Tại sao Thiên hoàng Nhật Bản là biểu tượng của lòng dân?
Với tư cách là biểu tượng của Nhật Bản, Thiên hoàng luôn tham gia vào những hoạt động nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khích lệ người dân phấn đấu.
Sau ngày đăng quang vào năm 1989, mở ra thời đại Heisei (Bình Thành), Thiên hoàng Akihitovà Hoàng hậu luôn đóng vai trò quan trọng là Biểu tượng của Nhật Bản trong những sự kiện của đất nước. Với tư cách đó Thiên hoàng và Hoàng hậu luôn tham gia vào những hoạt động nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc và khích lệ nhân dân phấn đấu vì sự phát triển của đất nước.
Tưởng niệm các liệt sỹ
Một trong những sự kiện quan trọng đó là sự kiện 15/8 hàng năm là sự kiện kỷ niệm kết thúc chiến tranh và tỏ lòng biết ơn những liệt sỹ đã hy sinh vì dân tộc Nhật Bản.
Thiên hoàng và Hoàng hậu trong buổi tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ở Tokyo. (Ảnh: Kyodo)
Ở Nhật Bản có 4 sự kiện quan trọng liên quan tới chiến tranh mà người dân Nhật Bản không bao giờ quên, đó là ngày 23/6 Kỷ niệm chấm dứt Trận chiến Okinawa – một trong những cuộc giao tranh đẫm máu nhất tại Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ Hai, ngày 6/8 và 9/8 là ngày Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
Tất cả những ngày này, sự tham dự của Nhà Vua và Hoàng hậu là vô cùng quan trọng, bởi nó nhắc nhở những thế hệ sau về quá khứ của dân tộc, quá khứ chiến tranh và bày tỏ sự biết ơn đối với thế hệ đi trước.
Đến nay, Nhà Vua và Hoàng hậu đã có 11 lần tới Okinawa và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các liệt sỹ nơi đây. Theo Thống đốc Okinawa thì đây là những lần viếng thăm gợi lại lịch sử của Okinawa đã vượt qua những chặng đường khó khăn để phát triển, đồng thới với ý nghĩa truyền tới người dân những tình cảm ấm áp với một tinh thần mạnh mẽ.
Thăm các đảo xa xôi và vùng thiên tai
Thăm các đảo xa và những nơi xa xôi là mục đích của Nhà Vua và Hoàng hậu trong 30 năm qua. Những chuyến đi này đã trở thành hoạt động tiêu biểu của Thiên hoàng.
Video đang HOT
Đến nay, Nhà Vua và Hoàng hậu đã đặt chân tới 55 hòn đảo nơi xa xôi trên 21 tỉnh, thành phố của Nhật Bản. Bởi Thiên hoàng cho rằng việc tận mắt chứng kiến sinh hoạt người dân những khu vực này là một nhiệm vụ quan trọng của một vị Vua.
Chuyến thăm đảo Irizaki thuộc tỉnh Okinawa vào tháng 3/2018 là chuyến thăm đảo cuối cùng của Thiên hoàng tới Okinawa. Tại đây, Thiên hoàng đã thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật tuyền thống của địa phương, giao lưu và nói chuyện thân mật với những ngư dân nơi đây. Chuyến thăm đảo cuối cùng là tới đảo thuộc thành phố Sapporo của Hokkaido.
Năm 2018 là năm Nhật Bản liên tục hứng chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai khiến nhiều người bị thương vong và mất nhà cửa. Nhà Vua và Hoàng hậu đã trực tiếp thăm viếng các gia đình nạn nhân và người dân tại khu vực Miền Tây, Hokkaido, chia sẻ những mất mát và khó khăn với nhân dân.
Trận mưa lũ lịch sử vào tháng 9 năm 2018 tại các tỉnh Okayama, Hiroshima, Ehime… đã khiến hàng trăm người dân thiệt mạng. Mặc dù thời tiết xấu, Thiên hoàng vẫn không thay đổi lịch trình đã đến tận nơi động viên các cháu nhỏ, cụ già vượt qua khó khăn. Chính sự gần gũi này đã động viên nhân dân vùng thiên tai rất lớn, gây tiếng vang cho toàn Nhật Bản.
Công việc bận rộn
Trong năm 2018, mặc dù Thiên hoàng đã phải tham gia vào Lễ nhậm chức của Chánh án Tòa án tối cao Nhật Bản, chứng kiến Lễ nhậm chức của 98 vị Bộ trưởng trong Nội các, 40 buổi trình Quốc thư của các Đại sứ nước ngoài tại Nhật Bản, hàng loạt các buổi lễ trao Huân, Huy chương liên quan.
Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu. (Ảnh: Mainichi)
Ngoài ra, năm 2018 Thiên hoàng còn phải phê chuẩn 940 văn bản các loại được đưa đến từ Nội các Nhật Bản. Tính trong vòng 30 năm qua từ năm 1989, Thiên hoàng đã phải phê chuẩn tới hơn 30.000 văn bản các loại. Đây là một cốt cách tượng trưng cho sự gắn kết giữa Thiên hoàng với đất nước và người dân.
Tất cả những công việc trên tuy không được qui định trong Hiến pháp Nhật Bản nhưng được phân loại là hoạt động công vụ. Và những chuyến đi đến khắp 47 tỉnh thành, khu vực của Nhật Bản, gặp gỡ những Quốc khách đã tăng cường hình ảnh của một vị Vua đến với công chúng, đến với người dân.
Tháng 7 năm 2018, Nhật hoàng nhập viện do bệnh thiếu máu não và phải tạm ngừng một thời gian không làm việc. Thời gian này Hoàng Thái tử Naruhito đã phải thay Cha làm một số việc liên quan đến quốc gia.
Thiên hoàng và Hoàng hậu từ ngày 1/5 sẽ trở thành Thượng hoàng và Hoàng Thái hậu, vui sống với cuộc sống vợ chồng đầy yêu thương. Và có thể Hoàng Thái hậu sẽ giành nhiều thời gian cho việc viết sách, thưởng thức âm nhạc, nhưng những đóng góp với tư cách biểu tượng của Nhật Bản, cả Thiên hoàng Akihito và Hoàng hậu vẫn mãi trong lòng dân với sự tôn kính đặc biệt.
Theo TTNB/VOV
Nhật Bản đã sẵn sàng công bố niên hiệu mới
Vào sáng thứ Hai tuần tới (1-4), Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ là người có vinh dự công bố niên hiệu của Thiên hoàng mới sau khi được Nội các thông qua. Hàng triệu người dân Nhật Bản sẽ được thỏa lòng mong mỏi suốt nhiều tuần qua.
Thái tử Naruhito và Thái tử phi Masako trong trang phục vương triều truyền thống. Ảnh: BBC
Một tháng trước khi Nhật Hoàng Akihito nhường ngôi cho con trai của ông, Thái tử Naruhito, niên hiệu của Triều đại mới sẽ được công bố. Lễ đăng cơ sẽ diễn ra vào ngày 1-5 sắp tới.
Nhiều cơ quan, công ty và nhiều công dân Nhật Bản sử dụng niên hiệu của Thiên hoàng để đánh dấu thời gian, thường sử dụng song song với Dương lịch. Niên hiệu xuất hiện trên tất cả mọi thứ, từ các văn bản chính thức đến tiền xu, lịch và báo, cũng như được sử dụng phổ biến hàng ngày. Ví dụ như năm 2019 được gọi là năm Bình Thành (Heisei) thứ 31, hay năm thứ 31 của triều đại Akihito.
Nhật hoàng Akihito (phải) và Thái tử Naruhito vẫy tay chào đám đông tại Cung điện Hoàng gia ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: GETTY
Việc thông báo sớm sẽ giúp các công ty và cơ quan công cộng có thời gian làm quen với niên hiệu mới vào hệ thống văn bản và máy tính. Chính quyền địa phương cho biết họ đã chuẩn bị cho sự thay đổi trong nhiều tháng và tự tin rằng họ sẽ có thể cập nhật hồ sơ kịp thời.
Những niên hiệu đặt cho triều đại Nhật Bản có nhiều ý nghĩa, giúp xác định tư tưởng quốc gia và theo thời gian niên hiệu ấy sẽ gắn liền với lịch sử.
Triều đại Minh Trị (Meiji), có nghĩa là khai sáng, từ năm 1868 đến năm 1912 được nhớ đến như một thời kỳ hiện đại hóa lấy cảm hứng từ phương Tây.
Triều đại Chiêu Hòa (Showa), có nghĩa là hòa hợp giác ngộ, bắt đầu từ năm 1926, gắn liền với sự phát triển kinh tế và vai trò của Nhật Bản trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Ba thập kỷ của Triều đại Bình Thành (Heisei), có nghĩa là đạt được hòa bình gợi lên những cảm nghĩ tương tự: đó là sự kết thúc của nền kinh tế bong bóng, thời kỳ cạnh tranh với Trung Quốc và một số thảm kịch quốc gia, bao gồm cuộc tấn công khủng bố năm 1995 vào tàu điện ngầm Tokyo và trận động đất thảm họa, sóng thần và tai nạn hạt nhân tháng 3-2011.
Theo thông lệ, một nhóm các chuyên gia và chính trị gia thân thiết và không được tiết lộ danh tính cho tới khi tìm được tên cho triều đại mới. Điều này nhằm tránh các ảnh hưởng mang tính chính trị.
Trong vài tháng qua, nhóm chuyên gia gồm chín thành viên bí mật, bao gồm các học giả về văn học cổ điển Nhật Bản và Trung Quốc, đã tranh luận về giá trị của các tên có thể đặt cho triều đại mới. Một trong chín thành viên của ủy ban đã được đài NHK công khai danh tính là giáo sư Yamanaka Shinya thuộc Đại học Kyoto, người từng được trao giải Nobel Y học năm 2012.
Theo truyền thống, tên niên hiệu mới cần đáp ứng 6 điều kiện bắt buộc bao gồm mang ý nghĩa dễ hiểu, dễ viết, dễ đọc, chưa bao giờ được dùng trong lịch sử, không dung tục và có hai chữ Hán tự, theo đài CNN.
Trong quá khứ, các hoàng đế có thể sẽ thay đổi tên thời đại giữa triều đại để thúc đẩy tinh thần đổi mới sau thảm họa thiên nhiên hoặc khủng hoảng. Nhưng gần đây, một vị Nhật Hoàng chỉ sử dụng một niên hiệu duy nhất, điều này làm tăng thêm trọng trách của các thành viên trong ủy ban chọn tên cho triều đại mới.
KIM NGUYÊN
Theo PLO
Ai sẽ là quốc vương Malaysia sau khi vua lấy hoa hậu Nga trẻ đẹp thoái vị? Một ngày sau khi quốc vương Sultan Muhammad V thoái vị, các tiểu vương nắm quyền ở 9 bang Malaysia đã nhóm họp để quyết định xem ai sẽ là tân quốc vương. Quốc vương Muhammad V bất ngờ thoái vị. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong hệ thống quân chủ riêng biệt của Malaysia, 9 tiểu vương trị...