được ưa chuộng trong lĩnh vực ung thư học và nhiều nước cũng đang trong quá trình nghiên cứu vaccine ung thư dựa trên công nghệ này.