Tại sao sai phạm ở Học viện Quản lý Giáo dục xảy ra nhiều, tồn tại lâu đến thế?
Theo bà Bùi Thị An, những sai phạm tại Học viện Quản lý giáo dục đáng lẽ không được xảy ra bởi nơi đây đào tạo ra các cán bộ quản lý giáo dục.
Ngày 26/1/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành kết luận thanh tra số 88/KL-BGDDT về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục.
Theo đó, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ ra các sai phạm trong công tác tổ chức bộ máy, nhân sự; quản lý tài chính, tài sản, mua sắm trang thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản; công tác đào tạo…
Trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư – Tiến sĩ Bùi Thị An (Chủ tịch Hội nữ trí thức Thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII) đã có một số chia sẻ xung quanh vụ việc trên.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Thị An (Ảnh: Mạnh Đoàn)
Theo bà An, khi bà đọc thông tin về kết luận thanh tra kết luận các sai phạm xảy ra tại Học viện Quản lý giáo dục thì bà An cảm thấy rất là buồn. Bởi lẽ, Học viện này là đơn vị đào tạo các cán bộ quản lý giáo dục nhưng lại để xảy ra rất nhiều sai phạm.
Bà An cho rằng có hai vấn đề trong vụ việc xảy ra tại Học viện Quản lý giáo dục, trong đó là thiếu sót của những cán bộ quản lý của nhà trường, hai là về mặt quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có lỗi bởi tại sao Bộ lại để đơn vị này xảy ra nhiều sai phạm và tồn tại lâu như vậy.
Đã có kết luận cụ thể và các kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xử lý nghiêm, đồng thời rà soát lại các trường xem có xảy ra tình trạng vi phạm tương tự như vậy hay không.
Đối với nhiều ngành học tại Học viện Quản lý giáo dục thiếu giảng viên cơ hữu như Quản trị văn phòng (thiếu 1 giảng viên), Luật (thiếu 2 giảng viên), Công nghệ thông tin (chưa có giảng viên đạt trình độ tiến sĩ), bà An cho rằng đây là sự vi phạm luật pháp rất rõ ràng, bởi đã có quy định rõ ràng về điều kiện nhân sự để mở khoa, mở ngành.
“Học viện Quản lý giáo dục là đơn vị nắm chắc luật pháp để đào tạo ra những cán bộ, lãnh đạo vậy nhưng lại vi phạm luật quy chế, tiêu chí”, bà An nói.
Theo bà An, cần phải làm rõ xem ai phê, kí duyệt mở các ngành trên. Bởi lẽ nếu thành lập ra mà không quản lý chặt thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Về thông tin Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Vụ Giáo dục Đại học tham mưu Bộ trưởng về việc có hay không lộ trình giảm chỉ tiêu đại học tiến tới dừng đào tạo đại học, để tập trung vào đào tạo trình độ thạc sĩ theo công văn 1697/BGDDT-GDDH ngày 27/4/2018, bà An cho hay, dựa trên kết luận thanh tra thì Bộ Giáo dục và Đào tạo phải xử lý cụ thể từng tổ chức, cá nhân, bởi trách nhiệm thuộc về Bộ.
Video đang HOT
Bày tỏ quan điểm về kết luận Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo với quy trình tuyển sinh của Học viện Quản lý giáo dục, một chuyên gia giáo dục cho hay, đối với quy trình tuyển sinh không chỉ có đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh mà còn nhiều việc khác như báo cáo kết quả trúng tuyển, nhập học…
Tuy nhiên, vị này không hiểu vì sao Học viện Quản lý giáo dục không đăng kí chỉ tiêu và họ có báo cáo kết quả cho cơ quan quản lý hay không.
Theo vị này, để kết luận việc cơ quan quản lý buông lỏng đối với việc tuyển sinh, đào tạo của Học viện Quản lý giáo dục thì cần xem xét trường có thực hiện đủ các báo cáo theo quy định không?
Nếu nhà trường không thực hiện thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có yêu cầu, xử lý việc này hay không? Trong trường hợp nhà trường có báo cáo thì có trung thực không, hay Bộ có tiến hành kiểm tra xác suất, xử lý vi phạm không…
Vì thực tế, không Bộ nào, nước nào có thể bố trí nhân lực kiểm tra 100% đối tượng bị quản lý, nhất là trong điều kiện cần phải mở rộng tự chủ đại học như các nước.
Ở các nước phát triển, xử lý vấn đề vi phạm chủ yếu bằng giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật và bằng kiểm tra xác suất, phạt nặng vi phạm…
Đồng thời yêu cầu cơ quan quản lý duy trì chế độ thông tin, báo cáo minh bạch, xã hội giám sát… Nhà nước kiểm tra xác suất hợp lý và xử lý nghiêm vi phạm, chứ không kết luận lỗi cơ quan quản lý khi có lỗi của người vi phạm.
Đối với thông tin đề xuất giảm chỉ tiêu đại học, tiến tới dừng đào tạo đại học tại Học viện Quản lý giáo dục, vị này cho hay điều này thể hiện quan điểm định hướng của cơ quan chủ quản trường công. Bên cạnh đó, cần xem thêm chức năng, nhiệm vụ của Học viện được quy định như thế nào, liên quan đến quy hoạch mạng lưới đang làm, cơ quan chủ quản có tiếp tục quan điểm này hay thay đổi.
Thông tin thêm về thông tin đề xuất dừng tuyển sinh đối với hệ đào tạo Đại học đối với Học viện Quản lý giáo dục của Thanh tra đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, một lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học cho hay, đơn vị đang nghiên cứu văn bản để tham mưu Bộ trưởng cho chính xác.
“Chúng tôi phải nghiên cứu về pháp lí và thực tiễn của nhà trường… chứ không thể đưa ra đề xuất được luôn”, vị này chia sẻ.
Bộ chỉ ra sai phạm, Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Quản lý giáo dục nói gì?
"Hiện tại, chúng tôi đang tập trung xây dựng kế hoạch, giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót, sai phạm được nêu tại Kết luận thanh tra", PGS Hằng cho biết.
Trong Thông báo Kết luận thanh tra số 110/TB-BGDĐT về việc "thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rất nhiều sai phạm tại Học viện Quản lý giáo dục đã được nêu ra.
Theo đó, Bộ Giáo dục cũng đã xác định trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi để xảy ra các sai phạm trong nhiều năm ở Học viện này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Quản lý giáo dục. - Ảnh: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Liên quan đến các kết luận được Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên lạc với với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng - Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Quản lý giáo dục để tìm hiểu về tiến độ thực hiện các nội dung trong Thông báo Kết luận thanh tra đề cập tới.
Phó Giáo sư, Tiến sũ Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết: "Theo kết luận đó (Kết luận số110/TB-BGDĐT - Phóng viên) của Bộ Giáo dục thì chúng tôi sẽ phải thực hiện và xây dựng kế hoạch. Hiện tại, chúng tôi cũng đang tập trung xây dựng kế hoạch, giải pháp khắc phục những hạn chế, thiếu sót, sai phạm được nêu tại Kết luận thanh tra.
Trong thời điểm này chúng tôi cũng chỉ biết nỗ lực tối đa thực hiện các công việc. Nếu có thông tin gì mới nhà trường sẽ thông tin đến báo chí sau, hiện tại chúng tôi đang tập trung để giải quyết công việc của nhà trường nên không có chia sẻ gì thêm".
Như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải các bài viết trước đó, từ tháng 10/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thanh tra Học viện Quản lý giáo dục.
Trước khi Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra, tập thể cán bộ, viên chức Học viện Quản lý giáo dục đã gửi đơn đến Bộ Giáo dục và Đào tạo tố cáo về việc nhà trường mở ngành Luật và các ngành Kinh tế, Quản trị văn phòng khi không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường cũng chỉ đạo tuyển sinh, mở lớp đào tạo thạc sỹ ở cơ sở ngoài học viện. Đến cuối tháng 1/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông báo số 110/TB-BGDĐT về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục.
Trong phần xử lý trách nhiệm như Thông báo kết luận thanh tra chỉ ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ từng cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm ở Học viện Quản lý giáo dục.
Trong đó, Thanh tra đã kiến nghị Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét trách nhiệm của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quản lý giáo dục trong công tác thực hiện các nghị quyết của đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thanh tra kiến nghị Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, tham mưu tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với Hội đồng học viện, Chủ tịch Học viện, Giám đốc Học viện liên quan đến hạn chế, thiếu sót, sai phạm tại kết luận thanh tra.
Đối với Học viện Quản lý giáo dục, thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Hội đồng Học viện tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử lý trách nhiệm và xem xét kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề xuất người có thẩm quyền đối với Giám đốc Học viện.
Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục nhiệm kỳ 2016-2021 là ông Phạm Quang Trung. Ông Phạm Quang Trung được bổ nhiệm từ tháng 11/2016.
Nhiều sai phạm tại Học viện Quản lý giáo dục đã được Kết luận thanh tra của Bộ Giáo dục chỉ rõ. Ảnh: Trung Dũng
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Học viện Quản lý giáo dục khẩn trương rà soát các văn bản, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn theo Luật Giáo dục đại học; sửa đổi Quy chế 346 phù hợp với Luật Giáo dục Đại học; Luật Phòng chống tham nhũng.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy, Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu Học viện Quản lý giáo dục xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện tự chủ về tổ chức bộ máy theo quy định của Luật Giáo dục đại học và Điều 6 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại các đơn vị thuộc và trực thuộc theo yêu cầu tinh gọn bộ máy, giảm số lượng đơn vị đầu mối theo Nghị quyết 19-NQ/TW.
Xem xét, tuyển dụng lại đối với 08 trường hợp này để bảo đảm quyền lợi của nhân sự do trước khi được tuyển dụng về Học viện, các nhân sự đã là viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Thu hồi các quyết định bổ nhiệm có sai sót đồng thời rút kinh nghiệm về việc ghi nhầm thông tin chức danh quy hoạch của Học viện Quản lý giáo dục với những trường hợp đã nêu trong Kết luận thanh tra.
Rà soát việc bố trí, phân công nhiệm vụ giảng dạy, bồi dưỡng theo đúng quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, hồ sơ trong đó có các trường hợp không bảo đảm quy định nêu trong Kết luận thanh tra.
Thanh tra Bộ cũng yêu cầu Học viện Quản lý giáo dục thu hồi, nộp ngân sách nhà nước số tiền 7.277.320.000 triệu đồng (nguyên văn trong Thông báo- Phóng viên chú thích) kinh phí cấp bù sư phạm do chi sai nguồn theo Thông báo kết quả kiểm toán nhà nước năm 2019.
Rà soát 124 lượt giảng viên để xác định rõ số người không dạy đủ số tiết chuẩn hoặc không đứng lớp theo quy định để thực hiện truy thu nộp ngân sách hoặc khấu trừ đối với những trường hợp chỉ không đúng quy định.
Rà soát, thu hồi số tiền chi chưa dùng quy định đối với một số giảng viên được chỉ giờ giảng sau đại học chưa bảo đảm định mức giờ chuẩn (số tiền 191,5 triệu đồng) theo Thông báo số 608 TB-KTNN ngày 24/11/2020 của Kiểm toán Nhà nước.
Báo cáo Bộ trưởng việc tiếp nhận, thực hiện khoản viện trợ 121.150 bảng Anh từ Đại học QUB theo đúng quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC và quy định liên quan; bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, lãng phí.
Thông báo Kết luận cũng nêu rõ yêu cầu Học viện Quản lý Giáo dục xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra, trong đó ghi rõ lộ trình, giải pháp khắc phục ngay những hạn chế, thiếu sót, sai phạm nêu tại Kết luận thanh tra.
Báo cáo kết quả khắc phục và việc thực hiện các kiến nghị nêu tại kết luận thanh tra về Bộ Giáo dục (qua Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan) sau 30 ngày kể từ ngày ban hành Kết luận này.
Giám đốc Học viện Quản lý giáo dục bị đề nghị kỷ luật vì để xảy ra sai phạm Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác nhận trách nhiệm của các tập thể, cá nhân khi để xảy ra nhiều sai phạm trong nhiều năm ở Học viện Quản lý giáo dục Theo Thông báo số 110/TB-BGDĐT về việc thanh tra đột xuất Học viện Quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, rất nhiều sai phạm đã...