Tại sao ông Putin muốn tăng thêm quân cho lực lượng vũ trang Nga?
Kể từ ngày 1/7/2017, tổng số quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga sẽ là 1, 9 triệu người.
Theo một sắc lệnh vừa được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký, số quân nhân của Nga sẽ tăng thêm 19.000 người, nâng tổng số quân nhân trong lực lượng vũ trang Nga lên 1,9 triệu người vào ngày 1/7/2017.
Trong số 19.000 quân nhân tăng thêm này, sẽ có 13.698 binh sĩ tại ngũ và 5.357 nhân viên dân sự. Trước đó, tính đến tháng 1/2017, tổng số quân nhân phục vụ trong quân đội Nga là 1.897.694 người, trong đó có 1.013.000 nam, nữ quân nhân tại ngũ.
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Nga. Ảnh: Sputnik
Mặc dù quyết định tăng quân lần này của Nga chỉ ở quy mô tương đối nhỏ, nhưng đây cũng được coi là động thái hiếm thấy trong những năm gần đây. Trước đó vào tháng 2/2015, Bộ Tài chính đã yêu cầu các cơ quan thực thi pháp luật Nga cắt giảm đáng kể chi tiêu hoặc giảm 10% số nhân viên như một phần của việc cắt giảm ngân sách.
Động thái tăng quân cho lực lượng vũ trang của Tổng thống Nga Putin được lý giải bởi Nga là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới, vì vậy Nga cần phải luôn chuẩn bị để đối phó với các mối đe dọa đến từ nhiều khu vực khác nhau dọc theo đường biên giới rộng lớn của nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, số nam nữ quân nhân hiện đang tại ngũ của Nga chỉ bằng một nửa quân số của Mỹ. Chính vì vậy, Kremlin rất muốn cải thiện khả năng phòng thủ của mình.
Trung tướng Valery Zaparenko, nguyên Phó Chỉ huy Cơ quan điều hành tác chiến của Bộ Tổng tham mưu Nga nói với tờ Gazeta.ru rằng, có thể việc tăng quân số như hiện nay của Nga có liên quan đến sự ra đời của các binh chủng mới như lực lượng tác chiến thông tin hoặc các trung đoàn phụ trách việc tuần tra quần đảo Kuril.
Nga không phải là Bahamas
Trong khi đó, Trung tướng Anatoly Sitnov, nguyên Cục trưởng cục Vũ khí trang bị, Bộ Quốc phòng Nga cho rằng, trong trường hợp an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng, Nga sẽ không thể nhanh chóng tăng cường lực lượng quân đội. Chính vì vậy trong thời bình, Nga cần phải xây dựng các đơn vị được trang bị đầy đủ khí tài, công nghệ hiện đại và khả năng sẵn sàng tác chiến cao.
“Quyết định của Tổng thống Nga Putin hoàn toàn phù hợp với thực tế quân sự và chính trị của chúng tôi. Đất nước chúng tôi không phải là Bahamas [Bahamas không có một quân đội hoặc lực lượng vũ trang chính quy nào - ND]. Nga cần các lực lượng chính quy, tinh nhuệ và được triển khai ở tất cả các hướng chiến lược”, ông Sitnov nói.
Trong khi đó, một số chỉ huy tại Bộ Quốc phòng Nga tin rằng, việc tăng quân có liên quan đến các hoạt động gần đây của Nga tại Syria và thành lập các căn cứ quân sự đồn trú tại nước này.
Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, mức tăng này vẫn là chưa đủ đối với Nga. Đô đốc Victor Kravchenko, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Nga cho rằng “Một triệu quân đối với một nước lớn như vậy là quá ít”.
Tướng Alexei Maslov, cựu Tư lệnh bộ binh Nga cũng cho rằng, việc triển khai các đơn vị mới tại khu vực biên giới của nước này đòi hỏi phải có lực lượng bổ sung./.
Tính đến hết năm 2015, Trung Quốc là quốc gia có lực lượng vũ trang đông nhất với 2,34 triệu quân. Mỹ có 1,4 triệu quân, Ấn Độ có 1,33 triệu quân. Nga đứng thứ tư với 766.325 quân, tiếp đến là Triều Tiên có 700.000 quân. (Nguồn: Global Firepower).
Theo Nguyễn Hùng/ VOV.VN /RBTH
Mỹ và Nga đạt thỏa thuận tăng cường liên lạc quân sự
Mỹ và Nga ngày 16/2 đã đạt được thỏa thuận về việc tăng cường liên lạc quân sự trong cuộc gặp giữa Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng Joe Dunford và Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Đại tướng Valery Gerasimov tại thủ đô Baku của Azerbaijan.
Tại cuộc gặp, hai bên đã thảo luận về các mối quan hệ giữa quân đội hai nước cũng như tình hình an ninh ở châu Âu, Trung Đông và những khu vực khác trên thế giới, đồng thời cam kết nỗ lực đảm bảo an toàn cho các hoạt động quân sự nhằm giảm nguy cơ khủng hoảng hoặc xảy ra những sự cố bất ngờ.
Mỹ và Nga đã duy trì kênh liên lạc quân sự thường trực về các hoạt động của lực lượng không quân hai nước tại Syria để tránh xảy những vụ va chạm giữa các máy bay quân sự hai nước.
Lãnh đạo quân đội hai bên cũng từng gặp nhau hồi đầu năm 2014 nhằm cải thiện quan hệ quốc phòng song phương.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cùng ngày cho biết Mỹ chưa có ý định hợp tác quân sự với Nga ở thời điểm hiện nay, tuy nhiên lãnh đạo chính phủ hai nước sẽ nỗ lực tìm kiếm quan điểm chung về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Đây là tuyên bố mạnh mẽ nhất của chính quyền Mỹ về triển vọng hợp tác quân sự với Nga, cho thấy quân đội hai bên sẽ khó sớm có thể có sự hợp tác đáng kể nào trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Phát biểu này cũng trái với các tuyên bố của ông Trump trong chiến dịch tranh cử về khả năng hơp tác quân sự giữa Mỹ và Nga để chống IS.
Trước đó một ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cho biết Nga sẵn sàng khôi phục quan hệ hợp tác quân sự với Lầu Năm góc, nhưng không chấp nhận sự bất bình đẳng và thái độ "bề trên" của Mỹ.
Theo ông Shoigu, những nỗ lực của Mỹ nhằm khối phục đối thoại với Nga dựa trên quan điểm "bề trên" là vô ích và không thể chấp nhận.
Theo Vietnam
Thiết bị quân sự Nga đổ dồn về biên giới với Ukraine Theo nhiều nguồn tin, Nga đang tăng cường triển khai thêm binh lính và vũ khí đến biên giới phía tây, khu vực tiếp giáp với miền đông Ukraine giữa tình hình căng thẳng đang leo thang tại khu vực này trong suốt một tuần qua. Các nhân chứng tại vùng Rostov và Crimea đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều đoàn...