Tại sao tăng giá điện đúng mùa hè, dùng nhiều nhất?
Dư luận yêu cầu Chính phủ, Bộ Công thương, EVN trả lời câu hỏi: Tại sao tăng giá điện vào thời điểm dùng nhiều nhất?
Câu hỏi này được Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga đặt ra tại phiên họp UB Thường vụ QH cho ý kiến báo cáo kinh tế – xã hội của Chính phủ sáng nay.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng báo cáo của Chính phủ tập trung vào kinh tế nhưng nhiều vấn đề xã hội nổi lên nên đề nghị xem xét. Chẳng hạn như về giá, hiện nay dư luận cử tri bức xúc việc tăng giá điện, xăng.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga
Theo bà Nga, trong việc tăng giá điện, hoan nghênh Thủ tướng đã chỉ đạo TTCP kiểm tra, Bộ Công thương cũng có đoàn kiểm tra.
“Tuy nhiên dư luận lâu nay đặt hoài nghi về tính minh bạch của quản lý điện và hoạt động của EVN. Có hoài nghi thì phải có kiểm tra để giải đáp cho cử tri. Trước hết phải giải đáp được vì sao tăng, trong cơ cấu giá điện thì cái nào hợp lý cái nào không hợp lý”, Chủ nhiệm UB Tư pháp đặt vấn đề.
Ngoài ra, bà Nga cũng thắc mắc về phương pháp tính giá điện bậc thang và biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt. Theo cử tri, biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt chỉ phù hợp với giai đoạn ngày xưa, chứ hiện nay nhiều gia đình ít người, hết sức tiết kiệm cũng sử dụng không dưới mức thấp nhất.
“Đề nghị giải trình có phải ở nước ngoài, càng dùng nhiều điện giá càng tăng không? Với thị trường và cạnh tranh trong thị trường hiện nay, mảng điện lực dù độc quyền nhưng các yếu tố thị trường đã đảm bảo chưa?”, bà Nga hỏi.
Chủ nhiệm UB Tư pháp cho rằng, Chính phủ, Bộ Công thương và EVN chọn tăng giá vào đúng thời điểm nóng nhất mà người tiêu dùng dùng điện nhiều nhất, cộng với việc càng dùng nhiều giá càng cao khiến dư luận phản ứng.
Video đang HOT
“Dư luận yêu cầu trả lời câu hỏi tại sao tăng vào thời điểm dùng nhiều nhất”, Chủ nhiệm UB Tư pháp nhấn mạnh, nếu tăng là cần thiết cũng phải có căn cứ, cái gì không phù hợp thì phải điều chỉnh.
Phải giải thích EVN làm đúng hay không
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, vấn đề tăng giá điện “đơn giản” vì Thủ tướng đã có quyết định về khung và lộ trình tăng giá điện, cơ chế tính giá điện cũng có rồi.
Vấn đề hiện nay là xem điều hành giá điện có đúng các quyết định đã được ban hành hay không để công bố cho nhân dân yên tâm.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân
“Khi tiếp xúc cử tri, tôi nói là chắc chắn việc tăng giá này, Bộ Công thương phải thực hiện theo đúng cơ chế và báo cáo Chính phủ chứ làm sao Bộ Công thương hay EVN dám tự làm được”, Chủ tịch QH nói.
Bà Ngân yêu cầu Chính phủ phải lên tiếng giải thích xem EVN làm đúng hay không chứ không phải công bố lập đoàn thanh tra.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế – xã hội trước đó, Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, nhiều ý kiến của UB Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá, báo cáo đầy đủ cơ sở của việc tăng giá điện, xăng và tác động của việc tăng giá đối với CPI cũng như các mặt kinh tế, xã hội.
Theo Vietnamnet
Tăng "khủng" tiền thuế đất, cử tri Đà Nẵng bức xúc
Nhiều cử tri Đà Nẵng đã đề nghị đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), UBND thành phố xem xét việc điều chỉnh giá, thuế đất khiến nhiều gia đình điêu đứng.
Cử tri Đà Nẵng bày tỏ việc tăng thuế đất khiến nhiều gia đình điêu đứng tại buổi tiếp xúc cử tri.
Sáng 23.4, đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP.Đà Nẵng đã có buổi tiếp xúc cử tri tại quận Thanh Khê để chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều vấn đề xử lý tham nhũng, tội phạm giết người gia tăng, tiêu cực trong thi cử..., đặc biệt, việc tăng giá, thuế đất cao ngất ngưỡng khiến nhiều hộ dân lâm cảnh khó khăn được nhiều cử tri quan tâm.
Cử tri Phạm Văn Năm (phường Thanh Khê Tây) cho biết, Quyết định 06/2019 về điều chỉnh giá đất của UBND thành phố vừa qua đã khiến gia đình ông điêu đứng.
"Hiện gia đình tôi đang sống trong hẻm thuộc đường Dũng Sĩ Thanh Khê. Ngôi nhà và đất được mua xây dựng từ năm 1995. Năm 2001 được UBND TP.Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận tạm thời.
Đến đầu tháng 1.2019, gia đình tôi nộp đơn lên Phòng Tài nguyên - Môi trường quận xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà, nhưng đến việc nộp thuế, gia đình tôi nộp chậm 1 ngày do nằm ngay giữa giai đoạn tết.
Tuy nhiên, ra Tết, khi gia đình đi nộp, thuế lại cao lên ngất ngưỡng. Giữa giá cũ và giá mới chênh lệch "khủng khiếp". Gia đình tôi nếu nộp theo giá cũ là 106 triệu đồng, bây giờ tôi nhận giấy báo thuế là 982 triệu đồng. Xin hỏi phòng, ban nào ban hành quyết định "dã man" vậy. Đề nghị đoàn ĐBQH, UBND thành phố xem xét, giải quyết cho người dân.
Nếu không được giải quyết, gia đình chúng tôi chỉ biết "sống nhờ, ở trộm" trên mảnh đất cùa mình, chứ tiền đâu mà nộp...Tại khu vực gia đình tôi ở đã có 5 hộ lâm cảnh như gia đình chúng tôi. Quyết định này đã ảnh hưởng đến toàn bộ dân nghèo", ông Năm kiến nghị.
Cùng hoàn cảnh, cử tri Hoàng Thị Mỹ Hạnh cũng bày tỏ mong muốn đoàn ĐBQH xem xét kiến nghị về việc tăng thuế đất gây khó khăn cho gia đình bà và nhiều hộ dân khác.
Cử tri Nguyễn Quang Nga (phường Chính Gián) kiến nghị, hiện công tác quản lý cán bộ chưa thực sự quyết liệt, gây mất lòng tin của dân. Như vụ việc ông Tất Thành Cang bị sai phạm kỷ luật, nhưng lại được bố trí vào chức vụ khác.
Ông Nga cũng đề nghị, Quốc hội cần giám sát công tác quản lý cán bộ. Liên quan đến dự án lấn sông Hàn Marina Complex, đồng thời kiến nghị cần phải dừng lại hoàn toàn.
Trả lời ý kiến cử tri liên quan đến việc tăng giá thuế đất, bà Võ Thị Như Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp TP.Đà Nẵng cho biết, Quyết định 06/2019 của UBND TP.Đà Nẵng ban hành là phù hợp theo quy định pháp luật.
Bà Hoa lý giải, quy định của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 quy định giá đất tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải sát với giá thị trường và trong quá trình thảo quyết định sửa đổi, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND thành phố thành lập hội đồng thẩm định giá.
Trong thời gian rất lâu, giá đất trên địa bàn thành phố biến động rất nhiều lần, hầu như không điều chỉnh, năm 2018 là năm điều chỉnh mạnh nhất. Theo quy định nếu hệ số điều chỉnh giá đất vượt quá 20%, phải sửa đổi bảng giá đất. Việc thành phố điều chỉnh giá đất là phù hợp và thực tế giá đất thành phố đột ngột tăng cao nhưng vẫn thấp hơn giá thị trường rất nhiều.
Tuy nhiên, khi triển khai thực tế, có một số vướng mắc, thứ nhất là đối với các hộ giải tỏa. Vấn đề này, UBND thành phố, đoàn ĐBQH đã có kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét.
Thứ hai là đối với hộ đã ở trên đất của mình mấy chục năm nhưng chưa làm giấy tờ, đây là đối tượng phát sinh nhiều khó khăn vướng mắc, chủ yếu là các hộ dân nghèo, chúng tôi cũng chia sẻ rất nhiều với bà con.
"Vấn đề này, thành phố cũng đã thấy, cũng đã nhiều cử tri có ý kiến. Với tư cách giám đốc Sở Tư pháp, xin hứa với cử tri, chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, xem xét, giải quyết vướng mắc cho bà con. Những gì thuộc thẩm quyền đoàn ĐBQH sẽ có ý kiến", bà Hoa nói thêm.
Tiếp nhận ý kiến cử tri, ông Nguyễn Bá Sơn - Phó Trưởng đoàn ĐBQH TP.Đà Nẵng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến và có văn bản gửi Quốc hội.
Theo Danviet
Tranh luận việc phạm nhân lao động ngoài trại giam Thảo luận nội dung phạm nhân lao động ngoài trại giam, có đại biểu cho là phù hợp, yên tâm..., trong khi đó có người bảo là bỏ hẳn quy định này trong dự thảo luật. Chiều 4-4, hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi)....