Tại sao Quốc hội thông qua Luật an ninh mạng, lùi luật về đặc khu?
Chiều nay (15.6), tại buổi họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi: Hai dự luật là An ninh mạng và Luật về đặc khu đều có nhiều ý kiến phản ứng, nhưng tại sao một luật được Quốc hội thông qua, còn một luật lại lùi thời gian thông qua để tiếp tục lắng nghe ý kiến.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (ảnh VPQH).
Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết: Về Luật An ninh mạng sau khi các đại biểu Quốc hội có ý kiến, phản hồi của các chuyên gia, ý kiến của cử tri đã được cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu rất nhiều nội dung. Sau khi đã lắng nghe, chỉnh lý, Luật đưa ra Quốc hội để thông qua đương nhiên kết quả cao (86,86% -PV). Cái chính là chúng ta làm truyền thông thế nào để cử tri và Nhân dân hiểu. Có ý kiến nêu ra Luật này thông qua ảnh hưởng tới quyền tự do của người dân, kinh doanh của doanh nghiệp. Nghĩ như vậy không đúng, khi Luật ra đời sẽ bảo vệ quyền lợi quyền lợi của doanh nghiệp và người dân”, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Còn luật về đặc khu rộng hơn, đây là dự luật liên quan đến nhiều vấn đề nên cần có thời gian để trao đổi, tiếp thu thêm.
Trả lời thêm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho biết: Trong quá trình thẩm tra, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý dự án Luật an ninh mạng, Ủy ban Quốc phòng An ninh đã rất lắng nghe ý kiến của cử tri, ý kiến của các chuyên gia.
“Đặc biệt chúng tôi lắng nghe ý kiến của đại diện của các quốc gia như Mỹ, Úc, Liên minh Châu Âu, của Hiệp hội Internet, viễn thông châu Á – Thái Bình Dương, ý kiến trên báo chí…Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật có nhiều nội dung trong dự án Luật do Chính phủ trình sang đã được chỉnh lý để đáp ứng yêu cầu về an ninh mạng. Đây là vấn đề không chỉ ở Việt Nam, nhiều người còn biết sự kiện xảy ra xung quanh câu chuyện Facebook sử dụng dữ liệu của người dùng cho một số doanh nghiệp, can thiệp vào nội bộ của một số quốc gia. Điều đó cho thấy an ninh mạng là của toàn cầu thách thức tất cả các quốc gia trên thế giới”, ông Hồng nói.
Video đang HOT
Việc có ý kiến lo lắng Luật an ninh mạng ra đời sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trogn lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, ông Nguyễn Thanh Hồng khẳng định hoàn toàn không có chuyện này. “Thực ra luật này tạo ra cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Có người đặt vấn đề liệu Google, Facebook có dời bỏ Việt Nam hay không?. Đến giờ này thì hai tập đoàn công nghệ lớn của thế giới này chưa có phản hồi chính thức nào xung quanh việc chúng ta xây dựng Luật an ninh mạng”, ông Hồng cho biết.
Theo Danviet
Tổng Thư ký QH "tiết lộ" những thay đổi đặc biệt của phiên chất vấn
Trả lời báo chí, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, lần đầu tiên Quốc hội áp dụng hình thức chất vấn mới, với thời gian không đổi nhưng dự kiến số người được chất vấn có thể tăng lên gần gấp đôi.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 21.5 (ảnh VPQH).
Thưa ông, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp thứ 5 này, Quốc hội đổi mới theo cách thức nào?
- Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Cụ thể người hỏi có 1 phút và người trả lời là 3 phút. Hình thức này vừa qua được thí điểm tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với việc chất vấn hai vị Bộ trưởng (Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ -PV). Kết quả của việc thí điểm này có thể nói là tốt thể hiện qua mấy điểm.
Thứ nhất, người hỏi chỉ có 1 phút nên phải chọn lọc nội dung rất ngắn gọn, rất rõ ý. Thứ hai, chính vì người hỏi gọn nên người trả lời cũng rất nhanh, tập trung trả lời, đi thẳng vào vấn đề chứ không kiểu lòng vòng. Khi áp dụng cách thức này với thời lượng phiên chất vấn như trước đây (3 ngày) sẽ có thêm cơ hội cho nhiều đại biểu Quốc hội được chất vấn hơn, như vậy số người chất vấn cũng sẽ tăng lên, có thể sẽ tăng lên gần gấp đôi so với các kỳ chất vấn trước.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc (ảnh VPQH).
Với khoảng thời gian 3 phút buộc người trả lời phải nghiên cứu thấu đáo, kỹ càng về những nội dung trong lĩnh vực mình phụ trách để khi đại biểu Quốc hội hỏi sẽ trả lời ngay được. Còn như người trả lời chất vấn không nắm chắc vấn đề sẽ gặp khó khăn.
Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua được thí điểm theo hình thức đại biểu hỏi, Bộ trưởng trả lời ngay. Lần này Quốc hội chất vấn có điểm khác một chút, sẽ 3 người hỏi, mỗi người có 1 phút, sau đó Bộ trưởng, trưởng ngành sẽ trả lời, như vậy đỡ áp lực hơn, có thời gian suy nghĩ. Tôi tin rằng với hình thức thay đổi như vậy phiên chất vấn và trả lời chất vấn tới đây của Quốc hội sẽ rất sôi nổi.
Việc đăng đàn trả lời chất vấn cũng là cơ hội để Bộ trưởng, trưởng ngành "ghi điểm" trước khi Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn vào cuối năm thưa ông?
- Điều này cũng chỉ là một phần, việc lấy phiếu tín nhiệm là đánh giá cả nửa nhiệm kỳ đã qua. Phải xem những thay đổi của ngành, lĩnh vực đó chứ không phải chỉ căn cứ vào việc chất vấn và trả lời chất vấn. Việc chất vấn mỗi kỳ họp Quốc hội cũng có có bốn vị Bộ trưởng, trưởng ngành.
Trước khi Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm có cuộc giám sát việc Chính phủ thực hiện lời hứa, thực hiện Nghị quyết về chất vấn của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ tới nay để xem việc gì làm được, việc gì chưa làm được, nguyên nhân tại sao chưa giải quyết xong. Đó chính là cơ sở để các đại biểu Quốc hội, Quốc hội đánh giá các thành viên Chính phủ xem ai thực hiện tốt, ai chưa tốt khi lấy phiếu tín nhiệm.
Ngoài phiên họp Quốc hội, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi tiến hành chất vấn cần phải có cách lựa chọn thế nào để những vị "tư lệnh" ngành chưa từng đăng đàn sẽ có cơ hội thưa ông?
- Tại các phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chúng tôi cũng cố gắng bố trí làm sao để tất cả các Bộ trưởng được đăng đàn. Tuy nhiên trước khi tiến hành phiên chất vấn (cả phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội) có việc phát phiếu để xin ý kiến, khi thấy nội dung nào nổi lên được đại biểu và cử tri quan tâm thì chọn "tư lệnh" lĩnh vực đó để chất vấn. Chính vì thế có trường hợp từng đăng đàn 1-2 lần nhưng trong lĩnh vực do người đó phụ trách vẫn có những vấn đề bức xúc, được đại biểu và cử tri quan tâm nên vẫn tiếp tục đăng đàn làm rõ.
Ngoài việc chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội cũng tiến hành giải trình về vấn đề nổi cộm. Việc giải trình tại các Ủy ban thường rất sâu theo từng vấn đề, ví dụ, liên quan đến vấn đề phong hàm giáo sư, phó giáo sư, khi vấn đề được dư luận quan tâm, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tiến hành phiên giải trình.
Tại phiên chất vấn của kỳ họp này, sau khi các Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời xong, Thủ tướng hay Phó Thủ tướng sẽ bổ sung thêm và trả lời các câu hỏi đại biểu Quốc hội đặt ra thưa ông?
- Từ trước tới nay, thông thường tại phiên họp Quốc hội giữa năm, Thủ tướng giao cho một đồng chí Phó Thủ tướng trả lời chất vấn về các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu, khi thấy cần thiết Thủ tướng vẫn đăng đàn. Việc Thủ tướng giao cho Phó Thủ tướng nào trả lời là quyền của Thủ tướng, ví dụ như kỳ họp này Thủ tướng giao cho Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thay mặt Thủ tướng trả lời các nội dung đại biểu Quốc hội đặt ra, còn Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình báo cáo công tác của Chính phủ trong những tháng đầu năm 2018.
Xin cảm ơn ông (!)
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV có thời gian ngắn hơn so với nhiều kỳ họp gần đây (20 ngày, không kể ngày nghỉ, các kỳ họp trước thường hơn 1 tháng -PV) là do nội dung ít. Một số luật bị rút ra do chưa chuẩn bị kịp, do một số nội dung khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy chất lượng chưa đảm bảo, chưa đủ điều kiện đã bị trả lại.
Theo Danviet
Báo chí hỏi ông Đinh Thế Huynh còn đủ điều kiện làm nhiệm vụ ĐBQH? Sáng nay (19.5), tại buổi họp báo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến việc ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị còn đủ điều kiện làm đại biểu Quốc hội. Ông Đinh Thế Huynh (ảnh IT). Cụ thể ông Đinh Thế Huynh đã vắng mặt...