Tại sao pin trong xe điện lại đắt?
Xe điện sẽ là lựa chọn trong tương lai thay cho các loại xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, để giá xe điện giảm xuống và trở thành phương tiện phổ biến hơn, việc giảm chi phí pin là yêu cầu gần như bắt buộc.
Xe điện sẽ được nhiều người lựa chọn hơn trong tương lai khi giá pin được giảm xuống. Ảnh: AFP
Tại sự kiện Battery Day của Tesla năm ngoái, Giám đốc điều hành (CEO) Elon Musk đã đặt cho mình mục tiêu đầy tham vọng: Sản xuất một chiếc xe điện (EV) trị giá 25.000 USD vào năm 2023. Mức giá đó rẻ hơn chừng 15.000 USD so với mẫu xe rẻ nhất của công ty hiện tại. Để làm được điều đó, nhất thiết chi phí sản xuất pin – vốn chiếm 1/3 chi phí sản xuất xe điện phải giảm xuống mà không ảnh hưởng đến sự an toàn của xe. Không chỉ Tesla, những nhà sản xuất ô tô truyền thống như Toyota Motor và Volkswagen đều đổ hàng chục tỉ USD vào cuộc đua này.
Tại sao pin xe điện tốn nhiều tiền?
EV sử dụng cùng một loại pin lithium-ion có thể sạc lại như trong máy tính xách tay hoặc điện thoại di động, chỉ có điều chúng có kích thước lớn hơn, để cung cấp nhiều năng lượng hơn. Thành phần đắt nhất trong mỗi tế bào pin là cực âm, một trong hai điện cực lưu trữ và giải phóng điện.
Video đang HOT
Các vật liệu cần thiết trong catốt để chứa nhiều năng lượng hơn thường đắt tiền. Đó là các kim loại như coban, niken, liti và mangan. Chúng cần được khai thác, xử lý và chuyển đổi thành các hợp chất hóa học có độ tinh khiết cao.
Theo Bloomberg, với kích thước pin ôtô điện hiện tại, chi phí trung bình của pin cho một chiếc EV điển hình vào khoảng 6.300 USD. Giá pin đã giảm rất nhiều – giảm 89% trong thập kỷ qua, tuy nhiên chi phí để sản xuất pin xe điện vẫn cao hơn rất nhiều so với xe sử dụng động cơ đốt trong.
Châu Á thống trị ngành sản xuất pin lithium-ion, chiếm hơn 80% công suất hiện có. Công ty Contemporary Amperex Technology (CATL) của Trung Quốc đã xuất xưởng sản lượng cao nhất vào năm 2020, chiếm gần 1/4 thị trường. Tháng 9 năm nay, công ty đã mở rộng vị trí dẫn đầu lên 30%, tiếp theo là LG Energy Solution của Hàn Quốc và Panasonic của Nhật Bản.
Trung Quốc là nơi sản xuất pin xe điện lớn nhất thế giới. Ảnh: AFP.
Phần lớn pin có các thành phần cơ bản giống nhau: Hai điện cực – một cực âm và một cực dương – và một chất điện phân giúp chuyển tải điện tích giữa chúng. Nhưng có sự khác biệt trong các vật liệu được sử dụng, và đó là chìa khóa cho lượng năng lượng mà chúng sản sinh ra.
Các phương tiện di chuyển quãng đường ngắn có thể sử dụng hóa chất catốt rẻ hơn và ít mạnh hơn, kết hợp lithium, sắt và phốt phát. Đối với các loại xe hiệu suất cao hơn, các nhà sản xuất ô tô ưu tiên các vật liệu giàu năng lượng hơn, chẳng hạn như oxit lithium-niken-mangan-coban hoặc oxit lithium-niken-coban-nhôm.
Giảm chi phí sản xuất pin không đơn giản
Để giảm chi phí sản xuất pin xe điện, điều quan trọng nhất là tập trung vào nguồn nguyên liệu đắt nhất – coban. Một lựa chọn thay thế là niken, kim loại rẻ hơn và chứa nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên để làm như vậy cần điều chỉnh lại an toàn vì coban không quá nóng hoặc dễ bắt lửa.
Một động thái khác là sử dụng các giải pháp thay thế hoàn toàn không chứa coban, như pin lithium iron phốt phát giá rẻ, từng bị chê là có hiệu suất kém, nhưng lại thúc đẩy việc thay đổi thiết kế. Ngoài ra, việc đơn giản hóa thiết kế bộ pin và sử dụng một sản phẩm tiêu chuẩn cho nhiều loại xe, thay vì phù hợp với từng kiểu xe sẽ giúp tiết kiệm chi phí về pin.
Điều mong chờ nhất là sự xuất hiện của pin thể rắn, giúp lưu trữ nhiều năng lượng hơn, sạc nhanh hơn và mang lại độ an toàn cao hơn so với pin lithium-ion lỏng như hiện nay. Pin thể rắn được sử dụng trong máy điều hòa nhịp tim và đồng hồ thông minh. Tuy nhiên phải đến năm 2026, loại pin này mới có thể được sản xuất đại trà.
Đức sắp đạt mục tiêu 1 triệu ôtô điện chạy trên đường
Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier vừa cho biết Đức sắp đạt được mục tiêu một triệu chiếc xe điện chạy trên đường, nhờ chính sách hỗ trợ mua xe điện của chính phủ.
Thủ tướng Angela Merkel giới thiệu một dòng xe điện của Đức
"Chúng tôi sẽ đạt mục tiêu một triệu ô tô điện vào tháng 7 năm 2021", Bộ trưởng Altmaier cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Tagesspiegel. Ông nói, mục tiêu này, được đặt ra bởi chính phủ Angela Merkel vào năm 2009, và được nhiều người coi là "không thể đạt được", nhưng sẽ hoàn thành chỉ "muộn hơn sáu tháng" so với kế hoạch ban đầu.
Các khoản trợ cấp công hào phóng cho việc mua bán xe điện đã dẫn đến sự gia tăng doanh số bán hàng cả xe điện và xe hybrid: trong nửa đầu năm 2021, tổng cộng 1,25 tỷ euro yêu cầu trợ cấp đã được đăng ký, nhiều hơn cả năm ngoái, theo ông Altmaier.
Mức trợ giá mua xe đã tăng lên đáng kể như một phần của các biện pháp kích thích hậu đại dịch: đối với xe điện có giá niêm yết dưới 40.000 euro, khoản trợ giá tối đa hiện là 9.000 euro, đối với xe hybrid, mức hỗ trợ tối đa là 6.750 euro.
Doanh số bán ô tô chạy điện hàng tháng đã tăng hơn gấp đôi kể từ đầu năm 2021 so với năm 2020 và chiếm trung bình 10% thị phần xe ôtô mới. Nhu cầu đối với loại phương tiện này cũng được khuyến khích bởi những đổi mới từ các nhà sản xuất truyền thống. Họ đang thay đổi nhanh chóng với sự ra mắt nhiều mẫu xe điện mới.
Cơ sở hạ tầng sạc điện đã phát triển. Theo Bộ Giao thông Vận tải Đức, hiện có 37.705 điểm sạc tiêu chuẩn và 6.395 điểm sạc nhanh ở Đức. Ông Altmaier ước tính rằng mục tiêu tiếp theo là đạt từ 7 đến 10 triệu xe ô tô điện trên các con đường của Đức vào năm 2030 sẽ đạt được.
Trong chương trình khuyến khích xe điện do các nước châu Âu khởi xướng, việc sản xuất pin điện sẽ rất quan trọng. Ông Peter Altmaier kỳ vọng lĩnh vực này sẽ tạo ra gần 20.000 việc làm vào cuối thập kỷ này ở Đức.
Top 10 nhà cung cấp pin cho ô tô điện lớn nhất thế giới: Gọi tên châu Á Với xu hướng phát triển điện hóa, các nhà sản xuất xe và linh kiện liên quan đang có sự phát triển mạnh mẽ. Trong pin là một phần quan trọng nhằm giúp các mẫu xe điện có thể hoạt động với hiệu suất tốt. Hầu hết các nhà sản xuất pin xe điện hiện nay đều là các công ty nằm ở...