Tại sao tiêm chủng rồi vẫn bị nhiễm COVID-19?
Nghiên cứu tại Bệnh viện Thống Nhất ( TP.HCM) ở bệnh nhân trên 60 tuổi suy thận mạn phải chạy thận chu kỳ cho thấy, có 19,05% bệnh nhân đáp ứng tăng kháng thể sau khi tiêm mũi 1, tỉ lệ này tăng lên 83,87% ở mũi 2.
Người bệnh được khám sàng lọc kỹ lưỡng trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại khoa thận – lọc máu Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM – Ảnh: bác sĩ cung cấp
Nhiều bạn đọc, bệnh nhân quan tâm và đặt câu hỏi chọn loại vắc xin nào phù hợp với người lớn tuổi có nhiều bệnh nền và tại sao tiêm chủng rồi vẫn bị nhiễm COVID-19.
Đánh giá hiệu quả tiêm vắc xin COVID-19 dựa vào 2 tiêu chí quan trọng là đáp ứng miễn dịch của cơ thể và biểu hiện lâm sàng khi bị nhiễm COVID-19. Đáp ứng miễn dịch của cơ thể sau tiêm vắc xin thay đổi từng người (mỗi người mỗi khác nhau). Nhìn chung được chia làm 3 mức độ về mặt hiệu quả bảo vệ: tốt, trung bình và yếu.
Để đánh giá một cách toàn diện hệ thống miễn dịch sau tiêm chủng vắc xin, phải dùng những xét nghiệm để khảo sát đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứng miễn dịch thể dịch.
Video đang HOT
Đánh giá đáp ứng qua trung gian tế bào cần xét nghiệm chuyên sâu hơn, thường phục vụ trong nghiên cứu hơn là trong lâm sàng. Do vậy, cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để giúp đánh giá phần nào hiệu quả bảo vệ của vắc xin COVID-19 là định lượng kháng thể tại thời điểm 2-3 tuần sau tiêm vắc xin.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) ở người trên 60 tuổi suy thận mạn, phải chạy thận chu kỳ thì có đến 96,40% bệnh nhân có bệnh nền tim mạch (tăng huyết áp, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ…), 43,10% mắc bệnh đái tháo đường và nhiều bệnh nền khác như viêm gan mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư giai đoạn ổn định.
Số bệnh nhân này đã tiêm 2 mũi vắc xin AstraZeneca. Kết quả cho thấy sau tiêm vắc xin mũi 1, tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng tăng kháng thể IgG chỉ đạt 19,05% và tỉ lệ này tăng lên 83,87% sau khi tiêm mũi 2. Như vậy phù hợp với các khuyến cáo hiện nay trên thế giới là nên tiêm đủ 2 mũi.
Tuy nhiên, ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh nền và nguy cơ cao khi nhiễm SARS-CoV-2, bác sĩ khuyên nên xét nghiệm kiểm tra kháng thể để cân nhắc tiêm thêm mũi 3 hoặc đổi loại vắc xin khác.
Đánh giá hiệu quả về mặt lâm sàng, ghi nhận các bệnh nhân được tiêm chủng vắc xin cũng bị nhiễm SARS-CoV2 nhưng với tỉ lệ thấp hơn và tùy theo thời điểm dịch bùng phát mạnh tại TP.HCM. Chẳng hạn vào tháng 7-2021 là 0,59%, còn tháng 8 là 5,66%.
Điều đáng chú ý là các bệnh nhân được tiêm kể cả 1 mũi ít có biểu hiện nặng, chỉ cần cách ly và theo dõi tại nhà. Tỉ lệ bệnh nhân nhập viện là 1,19% và tỉ lệ tử vong 0,59%.
Về chọn lựa loại vắc xin nào phù hợp với bệnh nhân có nhiều bệnh nền như suy thận mạn, tim mạch, tiểu đường… thì hiện nay chưa rõ do chưa có dữ liệu khoa học để so sánh. Theo đó, đối tượng tuyển chọn tình nguyện để đánh giá hiệu quả, an toàn của tất cả các loại vắc xin là người khỏe mạnh, không có bệnh nền.
Tuy nhiên, nếu được phép chọn lựa, các bác sĩ khuyên dùng loại vắc xin của các hãng bào chế lớn, uy tín toàn cầu có nhiều thông tin về hiệu quả, an toàn với các thử nghiệm lâm sàng đầy đủ.
Khoa điều trị người bệnh 'hậu Covid-19' đầu tiên tại TP HCM
Bệnh viện Thống Nhất vận hành Khoa Hồi sức và Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau điều trị Covid-19, là đơn vị đầu tiên được thành lập tại TP HCM.
Khoa có quy mô 40 giường, trong đó 20 giường hồi sức, dự kiến có thể mở rộng quy mô đến 100 giường, bắt đầu hoạt động hôm 6/9.
Thời gian đầu, 7 bác sĩ, 18 điều dưỡng và lực lượng tình nguyện viên sẽ đảm trách công việc tại đây. Đội ngũ điều trị từ nhiều chuyên khoa sẽ kết hợp các phương pháp hiện đại lẫn y học cổ truyền, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, nâng cao dinh dưỡng, hỗ trợ tâm lý... bệnh nhân.
Nhân viên y tế đẩy máy siêu âm vào khoa, sáng 6/9. Ảnh: Lê Phương
Tiến sĩ, bác sĩ Võ Thành Toàn, Phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết khoa được thành lập xuất phát từ thực tế nhiều người xuất viện sau khi khỏi Covid-19 có nhu cầu tiếp tục điều trị bệnh lý nền hoặc phục hồi các vấn đề về thể chất, tinh thần do Covid-19 để lại.
Theo quy định hiện nay, F0 khỏi bệnh xuất viện sẽ được theo dõi tại nhà 14 ngày. Bác sĩ Toàn cho hay, những người này vẫn có tỷ lệ tái dương tính, nguy cơ lây nhiễm, dù rất thấp, nên việc tiếp cận bệnh viện trong thời gian này có thể gặp khó khăn.
"Với số lượng F0 rất lớn tại TP HCM, chỉ cần 5% F0 xuất viện cần được chăm sóc thì số lượng cũng đã rất lớn. Những người không có điều kiện phục hồi sức khỏe tại nhà sau điều trị, họ sẽ không biết xử trí như thế nào", bác sĩ Toàn nói.
Theo bác sĩ Toàn, khoa được phân luồng riêng như một vùng đệm, tách biệt với các khoa khác trong bệnh viện. Bệnh nhân được xét nghiệm PCR định kỳ trong quá trình điều trị, nếu âm tính sẽ được chuyển lên các chuyên khoa điều trị thông thường. Người tái nhiễm sẽ được chuyển đi đến cơ sở điều trị Covid-19 theo quy định. Người bệnh sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế tương tự bệnh nhân thông thường khác.
Khoa Hồi sức và Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau điều trị Covid-19 được bố trí tách biệt các khoa khác. Ảnh: Lê Phương
Phó giáo sư Hồ Thượng Dũng, Phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, cho biết tại một số nước ghi nhận khoảng 20-30% bệnh nhân hậu Covid-19 cần nhập viện. Bệnh vẫn còn mới, di chứng do Covid-19 để lại vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ, các y bác sĩ nơi đây vừa điều trị vừa học hỏi thêm các kiến thức trên thế giới.
TP.HCM: Những ai được tiêm vắc xin mũi 2 đến ngày 15-9? Từ ngày 1 đến 15-9, TP.HCM tiếp tục tiêm mũi 1 cho người dân từ 18 tuổi chưa được tiêm mũi 1 và tiêm mũi 2 cho những người đã được tiêm mũi 1 khi đủ thời gian theo từng loại vắc xin. Nhân viên y tế tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM vào chiều...