Tại sao phim truyền hình Hàn Quốc về giới giải trí không thành công?
Mặc dù chủ đề về giới giải trí Hàn Quốc nghe có vẻ vô cùng hấp dẫn nhưng thực tế là những bộ phim này lại không thu hút được khán giả.
Bên cạnh thành công của The Productions vào năm 2015, nhiều tác phẩm tập trung vào cuộc sống của giới showbiz Hàn như Shooting Stars, Behind every star, Imitation và Idol: The Coup lại không tạo được tiếng vang cho người xem. Với sự thất bại của hàng loạt bộ phim, khán giả bắt đầu gọi đây là “lời nguyền” trong ngành giải trí.
Thực tế là khán giả luôn luôn tò mò và theo dõi mỗi bước đi của người nổi tiếng, bằng chứng là sự tồn tại của những chương trình lâu dài như Omniscient Interfering View, nắm bắt được cuộc sống nhộn nhịp phía sau ánh đèn sân khấu. Tuy nhiên, những bộ phim truyền hình Hàn Quốc khi khai thác về giới showbiz có vẻ như vẫn không đạt được kỳ vọng của người xem.
Vỡ mộng với những câu chuyện làng giải trí
Ảnh: tvN
Video đang HOT
Bất chấp sự quan tâm vốn có về người nổi tiếng, những bộ phim lấy chủ đề này liên tục thất bại. Một phần nguyên nhân đến từ việc những xung đột, thực tế trần tục không nhận được sự thiện cảm với khán giả nói chung. Ngoài ra, cách triển khai câu chuyện và nội dung của những bộ phim này có phần quá đà và không khiến người xem tin rằng đây có thể là sự thật.
Về cơ bản, khi ngành công nghiệp giải trí đang ngày càng được quan tâm và hé lộ nhiều chi tiết với công chúng, những người sáng tạo cần chuyển hướng câu chuyện sang một chủ đề mới. Thay vì chỉ giới thiệu về thế giới showbiz, những bộ phim cần tạo được mối liên hệ sâu sắc hơn, giàu cảm xúc hơn với người xem.
Hơn nữa, việc khắc họa các nhân vật trong thể loại phim này thường có xu hướng một chiều. Ví dụ như biên kịch luôn được miêu tả là phải vật lộn với áp lực công việc, những ngôi sao luôn bị dày vò bởi tin đồn, nhà báo thường đóng vai phản diện…, tất cả đều đã trở nên quá nhàm chán với công chúng.
Nội dung sáo rỗng
Ảnh: tvN
Vấn đề là những bộ phim này luôn lấy người nổi tiếng làm nhân vật trung tâm và sau đó triển khai một mối tình thật lãng mạn, sóng gió cho họ. Tại buổi họp báo, đạo diễn Jang Ji Yeon của Frankly Speak thừa nhận bản chất sáo rỗng của những câu chuyện về ngành giải trí: “Những nội dung trên đài phát sóng không còn thú vị, nó đã trở nên quá đặc biệt tới mức quá lố”.
Để khắc phục hạn chế này, đạo diễn nhấn mạnh rằng cần mở rộng phạm vi câu chuyện của showbiz sang nhiều nhân vật, sự kiện khác nhau nhằm nâng cao trải nghiệm của khán giả. Theo phân tích của các chuyên gia, những bộ phim truyền hình này thường không nhắm tới đối tượng khán giả cụ thể. Trong khi thế hệ lớn tuổi không quan tâm đến thể loại tâm lý tình cảm xoay quanh ngôi sao thì khán giả trẻ có xu hướng xem phim có sự góp mặt của thần tượng của họ.
“Những người quan tâm đến ngành giải trí thích hiện thực nguyên bản của showbiz hơn là phiên bản bịa đặt của phim truyền hình. Các sự kiện như cuộc ly hôn của một cặp sao có xu hướng tác động lớn hơn là những sự kiện tương tự trong phim”, chuyên gia phân tích.
Mặc dù những thách thức và sóng gió trong ngành giải trí Hàn Quốc có thể thúc đẩy cốt truyện và dẫn tới nhiều tình tiết, diễn biến hơn nhưng việc lặp đi lặp lại một nội dung nhất định, lạm dụng diễn viên và xung đột giữa các nhân vật trong giới vẫn khiến khán giả nhàm chán.
Nữ hoàng nước mắt bất ngờ vấp phải phản ứng dữ dội
Dù liên tục xác lập kỷ lục mới về tỉ suất người xem nhưng "Nữ hoàng nước mắt" lại đang khiến khán giả quốc tế phẫn nộ vì sự phân biệt chủng tộc.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nội dung Hàn Quốc trên toàn cầu, các biên kịch Hàn thường xuyên bị chỉ trích vì những vấn đề liên quan đến lời thoại hoặc miêu tả không chính xác về các quốc gia khác. Châu Phi là một trong những vùng đất thường được miêu tả tiêu cực trong các bộ phim điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc. Nữ hoàng nước mắt cũng đang phải đối mặt với tình cảnh tương tự.
Bộ phim đang gây sốt trên toàn cầu (Ảnh: TvN)
Trong tập 3, Hong Soo Cheol (Kwak Dong Yeon) hồi tưởng lại khoảng thời gian ở Châu Phi và dõng dạc tuyên bố đây là nơi "hoang vắng và man rợ". Chưa dừng lại ở đó, bố của Hong Soo Cheol cũng thường xuyên nhắc lại câu chuyện khi ở Châu Phi, con trai mình phải trốn cả ngày trong khách sạn vì sợ muỗi cắn. Chi tiết này được cho là đã xuyên tạc trắng trợn về điều kiện sống cũng như thiếu tôn trọng văn hóa của lục địa đen.
Phân cảnh gây nhiều tranh cãi. Ảnh: Chụp màn hình
Một số khán giả quốc tế đã đăng tải phân cảnh này trên các nền tảng mạng xã hội và bày tỏ sự bất bình, thất vọng đối với biên kịch của bộ phim. "Đã là năm 2024 rồi, các biên kịch Hàn Quốc không thể tiếp tục làm điều này nữa. Họ phải thừa nhận sai sót của mình và thay đổi cách nói về Châu Phi. Hãy sớm xin lỗi và để Châu Phi được bình yên", một ý kiến bình luận.
Hiện tại nhà sản xuất của Nữ hoàng nước mắt vẫn chưa đưa ra bất cứ phản hồi nào.
Trước đó, các bộ phim truyền hình khác như Kokdu: Season of Deity, Shooting Stars cũng bị chỉ trích nặng nề vì lời thoại thiếu chính xác về Châu Phi.
Phim truyền hình Hàn Quốc đang đi theo hướng Hollywood? Phim truyền hình Hàn Quốc hiện đang phân chia thành nhiều mùa, giống như cách Hollywood vẫn làm với dạng phim truyền hình của mình. Trong những năm gần đây, các bộ phim truyền hình Hàn Quốc ăn khách có xu hướng tiếp tục mở rộng thêm phần mới theo yêu cầu của khán giả cũng như nhu cầu của các đài truyền...