Tại sao “súng” của chồng em không chịu “nhả đạn”?
Lần duy nhất anh ấy ra bình thường là lần đầu tiên của tụi em.
Em và chồng em đã 31 tuổi. Chồng em có sức khỏe rất tốt, đều đặn tập thể dục mỗi ngày, công việc của anh ấy không có gì ảnh hưởng đến cuộc sống cả, vậy mà cứ mỗi lần quan hệ thì anh ấy xuất tinh rất ít, đôi lúc chẳng có gì hết.
Lần duy nhất anh ấy ra bình thường là lần đầu tiên của tụi em. Tụi em tưởng rằng do anh ấy bị dư da bao quy đầu nhưng sau khi cắt bao quy đầu tình trạng vẫn vậy…
Sống với nhau đã gần 5 năm, em có thai chỉ đúng 1 lần. Anh ấy bảo rằng lúc sắp xuất tinh thì cũng có cảm giác muốn ra nhưng lại không hiểu sao nó giống như bị nghẹn lại. Em bảo đi khám thì anh ấy ngượng không chịu đi.
Bác sĩ ơi, chồng em bị bệnh gì vậy? Đã để lâu như vậy mà vẫn chưa đi khám bệnh thì có bị làm sao không? Có ảnh hưởng đến việc sinh con không?
Những triệu chứng mà em mô tả trên đây thì rất có thể chồng em bị xuất tinh ngược (Retrograde Ejaculation). Đây là hiện tượng các chú tinh binh đi “lạc hướng”, không quá nghiêm trọng lắm đâu em! AloBacsi sẽ nói một chút cho em hiểu về bệnh này.
Video đang HOT
Bình thường khi phóng tinh, cơ vùng cổ bàng quang sẽ co thắt chặt lại, ngăn đường thoát ra của nước tiểu, lúc này cửa niệu đạo mở, cho phép tinh dịch thoát ra ngoài bằng đường đi của nước tiểu (gọi là niệu đạo).
Nếu vì một lý do nào đó khiến cơ vùng cổ bàng quang không co thắt chặt, sẽ làm cho một phần hay toàn bộ tinh dịch thay vì đi xuống niệu đạo ra ngoài, lại đi ngược vào bàng quang, và kết quả là không có hay chỉ có một ít tinh dịch ra khỏi đầu của dương vật khi xuất tinh, gọi là xuất tinh ngược.
Chẩn đoán xác định bệnh dựa trên kết quả: tìm thấy tinh trùng trong một mẫu nước tiểu sau khi xuất tinh.
Xuất tinh ngược có thể xuất hiện sau các phẫu thuật điều trị các bệnh về tiền liệt tuyến, phẫu thuật vùng cổ bàng quang, chấn thương, phẫu thuật vùng chậu…
Ngoài ra, biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường, đa xơ cứng (Multiple sclerosis) và tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh : trầm cảm (Fluoxetine, Sertraline…), rối loạn tâm thần (Risperidone, Chlorpromazin…), tăng sinh tiền liệt tuyến (Tamsulosin, Terazosin…) cũng gây xuất tinh ngược.
Việc trị liệu sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu xuất tinh ngược do tác dụng phụ của thuốc, thì chỉ cần ngưng và chọn một loại thuốc khác sử dụng có cùng công dụng điều trị
Nếu xuất tinh ngược do tổn thương nhẹ các dây thần kinh, cơ của bàng quang, BS sẽ chỉ định sử dụng một loại thuốc như Pseudoephedrine hoặc Imipramine… để cải thiện trương lực cơ của bàng quang.
Nếu tổn thương dây thần kinh hoặc cơ bàng quang nặng làm rối loạn sinh sản, khó có con, sẽ cần đến các phương pháp hỗ trợ sinh sản (lọc lấy tinh trùng trong nước tiểu và làm thụ tinh nhân tạo).
Em đã có thai một lần, điều này chứng tỏ bệnh của chồng không ảnh hưởng nhiều về khả năng sinh sản. .
Hơn lúc nào hết, em hãy động viên, an ủi, chia sẻ những lo lắng của chồng em, và cố gắng thuyết phục anh ấy nhanh chóng đi khám chuyên khoa Nam khoa để sớm tìm ra nguyên nhân, em nhé..
Chúc gia đình em luôn hạnh phúc!
Theo VNE
Hẹp bao quy đầu có ảnh hưởng đến việc có con không?
Em bị hẹp bao quy đầu, không biết có ảnh hưởng đến việc có con không ạ?
Thưa BS, em 25 tuổi chưa lập gia đình, lúc ở bên bạn gái, tuy em không có làm gì nhưng mỗi lần như vậy em đi vệ sinh và "gặn" mạnh thì xuất tinh nhưng không nhiều, vậy em có bị gì không BS?
Em bị hẹp bao quy đầu, không biết có ảnh hưởng đến việc có con không ạ?
Kính mong BS tư vấn giúp, em cảm ơn! Mong sớm hồi âm.
Đó chỉ là diễn biến bình thường của những người trẻ mạnh mẽ về nhu cầu tình dục và dễ xúc động, vì thế khó kiểm soát được xuất tinh, hiện tượng này nhiều bạn nam ở lứa tuổi của bạn cũng gặp phải. Dù không làm gì nhưng bạn gái xinh đẹp của bạn chính là nguồn kích thích, từ đó, trong bạn sẽ xuất hiện ham muốn và hưng phấn, rồi xuất tinh mà không kiềm chế được.
Đê tránh tình trạng này bạn nên giảm xem những sách báo, phim ảnh có tính kích thích tình dục, phải tham gia tập thể dục thể thao để giúp bản thân phân tán được suy nghĩ của mình mỗi khi có ham muốn tình dục.
Bạn có thê yên tâm viêc hẹp bao da quy đâu không ảnh hưởng đên viêc có con. Tuy nhiên bạn cân "đi thăm" BS chuyên khoa ngoại trước khi lâp gia đình nhé.
Chúc bạn vui vẻ!
Theo VNE
Buồn vì vợ chồng cùng bị đau khi "yêu" Sau môt thời gian điêu trị, kêt quả không tôt, cả hai vợ chông em đêu bị đau khi quan hê dù được "kích hoạt" khá tôt. Vợ chông em năm nay 24 tuôi, cưới nhau được 3 năm rôi. Nhưng chuyên "vợ chông" thì không như ý lắm. Từ khi cưới nhau đên nay chuyên ây chỉ diên ra vài tháng 1...