Tại sao số bệnh nhân Covid-19 thế giới tăng nhưng tỷ lệ tử vong giảm?
Các chuyên gia từng dự đoán tỷ lệ người chết vì Covid-19 sẽ tăng cao khi dịch bệnh tràn lan, khó kiểm soát.
Khi số lượng bệnh nhân nhập viện vì Covid-19 bắt đầu tăng ở Los Angeles (Mỹ) đầu mùa hè này, các quan chức cảnh báo con số tử vong cao là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, họ còn dự đoán số ca bệnh nhảy vọt dẫn tới số người chết nhiều kỷ lục.
Nhưng trong hai tháng qua, điều đó đã không thành sự thật. Virus nCoV tiếp tục khiến hàng trăm người chết mỗi tuần ở Los Angeles nhưng con số tử vong vẫn thấp hơn dự tính.
Nhân viên ở Trung tâm Y tế Holy Cross (Los Angeles) xem xét các thông số sức khỏe của bệnh nhân
Một phần lý do là những người bệnh có độ tuổi trẻ hơn và việc kiểm soát ở các khu có nguy cơ cao như trại dưỡng lão tốt hơn.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng yếu tố quan trọng thúc đẩy số lượng người qua khỏi vẫn là giải pháp điều trị tốt.
“Ban đầu tình hình quá u ám. Nhưng bây giờ chúng ta đã có những phác đồ chữa trị hiệu quả. Kể từ tháng 2 tới nay, chúng ta đã rút ra được nhiều điều”, bác sĩ Armand Dorian, Bệnh viện Verdugo Hills, cho hay.
Xu hướng trên không chỉ có ở Los Angeles mà diễn ra trên toàn bang California. Ở bang này, từ tháng 3 tới tháng 5, tỷ lệ tử vong là 3,6%. Trong khi đó, từ ngày 1/6 tới 3/8, con số này chỉ còn 1,3%.
Các chuyên gia nhận định, mở rộng quy mô xét nghiệm, thay đổi phác đồ điều trị và chăm sóc bệnh nhân tốt hơn đóng vai trò quan trọng trong sự sụt giảm này.
Khi những bệnh nhân Covid-19 bắt đầu nhập viện vào mùa xuân, các bác sĩ vẫn chưa biết chính xác cách virus lây lan, loại thuốc và cách chữa hiệu quả. Bác sĩ Dorian mô tả nhân viên y tế khi đó giống như “nai vàng ngơ ngác” trong đại dịch.
Video đang HOT
Nhưng tình trạng đã nhanh chóng được cải thiện khi các bác sĩ trên thế giới cùng nghiên cứu và chữa trị cho người nhiễm Covid-19. Nghiên cứu ở một nước này có thể trở thành hướng dẫn y tế áp dụng ở nước khác.
“Sự hợp tác giữa các nhà khoa học ở khắp nơi để tìm cách chữa trị Covid-19 thật kỳ diệu. Tôi nghĩ mức độ tự tin của đội chăm sóc y tế hiện rất cao. Khả năng phát hiện sớm bệnh nhân nhiễm nCoV và cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn nhiều”, bác sĩ Bilal Naseer, hệ thống y tế CommonSpirit Health, cho hay.
Nhiều người dân Mỹ có ý thức hơn trong việc đeo khẩu trang nơi công cộng
Trước đây, các bác sĩ lập tức sử dụng máy thở nếu bệnh nhân gặp vấn đề hô hấp. Hiện nay, họ đã có những cách thức tùy biến phù hợp hơn như hình thức đặt người bệnh nằm sấp, lắp máy thở là giải pháp cuối cùng.
Các bác sĩ cũng phát hiện ra rằng Covid-19 khiến cho máu của bệnh nhân đặc, dẫn tới các cục máu đông, gây ra đột quỵ và đau tim. Ở một số bệnh viện ở Mỹ, hiện tượng này gây ra 40% ca tử vong.
Những kiến thức được thu thập trong vài tháng qua đã khiến các nhân viên y tế tự tin hơn. Các bệnh nhân cũng được hưởng lợi khi y bác sĩ không căng thẳng và có thể dành thời gian lắng nghe họ.
Trong khi đó, theo bác sĩ Jeffrey Gunzenhauser, Ban Y tế Công cộng Los Angeles, đối tượng nhiễm bệnh cũng góp phần vào sự thay đổi tỷ lệ tử vong.
Ở các trại dưỡng lão, nơi có đông người cao tuổi, nhiều bệnh nền, số ca nhiễm Covid-19 giảm hẳn. Trong khi đó, số người trẻ tuổi mắc bệnh cao hơn nhiều nhưng khả năng phục hồi nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu số lượng người nhiễm bệnh tăng lên quá nhanh thì số người chết vẫn cao dù tỷ lệ thấp. Ngoài ra, tới một thời điểm, hệ thống y tế sẽ bị quá tải, ảnh hưởng tới khả năng cứu chữa bệnh nhân.
Cặp vợ chồng hiến huyết tương cứu 68 người nhiễm Covid-19
Từ tháng 4 tới nay, bà Dina và chồng không ngừng hiến huyết tương chứa kháng thể chống virus nCoV.
Sau khi khỏi bệnh Covid-19, ông Brian và vợ, bà Dina Murphy (sống ở Texas, Mỹ), đã tìm ra cách ý nghĩa để giúp đỡ các bệnh nhân khác.
"Tôi cảm thấy Chúa đã cứu mình thoát chết. Được tiếp tục sống, tôi nghĩ giúp đỡ người khác là điều mà Người thực sự muốn tôi làm", bà Dina, 60 tuổi, tâm sự.
Cũng giống như nhiều người nhiễm virus nCoV vào thời gian đầu của đại dịch, vợ chồng nhà Murphy không biết mình bị bệnh.
Vợ chồng nhà Murphy cùng túi đựng plasma. Ảnh: GMA
Ông Brian, 59 tuổi, bị viêm xoang, cho hay, vào đầu tháng 3, ông thấy mệt mỏi. Nhưng ông không có đầy đủ các triệu chứng của Covid-19. Bác sĩ chẩn đoán ông bị đau đầu và nghẹt mũi do viêm xoang.
"Trong 4 ngày cuối của đợt ốm, tôi nằm liệt trên giường, không muốn làm bất cứ thứ gì", ông Brian nhớ lại.
Nhưng với bà Dina, căn bệnh xuất hiện rất khác. "Tôi bắt đầu bị sốt", bà kể. Người phụ nữ này còn khó chịu, buồn nôn khi ngửi một số mùi. Sau 5 ngày mệt mỏi với một số triệu chứng bệnh, bà đã đi khám.
Bác sĩ kiểm tra phổi của bà Dina, cho xét nghiệm cúm và viêm họng nhưng kết quả âm tính. Sau đó, bà xét nghiệm nCoV và nhận kết quả dương tính sau 5 ngày.
Sau đó, ông Brian tiến hành kiểm tra máu và phát hiện mình cũng từng nhiễm nCoV. "Chồng tôi có tỷ lệ kháng thể cao", bà Dina kể.
Bởi vậy, cả hai vợ chồng quyết định hiến huyết tương cho Trung tâm Mô và Máu South Texas. Bà Dina bắt đầu vào tháng 4 khi cảm thấy đã khỏe mạnh còn ông Brian hiến từ tháng 6.
Theo các chuyên gia, những người bệnh bắt đầu có kháng thể không lâu sau khi nhiễm virus corona. Lượng kháng thể này vẫn tồn tại trong huyết tương của người đã hồi phục.
"Kháng thể được hệ miễn dịch sản sinh để chống lại virus nCoV và là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bình phục", bác sĩ Mark Abdelmalek cho hay.
Bà Dina hiến huyết tương từ tháng 4
Các bác sĩ thông báo, lượng huyết tương của nhà Murphy giúp được 68 bệnh nhân Covid-19.
"Tôi muốn cho đi, đó là tính cách của chúng tôi. Chúng tôi được nuôi dạy như vậy và làm việc vì cộng đồng", ông Brian tâm sự.
Bà Dina khẳng định quá trình lấy huyết tương dễ dàng hơn mọi người nghĩ. Đó chỉ là một mũi chích nhỏ được người có trình độ thực hiện.
"Họ lấy plasma ra khỏi máu rồi trả lại máu vào cơ thể của bạn. Bạn sẽ chỉ cảm thấy một chút lạnh. Thật đơn giản và tốn ít thời gian", bà Dina khẳng định.
Với những người còn ngần ngại, hai vợ chồng trên khuyến khích mọi người nghĩ tới các bệnh nhân đang nguy kịch. "Đây là lúc khẩn thiết cần mọi người hiến plasma bởi có rất nhiều người trong bệnh viện có thể sử dụng lượng kháng thể đó", ông Brian nói.
"Chúng tôi thực sự hy vọng mọi người nhận thức, nếu là người vượt qua căn bệnh, bạn cần làm điều đó. Điều này rất quan trọng và bạn đã cứu được người khác", bà Dina nhắn nhủ.
Người phụ nữ âm tính nCoV vẫn có triệu chứng bệnh sau 3 tháng Dù được xác nhận khỏi Covid-19 nhưng Julie (người Mỹ) vẫn phải điều trị tiếp vì ho và khó thở giữa đêm. Một trong những điều khó hiểu về Covid-19 là virus tác động và có những biểu hiện khác nhau tùy từng bệnh nhân. Các bác sĩ bắt đầu nhận thấy một số người tiếp tục có những triệu chứng bệnh Covid-19...