Tại sao tên lửa Zircon của Nga khiến phương Tây lo ngại?
Việc Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ trang bị tên lửa siêu vượt âm Zircon cho các lực lượng vũ trang nước này trong những tháng tới kiến phương Tây lo ngại.
Nga phóng thử Zircon từ khinh hạm “Đô đốc Gorshkov”. Ảnh: mil.ru
Tổng thống Nga Putin đã đưa ra lời cảnh báo đáng sợ rằng Hải quân Nga sẽ nhận được tên lửa siêu vượt âm với tốc độ hơn 11.000 km/giờ. Khinh hạm “Đô đốc Gorshkov” sẽ là con tàu đầu tiên nhận nhiệm vụ chiến đấu với loại vũ khí đáng gờm này trên tàu”, nhà báo Douglas Patience viết trên tờ Mirror của Anh.
Theo ông Patience, tàu chiến với vũ khí siêu vượt âm sẽ là một thách thức lớn đối với quân đội Anh, lưu ý rằng: “Trong năm qua, Nga đã tiến hành nhiều vụ phóng thử Zircon từ tàu chiến và tàu ngầm. Tên lửa có thể bay với tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh này có khả năng bay đến London trong vòng 5 phút”.
Khó đánh chặn
Vậy tên lửa này là gì? Zircon là hệ thống tên lửa siêu vượt âm mới nhất trên thế giới, được cho là không thể đánh chặn. Tầm bắn tối đa của tên lửa là 1.000 km. Trọng lượng của đầu đạn là 300-400 kg.
Zircon là tên lửa hành trình chống hạm do tổ hợp công nghiệp-quân sự NPO Mashinostroeniya phát triển. Nó sẽ thay thế tên lửa chống hạm hạng nặng P-700 Granit. Các tàu có tên lửa Zircon sẽ là tàu tuần dương tên lửa hạt nhân hạng nặng thuộc Đề án 1144 và tàu ngầm hạt nhân thuộc Đề án 949A Antey.
Sự khác biệt cơ bản của Zircon là tốc độ bay nhanh hơn đáng kể so với các tên lửa chống hạm khác, của cả Nga và các tên lửa đang phục vụ tại các quốc gia trên thế giới. Zircon có thể tiêu diệt cả mục tiêu trên biển và đất liền. Nó trở thành tên lửa siêu vượt âm đầu tiên trên thế giới phóng từ tàu nổi và tàu ngầm lặn dưới mặt nước, điều khiến nó khó bị đánh chặn hơn.
Video đang HOT
Mục tiêu chính của Zircon là các tàu mặt nước của đối phương thuộc nhiều lớp khác nhau, từ khinh hạm đến tàu sân bay, cũng như các cơ sở quân sự mặt đất trong tầm bắn hiệu quả. Nhưng vấn đề chính là đặc tính tốc độ của Zircon khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có của đối phương không thể tiếp cận. Thực tế là không thể phòng thủ trước một tên lửa như vậy hoặc phát hiện nó một cách kịp thời.
Sẽ được sử dụng trong cuộc xung đột ở Ukraine?
Theo Newsweek.com, vào tháng 7/2021, NATO nói rằng tên lửa siêu vượt âm mới của Nga gây ra “nguy cơ leo thang và tính toán sai lầm lớn hơn”.
Một năm trôi qua, lời cảnh báo đó càng đáng ngại hơn khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine đang bước sang tháng thứ 6, đặc biệt là nó có khả năng thay đổi cán cân lực lượng ở Ukraine.
Tuy nhiên, vẫn còn nghi ngờ về việc liệu Zircon có thể được sử dụng ở Ukraine hay không. Mark Almond, Giám đốc Viện Nghiên cứu Khủng hoảng ở Oxford (Anh), cho biết: “Tên lửa Zircon sẽ có mối quan hệ hạn chế đối với các cuộc giao tranh ở Ukraine vì nó chủ yếu là tên lửa chống hạm. Vai trò của nó là ngăn chặn bất kỳ hoạt động triển khai hải quân nào của Mỹ/NATO đến Biển Đen”.
Về phần mình, Richard Connolly, Giám đốc công ty tư vấn Eastern Advisory Group, cho biết: “Họ không cần phải làm điều đó. Tên lửa siêu vượt âm về cơ bản là hệ thống chống tên lửa đạn đạo, được thiết kế để xuyên thủng các hệ thống phòng không tinh vi. Ukraine không có điều đó. Vì vậy, không có lý do quân sự nào để sử dụng tên lửa siêu vượt âm”.
Ông Connolly lưu ý thêm rằng tên lửa siêu vượt âm của Nga sẽ không tạo ra sự khác biệt lớn trừ khi có sự cải tiến về khả năng Tình báo, Giám sát và Trinh sát (ISR) để chúng hoạt động hiệu quả.
Zircon đã được phóng thử nghiệm nhiều lần kể từ tháng 1/2020 từ tàu Đô đốc Gorshkov của Hạm đội Phương Bắc Nga. Phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày thành lập Hải quân Nga hôm 1/8, Tổng thống Vladimir Putin cho biết Lực lượng Vũ trang Nga sẽ được biên chế các hệ thống tên lửa Zircon trong những tháng tới.
Hàn Quốc tăng cường sức mạnh không quân thông qua mở rộng phi đội F-35
Các máy bay chiến đấu F-35 bổ sung sẽ giúp giảm thiểu "khoảng trống phòng thủ" có thể xuất hiện khi các máy bay chiến đấu "già cỗi" ngừng hoạt động.
Một chiếc máy bay chiến đấu F-35A được giới thiệu với giới truyền thông vào tháng 9/2019 tại Daegu, Hàn Quốc. Ảnh: KYODO
Theo Thời báo Nhật Bản, Hàn Quốc mới đây đã xác nhận ý định triển khai thêm 20 máy bay chiến đấu F-35A vào năm 2028 để tăng cường hơn nữa khả năng tấn công trên không trong bối cảnh lo ngại về việc Triều Tiên hiện đại hóa quân sự nhanh chóng và kho vũ khí tên lửa ngày càng tăng.
Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) do Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Jong-sup Lee đứng đầu cho biết, Ủy ban Xúc tiến Dự án Quốc phòng đã tán thành một chiến lược "cơ bản" - có thể điều chỉnh sau một nghiên cứu khả thi và các thủ tục khác - để mua các máy bay chiến đấu tàng hình đa năng từ Mỹ với giá 3,9 nghìn tỷ won (2,9 tỷ USD). Chương trình dự kiến bắt đầu vào năm 2023 và hoàn thành 5 năm sau đó.
Theo DAPA, dự án này phù hợp với "khái niệm hoạt động chiến trường trong tương lai" của Hàn Quốc, sẽ mở rộng phi đội F-35A của nước này lên 60 chiếc.
Máy bay mới có thể là từ biến thể "Block 4" tiên tiến nhất, dự kiến sẽ có các nâng cấp phần mềm điểu khiển và tầm bay xa hơn, cũng như khả năng mang nhiều vũ khí hơn và cho phép phi hành đoàn vận hành cả máy bay không người lái.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời DAPA nói rằng các F-35A bổ sung cũng sẽ giúp giảm thiểu "khoảng trống phòng thủ" có thể xuất hiện khi các máy bay chiến đấu "già cỗi" ngừng hoạt động.
Theo nguồn tin trên, các máy bay chiến đấu tàng hình như F-35 có thể mang lại lợi thế chiến lược cho Seoul khi có thể xuyên thủng hệ thống phòng không của Triều Tiên, khiến nước này dễ bị tấn công bởi các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu và cơ sở quân sự quan trọng. Sở hữu khả năng như vậy ngày càng trở nên quan trọng đối với Hàn Quốc, vì Bình Nhưỡng từng đe dọa triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trong trường hợp xảy ra xung đột.
Thông báo của DAPA được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tiết lộ vào cuối tháng 3 rằng tất cả 40 chiếc F-35A được đặt hàng cho lực lượng không quân nước này vào năm 2014 hiện đã được đưa vào biên chế.
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Suh Wok cho biết lực lượng không quân có kế hoạch sử dụng F-35A "với khả năng tàng hình trong mọi thời tiết và khả năng tấn công chính xác để đạt được những chiến thắng chiến lược áp đảo và duy trì một thế trận quân sự đầy đủ để răn đe Triều Tiên".
Hàn Quốc đã mua 40 chiếc F-35A "Block 3" theo hợp đồng trị giá 7,3 nghìn tỷ won được phê duyệt vào tháng 9/2014, bao gồm các thiết bị, hỗ trợ và đào tạo liên quan.
Trong khi đó, nước này cũng đang phát triển máy bay chiến đấu đa năng của riêng mình, và Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc đang nhắm tới việc thực hiện chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu KF-21 Boramae được phát triển ở trong nước vào cuối tháng này.
Yonhap cho biết sáu nguyên mẫu KF-21 sẽ thực hiện 2.000 chuyến bay thử nghiệm tổng hợp cho đến năm 2026. Khi việc phát triển máy bay hoàn tất, Hàn Quốc sẽ trở thành một trong số ít quốc gia vận hành máy bay chiến đấu siêu thanh tự sản xuất trong nước. Seoul đặt mục tiêu sử dụng KF-21 để giúp thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-4E Phantom II và F-5E/F Tiger.
Việc sản xuất hàng loạt KF-21 dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2026. Trong Kế hoạch Quốc phòng Trung hạn 2021-2025, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận rằng nước này sẽ bắt đầu phát triển các tên lửa chống hạm tầm xa để tích hợp với KF-21.
Hàn Quốc cũng đang nghiên cứu các công nghệ khác, bao gồm hệ thống phòng không tiên tiến, vũ khí tấn công chính xác, vệ tinh do thám và phương tiện không người lái, để tăng cường khả năng phòng thủ của nước này.
Chuyên gia quân sự Nga lo ngại vũ khí tiên tiến mới của Ukraine Chuyên gia quân sự người Nga thừa nhận vũ khí mới của phương Tây được cung cấp cho Ukraine có thể khiến cơ hội chiến thắng của Nga khó khăn hơn. Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) phóng hoả tại căn cứ ở Florida, ngày 9/3/2022. Ảnh: US Army Ông Igor Korotchenko, tổng biên tập ấn phẩm quân sự...