Tại sao núi lửa dưới biển không bị nước biển dập tắt?
Chúng ta đều biết được rằng nước có thể dập tắt được lửa, không ở đâu nhiều nước bằng đại dương.
Thế nhưng tại sao nước ở đó vẫn không thể dập tắt được núi lửa?
Khi nghĩ về núi lửa, nhiều người có thể sẽ tưởng tượng ra một ngọn núi hình nón cao chót vót đang tỏa ra một cột khói dày đặc, trông giống như một ngọn núi đang phun trào. Hơn nữa sau khi núi lửa phun trào, một lượng lớn tro núi lửa màu trắng sẽ rơi xuống cả một vùng rộng lớn. Vì vậy, nhiều người trong tiềm thức nghĩ rằng núi lửa thực sự có thể phun trào ra lửa.
Nhưng nếu chúng ta quan sát cận cảnh các ngọn núi lửa, thì hoàn toàn không phải vậy. Bởi vì dung nham (magma) do núi lửa phun trào thực chất là một chất lỏng có nhiệt độ cao, về bản chất, nó hoàn toàn khác với lửa.
Những bức ảnh chụp cận cảnh dung nham cho thấy rõ ràng rằng chúng là chất lỏng. Khi chúng ta học vật lý từ hồi còn đi học, chúng ta sẽ biết sự biến đổi của ba pha vật chất: Khí, lỏng và rắn liên quan đến điểm nóng chảy và điểm sôi.
Lấy nước làm ví dụ, nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 độ C và nhiệt độ sôi là 100 độ C. Khi nhiệt độ thấp hơn 0 độ C, chúng ta thấy nước rắn- nước đá; khi nhiệt độ nằm trong khoảng giữa 0 độ C và 100 độ C, chúng ta thấy nước ở dạng lỏng; khi nhiệt độ cao hơn 100 độ C, nước sẽ ở thể khí- hơi nước.
Về cơ bản, tất cả các chất đều như vậy, có điểm nóng chảy và điểm sôi, và thay đổi trạng thái pha theo nhiệt độ. Magma là đá nóng chảy do thành phần đá phức tạp, nhiệt độ nóng chảy và sôi của các thành phần khác nhau bên trong không đồng nhất nên hầu hết magma thực chất là hỗn hợp rắn, lỏng và khí. Ngược lại, ngọn lửa xuất hiện khi núi lửa phun trào là một quá trình các chất dễ cháy giải phóng ánh sáng và nhiệt. Trong ngọn lửa này, các thành phần vật chất chính là carbon dioxide, hơi nước, oxy, nitơ và các loại khí khác.
Video đang HOT
Sau khi hiểu rằng thứ mà núi lửa phun trào là magma, và magma là vật thể nóng chảy ở nhiệt độ cao chứ không phải lửa, bạn sẽ có thể hiểu rằng khi núi lửa ngầm phun trào, magma xâm nhập vào nước biển thực chất giống như để một cái vòi liên tục phun nước nóng vào bể chứa nước lạnh – nước lạnh làm mát nước nóng, nhưng không làm nước nóng biến mất theo cách giống như nước dập lửa. Bởi vậy nước biển không thể dập tắt được những ngọn núi lửa ngầm dưới biển.
Bởi vì núi lửa là sản phẩm của sự lưu thông nhiệt và vật chất cấp hành tinh nên những ngọn núi lửa này vẫn liên tục hoạt động. Toàn bộ Trái đất thực ra đều vận hành theo những quy luật cơ bản của vật lý và hóa học. Những quy luật này chúng ta đều đã được học ở trường trung học.
Ví dụ, sự hình thành và hoạt động của núi lửa có thể được giải thích bằng định luật thứ hai của nhiệt động lực học- nghe có vẻ rất chuyên nghiệp, nhưng nó lại rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta: Nhiệt luôn tự phát từ nguồn nhiệt có nhiệt độ cao đến nguồn nhiệt có nhiệt độ thấp.
Nếu lần ngược lại lịch sử tiến hóa của Trái đất trong 4,6 tỷ năm, chúng ta sẽ thấy tác dụng của quy luật này: Khoảng 4,6 tỷ năm trước, Trái đất dần dần được sinh ra bởi sự va chạm của vô số hành tinh, và năng lượng của sự va chạm đã được chuyển hóa thành nhiệt, khiến Trái Đất lúc bấy giờ giống như một quả cầu magma khổng lồ (toàn bộ hoặc phần lớn bề mặt là magma), và nhiệt độ bề mặt của nó cao tới hàng nghìn độ C.
Sau đó, vì magma có thể chảy được, vật liệu nặng sẽ chìm xuống và vật liệu nhẹ nổi lên. Khi vật chất nặng chìm xuống, thế năng hấp dẫn sẽ chuyển hóa thành nhiệt năng; đồng thời, các nguyên tố phóng xạ ban đầu nằm rải rác trong các hành tinh sẽ tập hợp lại với nhau, phân rã liên tục và đồng thời giải phóng năng lượng.
Những năng lượng này giữ cho magma ở bên trong Trái Đất luôn ở trạng thái nóng lên. Nhưng đồng thời do nhiệt độ nền của vũ trụ rất thấp, trung bình là âm 270 độ C nên Trái Đất liên tục truyền nhiệt ra bên ngoài dưới dạng bức xạ nhiệt (có 3 cách truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu nhiệt và bức xạ nhiệt, nhưng vũ trụ là chân không, không có môi trường nên Trái Đất chỉ có thể truyền nhiệt ra bên ngoài dưới dạng bức xạ nhiệt). Vì nhiệt được truyền đi nên Trái Đất sẽ phải nguội đi, bề mặt Trái Đất nguội đi trước, vì vậy magma ở đây sẽ tạo thành đá, chính là lớp vỏ ban đầu.
Đến nay, Trái Đất đã phát triển theo cấu trúc về cơ bản là có 3 lớp: Vỏ, manti và nhân, nhiệt độ sẽ tăng ngày càng cao khi đi từ vỏ đến nhân. Đồng thời, do vật chất nặng không ngừng chìm xuống nên mật độ của nó ngày càng cao hơn – mật độ trung bình của lớp vỏ là 2,8g/cm3, mật độ trung bình của lớp manti là 4,59 g/cm3, mật độ trung bình của của lõi là 11 g/ cm3. Vì vậy, chúng ta cũng có thể nghĩ rằng lớp vỏ đang “nổi” trên lớp manti – giống như một tấm ván nổi trên mặt nước.
Do lớp vỏ rất mỏng so với manti và nhân nên độ dày trung bình của vỏ chỉ khoảng 17 km (33 km đối với vỏ lục địa và 10 km đối với vỏ đại dương). Ngược lại, độ dày của lớp manti tới 2.850 km. Do đó, sự chuyển động của lớp manti sẽ khiến cho những lớp đá rắn mỏng này bị xé toạc và di chuyển cùng với lớp manti.
Các phần của lớp vỏ Trái Đất bị xé nát trở thành các mảng, và khi lớp vỏ Trái Đất di chuyển, một số sẽ va chạm vào nhau và một số tách ra khỏi nhau.
Theo lẽ thường, có thể biết rằng ranh giới của các mảng tách rời này rất mỏng và dễ vỡ, vật liệu lớp phủ bên dưới chúng có thể dễ dàng phá vỡ sự phong tỏa của lớp đá và bị đẩy ra khỏi bề mặt – ở đây sẽ tạo thành một vành đai núi lửa dài dọc theo các ranh giới mảng.
Và khi các mảng ngày càng cách xa nhau, magma nguội đi sau khi núi lửa phun trào ở ranh giới mảng tạo thành một lớp mỏng, tức là lớp vỏ đại dương- bởi vì nó mỏng hơn nhiều so với lớp bên trong của mảng, nên nó sẽ trũng hơn các khu vực khác, theo thời gian, nước sẽ tích tụ lại tạo thành các đại dương.
Trên thực tế, đại dương được hình thành theo cách này và sự hình thành của đại dương cũng liên quan chặt chẽ đến sự chuyển động của các mảng.
Do đó, núi lửa ngầm thực chất là kết quả của sự chuyển động của các mảng, và hầu hết chúng là ranh giới của sự phân tách mảng. Kể từ Thế chiến II, với việc con người ngày càng đi sâu khám phá đại dương đã giúp cho chúng ta phát hiện ra các vành đai núi lửa ngầm dài, hầu hết nằm ở giữa đại dương, được gọi là các sống núi giữa đại dương. Chúng là những ngọn núi dài nhất thế giới, với tổng chiều dài khoảng 80.000 km.
Người Hà Nội 'vật lộn' với trời nồm
Thời tiết nồm ẩm kéo dài khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều bất tiện, việc đi lại, sinh hoạt và công việc đều bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn.
Dù lau thường xuyên nhưng do mưa ẩm, mọi người đi lại nhiều nên sàn nhà chị Nguyễn Thị Hồng Thái (quận Cầu Giấy, Hà Nội) luôn trong tình trạng vấy bẩn, lem nhem.
Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của phía đông Bắc Bộ, xảy ra khi độ ẩm không khí lên cao đến 90% khiến hơi nước trong không khí bị ngưng tụ và đọng lại trên bề mặt của đồ vật. Mùa nồm thường xuất hiện vào khoảng tháng 2 - 4 (gần cuối mùa xuân) và khá phổ biến ở khu vực miền Bắc Việt Nam.
Những ngày qua, nhiều người dân Hà Nội "đau đầu" vì chịu đựng hiệu ứng trời nồm: sàn nhà ướt át, tường nhà toát mồ hôi, quần áo giặt nhiều ngày chưa khô, chăn nệm ẩm và luôn có mùi hôi khó chịu, thực phẩm nhanh bị nấm mốc...
Thời tiết nồm kéo dài, bà Nguyễn Hồng Tuyết (Thái Hà, quận Đống Đa) phải bật điều hòa và quạt liên tục trong các căn phòng của gia đình để giảm bớt sự ngưng tụ của hơi nước.
"Nhà có trẻ con hiếu động nên tôi phải lau nhà rồi bật quạt, bật điều hòa thường xuyên để hong khô nền nhà tránh cho cháu đi lại bị trơn trượt nguy hiểm. Vì thời tiết âm u mưa nhiều quần áo giặt lâu khô mà nhà lại cho trẻ nhỏ dễ nhiễm bệnh nên gia đình tôi phải sắm thêm máy sấy quần áo. Hơn tuần nay phải vật lộn với trời nồm mưa dầm mệt mỏi lắm", bà Tuyết chia sẻ.
Nhà lau thường xuyên nên bà Tuyết phải bật điều hòa và quạt liên tục để sàn mau khô.
Mọi sinh hoạt gia đình gần như bị đảo lộn trong những ngày nồm, gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Thái (Yên Hòa, quận Cầu Giấy) dù đã trang bị máy hút ẩm mini nhưng vẫn không mấy hiệu quả. Trần nhà tắm của gia đình chị Thái xuất hiện những đốm vàng kèm theo mốc trông rất mất mỹ quan. "Tôi có lau 1 lần nhưng 2, 3 ngày sau lại thấy xuất hiện nên tôi cũng tạm thời để đó. Đến cuối tuần nếu có nắng ấm thì gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa để diệt hết các mầm bệnh", chị Hồng Thái nói.
Trần nhà bị nấm mốc do nồm.
Chị Thái cho biết thêm, một ngày chị "phải lau đi lau lại nhà đến 6 - 7 lần vì vừa ướt lại vừa bẩn. Một lúc lau xong lại như chưa lau, để vậy thì nhìn không sạch sẽ nên cứ 2 đến 3 tiếng đồng hồ tôi phải lau nhà 1 lần".
Sống tại tầng 7 trong một căn chung cư mini cho thuê tại Đình Thôn, Mỹ Đình, mặc dù căn phòng luôn khô ráo, sạch sẽ nhưng chị Lan Chi vẫn mong thời tiết nhanh hửng nắng vì quần áo giặt 2-3 ngày hưa thể khô. Chị cho biết, nhiều ngày hết quần áo để mặc, chị phải dồn mang hết quần áo bẩn ra tiệm giặt là để giặt vì phơi ở nhà càng phơi lại càng ẩm do mưa hắt vào, chưa kể mùi quần áo lâu khô rất khó chịu.
"Trong nhà đã như thế, đến khi ra ngoài đường thì trời cũng mưa phùn rồi sương mù đi lại rất khó khăn. Tôi bị cận nên trời mưa đi ra ngoài rất bất tiện, kính mắt bị nhòe hết không thể nhìn thấy được đường", chị Chi ngán ngẩm nói.
Trời nồm ẩm ướt khiến các thiết bị điện tử dễ bị hỏng.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, từ nay đến cuối tuần, tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc tiếp tục có mưa phùn rải rác, trời nồm ẩm. Nhiệt độ trung bình từ 22-26 độ C, ban đêm từ 20-22 độ C, độ ẩm từ 75%-100%. Sắp tới toàn miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh tăng cường, nền nhiệt sẽ giảm sâu nhưng tình trạng ẩm ướt vẫn tiếp tục kéo dài.
Những ngày nồm ẩm, ô nhiễm tăng cao, các chuyên gia khí tượng khuyến cáo người dân cần đeo khẩu trang khi di chuyển và hoạt động ngoài trời. Ngoài ra, người dân cần chủ động các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống. Đặc biệt, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, duy trì việc luyện tập thể dục để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đóng kín cửa khi thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều; bật điều hòa chế độ khô không khí hoặc sử dụng máy hút ẩm, lau nhà bằng giẻ khô...
Núi lửa phun trào tại Vanuatu Ngày 1/2, ngọn núi lửa chìm dưới biển East Epi tại Vanuatu đã phun trào khiến nhà chức trách cảnh báo tàu thuyền và máy bay tránh đi qua khu vực này. Núi lửa East Epi nằm cách thủ đô Port Vila 68 km về phía Bắc. Nhà chức trách đã khoanh vùng nguy hiểm trong phạm vi 10km quanh núi lửa. Sau...







Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cảnh kinh ngạc về bắc cực quang

Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?

Siêu trăng non sắp hiện diện, có nơi kèm "sừng quỷ"

Chuyện thật như đùa: 3 anh em sinh ba cùng đỗ vào 1 trường ĐH, cưới vợ cùng 1 ngày và chuyện khó đỡ vào ngày tân hôn

Kho báu chứa 800 vật khác thường lộ ra giữa đồng

Người đàn ông bất ngờ đột tử chỉ vì uống quá nhiều nước

Sự kỳ lạ về loài linh dương cổ dài không cần uống nước

Chuyện lạ: 4,6 tỷ đồng tiền mặt lăn lóc trên vỉa hè nhưng không ai nhặt, chủ nhân xuất hiện tiết lộ sự thật sốc

Đã xác định được "vật thể lạ" hiếm thấy trên bầu trời nước Anh

Bí ẩn sinh vật khổng lồ nằm ngoài sự hiểu biết của khoa học

Loài ếch ma xuất hiện trở lại sau gần 130 năm

Thượng nghị sĩ Australia mang cá chết vào Quốc hội
Có thể bạn quan tâm

Sỏi san hô nguy hiểm không?
Sức khỏe
07:31:52 31/03/2025
Cặp đôi diễn viên - ca sĩ chính thức kết hôn sau 10 năm yêu, quyết định thay đổi 180 độ chỉ sau 1 cuộc gặp gỡ với gia đình
Sao châu á
07:29:54 31/03/2025
Điều gì giúp 'Nhạn Hồi Thì' tạo cơn sốt trên màn ảnh?
Hậu trường phim
07:16:00 31/03/2025
"Mẹ một con" Minh Hằng: Vóc dáng quyến rũ, chồng tặng vàng và xe tiền tỷ
Sao việt
07:00:15 31/03/2025
Ngôi sao phim "Tiếng chim hót trong bụi mận gai" qua đời
Sao âu mỹ
06:56:33 31/03/2025
Cách nấu bún chân giò ngon chuẩn vị tại nhà
Ẩm thực
06:00:57 31/03/2025
Phim Trung Quốc tưởng không hay mà hay không tưởng: Lập kỷ lục 2025, nữ chính đẹp phong thần đúng chuẩn xé truyện bước ra
Phim châu á
05:56:54 31/03/2025
Khi "con tôi ở nhà ngoan lắm" chỉ là một ảo tưởng
Phim âu mỹ
05:55:22 31/03/2025
Tổng thống Trump thông báo về lịch điện đàm với Tổng thống Putin
Thế giới
05:37:36 31/03/2025
Chồng muốn nạp tiền vào livestream để "khẩu nghiệp", tôi ngăn cản liền bị anh dọa ly thân
Góc tâm tình
05:16:25 31/03/2025