Tại sao phun thuốc xong muỗi vẫn sống bay đầy nhà?
Nhiều người băn khoăn có phải muỗi kháng hóa chất nên phun thuốc diệt xong vẫn thấy chúng sống; nên xịt thuốc vào sáng sớm hay chiều tối…
Phó giáo sư Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết tất cả hóa chất dùng phòng chống dịch hàng năm đều được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng. Việt Nam trước khi đưa thuốc vào lưu hành cũng phải thử nghiệm thực địa ở cả 3 miền. Trong quá trình sử dụng thuốc, các viện chức năng phải liên tục kiểm tra đánh giá và thay đổi hóa chất để phòng tình trạng muỗi kháng thuốc.
“Nếu có dịch phải phun hóa chất 2 lần cách nhau 7-10 ngày để tiêu diệt muỗi, hóa chất không tồn lưu nên thực tế nhiều người dân thắc mắc sao vừa phun một tuần lại đầy muỗi trong nhà”, ông Phu chia sẻ.
Theo ông Phu, phun hóa chất tiêu diệt muỗi chỉ có tính thời điểm để dập dịch sốt xuất huyết, là biện pháp ngắn hạn cần thiết. Quan trọng nhất vẫn là tìm diệt các ổ bọ gậy, nơi loăng quăng tồn tại, việc phòng chống bệnh mới bền vững.
Phun thuốc diệt muỗi trong các gia đình. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM, hóa chất có hiệu quả diệt muỗi hay không còn phụ thuộc vào kỹ thuật phun. Trong đó 5 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc diệt muỗi bao gồm giờ phun, cách phun, nhiệt độ môi trường, cách pha hóa chất và mật độ loăng quăng ở thời điểm phun xịt.
Nếu môi trường không giảm mật độ loăng quăng, vừa phun muỗi xong thì chúng lại tiếp tục nở ra rất nhiều.
Video đang HOT
Nên phun hóa chất vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối
Phó giáo sư Phan Trọng Lân, Viện trưởng Pasteur TP HCM phân tích, để phun hóa chất hiệu quả cần tính được thời gian hoạt động tối đa, nơi trú ẩn của muỗi. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu khu vực phía Nam, muỗi hoạt động tốt nhất ở 25-28 độ C. Do đó các đội phun xịt thường chọn thời điểm buổi chiều tắt nắng để diệt muỗi. Khu vực tắt nắng mà thời tiết vẫn còn nóng thì giờ phun xịt hóa chất nên tiến hành vào buổi sáng sớm.
Vấn đề quan trọng là thói quen sinh hoạt của người dân địa phương. Với khu dân cư làm ăn buôn bán nhiều vào buổi chiều thì có thể người dân không hợp tác để phun xịt hóa chất diệt muỗi ở thời điểm này. Hiện có hai hình thức là phun sương lạnh và phun mù nhiệt, chỉ định tùy từng điều kiện vùng.
Người dân có nên tự phun hóa chất diệt muỗi
Tiến sĩ Vũ Trọng Dược, Thư ký Chương trình sốt xuất huyết Dengue khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho rằng người dân không phải cứ nhìn thấy muỗi là cần phun thuốc diệt muỗi. Ông khuyến cáo không nên tự ý pha hóa chất để phun diệt muỗi. “Sử dụng hóa chất để diệt muỗi cần phải có chỉ định. Tác dụng diệt muỗi chỉ hiệu quả khi sử dụng hóa chất đúng loại, pha đúng liều lượng, sử dụng máy phun phù hợp và kỹ thuật phun đúng”, ông Dược nói.
Theo ông Dược, người dân diệt muỗi trong phạm vi gia đình nên tham khảo ý kiến của các nhà côn trùng học hoặc liên hệ với khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm hay dịch tễ tại Trung tâm y tế dự phòng địa phương để được hướng dẫn. Phun hóa chất không đúng cách, không có máy phun chuyên dụng, không đủ liều dẫn đến muỗi tăng sức đề kháng, vô tình làm muỗi khỏe hơn trong tương lai.
Bên cạnh đó nếu chỉ phun thuốc diệt muỗi ở phạm vi một gia đình trong khi hàng xóm không xịt thuốc thì tác dụng sẽ rất ít. Chỉ trong thời gian ngắn sau khi phun xịt thuốc, muỗi từ bên ngoài lại bay vào nhà.
Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết chỉ thích nước sạch và đốt ban ngày
Theo phó giáo sư Trần Đắc Phu, muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc, xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản chủ yếu ở các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà. Đặc biệt muỗi này không đẻ trứng ở ao tù, cống rãnh có nước hôi thối.
Khi đang sốt thì có lây nhiễm bệnh cho người khác
Nhiều người cho rằng bệnh nhân trong thời gian sốt không cần phải phòng chống vì sẽ không lây cho người khác. Thực tế thời gian có thể lây nhiễm là trước khi có biểu hiện lâm sàng một ngày và liên tục trong thời gian sốt. Đây là nguồn lây bệnh cho cộng đồng nên người bệnh phải tự bảo vệ, phòng hộ cá nhân để muỗi không đốt mình rồi truyền cho mọi người.
Từ đầu năm 2017 đến nay cả nước có hơn 80.000 trường hợp sốt xuất huyết, 24 người tử vong, số nhập viện tăng 33,5% so với cùng kỳ, tập trung nhiều ở miền Nam và Trung. Khu vực miền Bắc năm nay gia tăng đột biến. Tại Hà Nội bệnh nhân phải ngồi truyền dịch, nằm giường xếp, bệnh viện phải dùng hội trường làm phòng khám. Nguyên nhân tăng dịch là do mùa hè đến sớm, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa tăng, tốc độ đô thị hóa dẫn đến phát sinh các ổ loăng quăng…
Theo Lê Phương (VNE)
Đau lòng người phụ nữ trẻ tử vong vì sốt xuất huyết bỏ lại con thơ
Nhập viện ngày 23/7 trong tình trạng sốt cao, đau tức hạ sườn và được khẳng định sốt xuất huyết (SXH), bệnh nhân nữ N.T.N (36 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) trải qua hơn 18 ngày điều trị tích cực vẫn rơi vào hôn mê, tử vong.
5 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng bạn cần đi khám ngay
Mỗi ngày các bệnh viện ở Hà Nội tiếp nhận hàng nghìn trường hợp bệnh nhân đến khám vì sốt xuất huyết. Ảnh: H.Hải
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 8/8 xác nhận nữ bệnh nhân N.T.N tử vong tại viện được khẳng định có liên quan đến SXH.
Trước đó, ngày 23/7, chị N được gia đình đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao, sốc, đau tức hạ sườn. Sau khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân được xác định mắc SXH và được điều trị tích cực.
Tuy nhiên, sau rất nhiều ngày điều trị tích cực, đến ngày 7/8, bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê, xuất hiện tình trạng rối loạn đông máu. Trước một bệnh nhân còn rất trẻ, có con trai 10 tuổi, các bác sĩ đã nỗ lực sử dụng các phương pháp điều trị từ chạy thận, lọc máu liên tục nhưng tình trạng vẫn diễn biến nặng, bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê, tử vong đêm cùng ngày.
Như vậy, đây là ca tử vong thứ 5 tại Hà Nội liên quan đến SXH. Trước đó, một trường hợp là thiếu nhi tử vong có mắc SXH nhưng các bác sĩ xác định bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết.
Tại Hà Nội trong tuần qua ghi nhận thêm 2.745 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) mới. Như vậy đến nay toàn Thành phố ghi nhận: 11.751 trường hợp, 04 trường hợp tử vong.
Các chuyên gia dịch tễ đánh giá, năm nay diễn biến SXH tại Hà Nội rất phức tạp, đến sớm hơn mọi năm. Các năm trước, tháng 7-8 chỉ xuất hiện rải rác bệnh nhân SXH, tăng mạnh trong tháng 9 và tháng 10, đỉnh dịch thường rơi vào tháng 11 thì năm nay bệnh nhân đã tăng mạnh từ tháng 6 - tháng 7.
Các năm trước, trung bình,mỗi năm ở Hà Nội chỉ có từ 5.000 đến 6.000 trường hợp mắc SXH, chỉ riêng năm 2009 là 16.000 ca mắc và 4 tử vong; hay gần 15,5 ngàn ca vào năm 2015. Năm nay chưa vào đỉnh dịch chính số ca mắc đã lên đến gần 12 nghìn trường hợp, 5 ca tử vong.
Theo Hồng Hải (Dân trí)
Người mắc sốt xuất huyết tăng chóng mặt, 17 người đã tử vong Đến thời điểm này, cả nước ghi nhận 58.246 ca mắc, 17 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết hiện đang rất căng thẳng tại Hà Nội và các tỉnh phía Nam Trước tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trong cả nước, chiều 24/7, Bộ Y tế đã có buổi họp khẩn giữa hai...