Tại sao thời gian kiểm phiếu bầu cử Mỹ lại kéo dài?
Những tiểu bang Mỹ là phía quyết định quy trình kiểm phiếu trong các cuộc bầu cử liên bang, và thời gian đếm phiếu khác nhau ở các bang thường tạo điều kiện cho thông tin sai lệch xuất hiện.
Bản đồ phân bổ phiếu bầu đại cử tri trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. ẢNH: THE CENTER FOR POLITICS
Khi nào cử tri biết được tổng số phiếu bầu cho ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris trong cuộc bầu cử Mỹ ngày 5.11?
Điều đó tùy thuộc vào các bang, và vấn đề này hoàn toàn bình thường trong trường hợp nước Mỹ.
Trái ngược với các nước khác, Mỹ không có chế độ đếm phiếu liên bang. Thay vào đó, các quy trình kiểm phiếu là trách nhiệm của các tiểu bang, và có trường hợp mất nhiều tuần trước khi kết quả chính thức được công bố, theo Al Jazeera.
Bầu cử Mỹ: Các bang chiến địa vẫn chưa rõ ủng hộ bà Harris hay ông Trump
Tuy nhiên, tên của người chiến thắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi các phòng phiếu đóng cửa.
Khoảng cách giữa thời điểm phía báo chí nêu tên người thắng cuộc và quy trình xác nhận chính thức có thể gây nhầm lẫn cho phía cử tri.
Việc này cũng tạo điều kiện cho tin “vịt”, tin giả xuất hiện, bao gồm các tuyên bố sai lệch như khi ông Trump từng khẳng định mình chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 trước ứng viên đảng Dân chủ khi ấy là ông Joe Biden.
Bầu cử trực tiếp sớm ở thành phố Charlotte (bang Bắc Carolina) hôm 5.9. ẢNH: REUTERS
Làm sao biết ai thắng trước khi toàn bộ phiếu được kiểm?
Các hãng tin tức, báo đài lớn xây dựng những phương pháp luận phức tạp để ước tính thời điểm một ứng viên không còn có khả năng chiến thắng dựa trên Đại cử tri đoàn.
Theo usa.gov, đại cử tri đoàn là hệ thống quyết định các cuộc bầu cử tổng thống: Một ứng viên phải giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri, được phân bổ cho các tiểu bang, để giành được Nhà Trắng.
Dựa vào phương pháp luận của họ, các hãng tin, báo đài xác định ứng viên thắng được tiểu bang cụ thể, từ đó dự báo được người chiến thắng chung cuộc.
Báo chí nước ngoài thường dựa vào tính toán của Hãng AP, hãng tin tức tham gia đường đua dự báo kết quả bầu cử hơn 170 năm qua. Tuy nhiên, các đài truyền hình lớn của Mỹ như CNN, NBC News, CBS News, ABC News, hoặc báo The New York Times đều có cơ chế riêng.
Dựa vào tình hình trên đường đua, các hãng tin, báo đài, đôi khi có thể xác định nhanh chóng tên tổng thống kế tiếp của Mỹ, hoặc cũng có thể mất vài ngày.
Ví dụ, Hãng AP không tuyên bố ứng viên Biden của đảng Dân chủ là người chiến thắng cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 cho đến ngày thứ tư sau ngày bầu cử. Hãng này cũng mất thêm 16 ngày nữa để xác định ông Biden thắng được bang chiến địa Georgia.
Kiểm tra máy bỏ phiếu điện tử ở thành phố Raleigh (bang Bắc Carolina) hôm 5.9. ẢNH: REUTERS
Kiểm phiếu chính thức được tiến hành thế nào?
Mọi tiểu bang đều cho phép bỏ phiếu sớm hoặc diễn ra vào đúng ngày bầu cử, năm nay rơi vào ngày 5.11.
Ở một số bang, phiếu bầu được gửi qua đường bưu điện có thể được xác minh sớm và sau đó được đếm nhanh chóng vào ngày bầu cử, chủ yếu thông qua các hệ thống đếm tự động.
Tuy nhiên, những tiểu bang còn lại cấm xử lý phiếu cho đến ngày bầu cử, và do đó dẫn đến tình trạng dồn kiểm phiếu.
Bên cạnh đó, các bang cũng ấn định những thời gian khác nhau để xác minh lại kết quả. Việc kiểm phiếu lại cũng có thể được yêu cầu tại đa số các tiểu bang, trong trường hợp những bang này xuất hiện kết quả kiểm phiếu sít sao.
Cuối cùng, lãnh đạo các bang phải phát hành cái gọi là Giấy chứng nhận xác thực cho thấy kết quả kiểm phiếu chính thức vào ngày cụ thể. Năm nay, hạn chót là ngày 11.12.
Và chiến thắng của tổng thống đắc cử được chính thức được quốc hội công nhận vào tháng 1 năm sau.
Quầy kêu gọi bỏ phiếu cho ông Donald Trump ở thị trấn Wilkes-Barre (bang Pennsylvania) hôm 17.8. ẢNH: REUTERS
Trong cuộc bầu cử năm 2020, các bang chiến địa diễn ra cuộc đua vô cùng căng thẳng giữa ông Biden và ông Trump. Số phiếu bầu gửi qua đường bưu điện cũng gia tăng do dịch Covid-19, dẫn đến tình trạng kiểm phiếu chậm chạp.
Điều đó đã góp phần thúc đẩy những tuyên bố chiến thắng sai lệch từ ông Trump và đồng minh. Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn do phía cử tri đảng Dân chủ khi ấy có xu hướng bầu qua đường bưu điện nhiều hơn phía cử tri đảng Cộng hòa.
Để tránh vụ việc tái diễn năm 2024, giới chuyên gia bầu cử kêu gọi các tiểu bang hãy hoàn thiện quá trình kiểm phiếu.
Trong khi một số bang chiến địa đã đẩy nhanh tốc độ kiểm phiếu trong cuộc bầu cử năm nay, những bang như Pennsylvania, Wisconsin và Georgia hầu như chẳng làm gì để cải thiện tình hình, theo Đài CNN.
Thậm chí Ủy ban bầu cử bang Georgia còn yêu cầu phải đếm phiếu bằng tay vào ngày bầu cử.
Phản ứng của ông Trump sau cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Ukraine trong 5 năm
Phát biểu trước giới truyền thông sau cuộc gặp Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskyy lần đầu tiên sau 5 năm, cựu Tổng thống Donald Trump cho biết nếu tái đắc cử, ông sẽ nỗ lực chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine bằng một thỏa thuận "có lợi cho cả hai bên".
Cựu Tổng thống Donald Trump cùng Tổng thống Ukraine Zelenskyy phát biểu trước báo giới ngày 27/9. Ảnh: Global Images Ukraine
"Chúng tôi sẽ làm việc rất nhiều với cả hai bên tìm cách giải quyết vấn đề này và chấm dứt nó", ứng viên tổng thống đảng Cộng hoà Trump phát biểu khi đứng cạnh Tổng thống Zelenskyy trong khi nói chuyện với một nhóm nhỏ các phóng viên
Ông Trump cũng cho biết hai nhà lãnh đạo "có mối quan hệ rất tốt". Tuy nhiên, ông cũng không quên nhắc đến quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Cũng trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Fox News sau cuộc gặp nhà lãnh đạo Ukraine, ông Trump nói rằng ông không thay đổi lập trường về cuộc chiến. "Cả hai chúng tôi đều muốn thấy điều này kết thúc, cả hai chúng tôi đều muốn thấy một thỏa thuận công bằng được thực hiện", ông Trump cho biết.
Cựu Tổng thống nói thêm cuộc chiến là một "bài toán phức tạp" và khi được hỏi một thỏa thuận công bằng sẽ bao gồm những gì, ông nói rằng "còn quá sớm để nói điều đó."
Về phần mình, Tổng thống Zelenskyy nói ngắn gọn rằng ông tin ông và cựu Tổng thống Trump có chung quan điểm Ukraine phải thắng Nga và thừa nhận tầm quan trọng của cuộc bầu cử Mỹ sắp tới.
Đây là lần đầu tiên cựu Tổng thônngs Trump và Tổng thống Zelenskyy gặp nhau trực tiếp kể từ khi ông Trump bị luận tội. Lần gần đây nhất họ gặp nhau trực tiếp là khi ông Trump còn là tổng thống, bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tháng 9/2019.
Hai người đã nói chuyện qua điện thoại lần cuối vào tháng 7 khi nhà lãnh đạo Ukraine chúc mừng cựu tổng thống về việc ông được đảng Cộng hòa đề cử làm ứng viên chính thức và lên án vụ ám sát Trump vào đầu tháng đó.
Cuộc gặp ngày 27/9 giữa Tổng thống Zelenskyy và cựu Tổng thống Trump diễn ra trong bối cảnh lo ngại về tương lai của Ukraine và khả năng phòng thủ của nước này trước xung đột với Nga cũng như kết quả của cuộc bầu cử Mỹ sẽ tác động lớn đến số phận của cuộc chiến, và trong bối cảnh Quốc hội Mỹ chưa tìm được tiếng nói chung có nên tiếp tục cung cấp viện trợ cho Ukraine hay không.
Bản thân ông Trump từng nhiều lần nhấn mạnh cách tiếp cận của ông đối với cuộc xung đột sẽ rất khác so với đối thủ của ông, Phó Tổng thống Kamala Harris. Trước đây, ông Trump ám chỉ ông có thể không ủng hộ việc tiếp tục cung cấp vũ khí và viện trợ cho Ukraine, đi ngược lại chính sách nhiều năm của Mỹ. Ứng viên tranh cử liên danh của ông là Thượng nghị sĩ JD Vance cũng đã nói rõ rằng ông phản đối việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine.
Mặc dù từng tự tin khẳng định ông có thể chấm dứt xung đột nhưng cựu tổng thống chưa bao giờ cung cấp thông tin cụ thể về cách ông sẽ thực hiện và luôn tỏ ra lấp lửng trong việc ủng hộ Ukraine,
Trong trường hợp cuộc bầu cử năm 2024 tạo ra một Quốc hội chia rẽ khác, gói viện trợ cho Ukraine vẫn có thể khó thông qua vì nhiều đảng viên Cộng hòa phản đối.
Bầu cử Mỹ 2024: Ba bang bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp Các điểm bỏ phiếu tại 3 bang của Mỹ gồm Virginia, Minnesota và South Dakota đã mở cửa vào ngày 20/9 theo giờ địa phương, cho phép cử tri bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc tranh luận trực...