Tại sao Tracodi lại đột ngột thoái toàn bộ vốn khỏi Vinataxi?
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (Tracodi) vừa công bố quyết định thoái toàn bộ 30% vốn điều lệ (tương đương 34 tỷ đồng) tại Vinataxi.
Việc Tracodi quyết định thoái vốn khỏi Vinataxi là thông tin khá bất ngờ, khi trước đó tại đại hội cổ đông thường niên giữa năm 2018, công ty này còn cho biết có kế hoạch đàm phán để tăng tỷ lệ vốn góp lên 49% tại Vinataxi, đầu tư công nghệ nhằm bắt kịp xu thế chung của thị trường.
Tuy nhiên, Tracodi chỉ chiếm 30% cổ phần của Vinataxi nên không chi phối được hoạt động kinh doanh tại đây. Hoạt động của Vinataxi chủ yếu do ComfortDelgro (công ty vận tải taxi lớn nhất Singapore), đơn vị chiếm 70% cổ phần quyết định.
Vì vậy, Tracodi từng có ý định thương thảo với ComfortDelgro về việc đưa Vinataxi niêm yết cổ phiếu hoặc là thoái vốn. Có lẽ vì dự định này không thể thực hiện, nên Tracodi đã quyết định dứt áo ra đi khỏi Vinataxi.
Tracodi quyết định thoái vốn khỏi Vinataxi trong tháng 11/2018.
Kết thúc năm 2017, doanh thu Vinataxi ghi nhận 48,7 tỷ đồng, chỉ thực hiện được 49,8% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế là 1,23 tỷ đồng, chỉ đạt 9,87% so với kế hoạch.
Video đang HOT
Theo Tracodi, hoạt động kinh doanh của Vinataxi năm 2017 chịu ảnh hưởng lớn do sự cạnh tranh từ các loại hình taxi mới như Uber, Grab. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt tài xế nên kế hoạch duy trì mức 400 xe không đạt được, số xe taxi cũng dưới mức 300 xe, dẫn đến doanh thu và lợi nhuận sụt giảm.
Thời gian thoái vốn của Tracodi khỏi Vinataxi dự kiến vào tháng 11/2018. Tracodi ủy quyền cho ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT kiêm TGĐ Công ty, thực hiện đàm phán giá giao dịch chuyển nhượng phù hợp.
Tracodi cho biết, giá chuyển nhượng sẽ không thấp hơn giá trị hiện tại thuần (NPV) của cổ phiếu Vinataxi theo giá trị sổ sách của hãng.
Ngoài ra, ngày 15/11, Tracodi cũng cho biết đơn vị sẽ thoái toàn bộ vốn (tương đương 8,8 tỷ đồng) khỏi Công ty Cổ phần Tracodi Invest.
TÂN NGUYÊN
Theo vtc.vn
Lùm xùm trạm BOT Mỹ Lộc, Tân Đệ, doanh thu Tasco giảm kỷ lục
Doanh thu quý 3 của 'ông trùm' BOT Tasco chỉ đạt hơn 166,4 tỷ đồng, giảm 57,1% so cùng kỳ 2017, thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Công bố tài chính mới nhất của CTCP Tasco (mã chứng khoán HUT) cho thấy doanh nghiệp đình đám trong lĩnh vực đầu tư dự án BOT hạ tầng giao thông này đạt kết quả kinh doanh khá ảm đạm.
Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc (Nam Định) trên tuyến QL21B. (Ảnh: VOV)
Cụ thể, trong ba tháng 7, 8 và 9, doanh thu thuần của Tasco chỉ đạt hơn 164,4 tỷ đồng, giảm 57%, thấp nhất kể từ quý 2/2014.
Doanh thu giảm mạnh đẩy lợi nhuận gộp xuống còn hơn 44,6 tỷ đồng, giảm 61,3 tỷ đồng so cùng kỳ, tức giảm 57,8%.
Tuy nhiên, nhờ doanh thu hoạt động tài chính bất ngờ tăng 448,6% lên hơn 80,1 tỷ đồng cùng chi phí tài chính giảm 13% nên lợi nhuận trước thuế doanh nghiệp vẫn lãi hơn 54,3 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 41,2 tỷ đồng, giảm nhẹ so cùng kỳ 7,8%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Tasco đều giảm mạnh, lần lượt đạt hơn 759 tỷ đồng và hơn 8,5 tỷ đồng, tức giảm 46% và 64%.
Tại đại hội cổ đông 2018, công ty thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với tổng doanh thu dự kiến là 2.100 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 207 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh hiện nay, Tasco phải chạy nước rút trong quý cuối cùng của năm để đuổi kịp mục tiêu.
Tính đến thời điểm 30/9 , tổng tài sản của Tasco đạt hơn 10.776 tỷ đồng, không biến động nhiều so với đầu năm. Nợ phải trả vẫn chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty với hơn 7.472 tỷ đồng, trong đóvay nợ dài hạn hơn 5.342 tỷ đồng, vay nợ ngắn hạn hơn 22,4 tỷ đồng.
Hàng tồn kho tại thời điểm cuối quý 3 là hơn 31 tỷ đồng, chi phí xây dựng dở dang là 4.836 tỷ đồng.
Trong quý, Tasco dính lùm xùm tại BOT Mỹ Lộc và BOT Tân Đệ khi một số lái xe lập chốt, thường trực suốt ngày đêm để phản đối việc thu phí.
Tại trạm thu phí BOT Mỹ Lộc (Nam Định) trên tuyến QL21B, cũng là đường tránh TP. Nam Định (tỉnh Nam Định) một số lái xe lái xe và doanh nghiệp vận tải cho rằng, làn đường rộng 5m trên QL21B, đoạn từ vòng tròn Big C Nam Định đến trạm thu phí Mỹ Lộc dài 3,9 km là BT, không phải là BOT. Do đó, nhiều lái xe đã lập chốt ở Trạm BOT Mỹ Lộc trên tuyến đường này, để phản đối việc thu phí.
Tương tự, trạm BOT Tân Đệ cũng vấp phải phản ứng dữ dội từ các doanh nghiệp vận tải, lái xe, người dân cho rằng trạm BOT Tân Đệ đã hết hạn thu phí, việc Tasco vẫn duy trì hoạt động của trạm thu phí này để hoàn trả kinh phí làm quốc lộ 10, đoạn tránh thị trấn Đông Hưng (huyện Đông Hưng, Thái Bình) là vô lý, bởi người dân không đi qua tuyến đường này thì họ sẽ không phải đóng phí.
Hiện, hai trạm BOT này vẫn đang dừng hoạt động, chưa thu phí trở lại.
HOÀNG HƯNG
Theo VTC
Xử vụ logo "xe vua": Cán bộ nhân hối lộ bằng cách nào? Tại tòa, các bị cáo trong đường dây logo "xe vua" khai đích danh cán bộ nhận hối lộ và cách giao nhận tiền cho cán bộ thanh tra giao thông, CSGT. Ngày 30-8, TAND TP HCM đã xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Cảnh Chân (SN 1973; nguyên cán bộ Đội 1 Phòng CSGT tỉnh Đồng Nai) "Môi giới hối lộ"....