Tại sao nhóm máu O Rh- lại hiếm?
Trong tất cả các nhóm máu, nhóm máu có kháng nguyên O Rh- được coi là hiếm nhất, chiếm khoảng 0,04% và chỉ tương thích với chính nó.
Theo các chuyên gia, máu con người được chia làm 4 nhóm chính là: A,B, AB và O. Trong mỗi nhóm máu chứa đựng 2 loại: kháng nguyên và kháng thể. Ví dụ như, người nhóm máu A sẽ có kháng nguyên A và kháng thể B (chống lại B trong máu); người nhóm máu B sẽ có kháng nguyên B và kháng thể A; nhóm AB sẽ có kháng nguyên A và B nhưng không có kháng thể.
Còn lại người nhóm máu O không có kháng nguyên A và B nhưng lại có kháng thể A và B trong máu.
Ngoài các kháng nguyên A và B còn có loại kháng nguyên khác là Rh (hay Rhesus). Rh được chia làm 2 loại Rh và Rh-. Người nhóm máu có kháng nguyên Rh thường do di truyền.
Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ Rh của người da trắng là 85%, người Mỹ da đen là 95%, người Phi da đen là 100%.
Tại Việt Nam, hiếm nhất là nhóm Rh-. Bởi trong khi Rh chiếm tới 99,96% thì Rh- chỉ chiếm khoảng 0,04%. Do vậy, thông thường, những người mang nhóm máu O thường có kháng nguyên là O Rh , còn O Rh- được coi là nhóm hiếm, thậm chí là siêu hiếm.
Video đang HOT
O Rh- là nhóm máu siêu hiếm. (Ảnh: XNM)
Theo các chuyên gia, do O Rh- là nhóm máu hiếm, nên trong cuộc sống, người có nhóm máu này thường dễ bị rủi ro hơn khi gặp biến cố hay tai nạn cần đến truyền máu.
Cụ thể, người nhóm máu O Rh- thường chỉ nhận được chính nó. Nghĩa là O Rh- chỉ nhận được nhóm máu có kháng nguyên O Rh-. Trong trường hợp truyền nhóm máu O Rh , người được truyền máu sẽ gặp tai biến, gây ngừng kết hồng cầu rất nguy hiểm.
Ngoài ra, cũng vì hiếm, nên O Rh- vốn không được ngân hàng máu của các bệnh viện lưu trữ nhiều, thậm chí không có để lưu trữ. Do đó, khi gặp những sự cố liên quan đến truyền máu, người mang nhóm máu O Rh- thường rất khó để tìm được lượng máu bổ sung.
Đặc biệt, trong trường hợp mang thai, nếu có người mẹ có nhóm máu O Rh-, người bố là O Rh thì tỷ lệ sinh con ra có nhóm máu giống bố O Rh chỉ là 50%. Trường hợp mang thai lần 1, trẻ lớn trong bụng sẽ vẫn phát triển bình thường cho tới khi sinh ra.
Tuy nhiên, với trường hợp mang thai lần thứ 2 về sau, trẻ nếu vẫn có nhóm máu O Rh thì tỷ lệ sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra bị thiểu năng là rất cao. Đó còn chưa kể tới trường hợp người mẹ mang nhóm máu O Rh- sẽ có nguy cơ bị thiệt mạng khi sinh cao hơn nhiều so với những sản phụ bình thường khác.
Theo VTC
Đình chỉ hai nữ hộ sinh truyền nhầm nhóm máu cho bệnh nhân
Ngày 13/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai thông tin đã đình chỉ công tác 2 nữ hộ sinh là Nguyễn Thị T và Hà Thị Hằng N vì truyền máu nhóm A cho bệnh nhân nhóm máu B.
Theo đó, bà Blonh (46 tuổi, làng Kon Sơ Nglok, xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) nhập viện điều trị trong tình trạng rong huyết, thiếu máu, lượng hồng cầu giảm do u xơ tử cung. Bác sĩ chỉ định truyền máu nhóm B để tăng số lượng hồng cầu và chất lượng tiểu cầu trước khi tiến hành phẫu thuật cắt tử cung. Tuy nhiên, khi thực hiện hai nữ hộ sinh trên đã lấy nhầm máu nhóm A truyền cho bà Blonh.
Cụ thể bác sĩ yêu cầu truyền 2 đơn vị nhóm máu A cho nữ bệnh nhân Lê Thị Hồng T. Tuy nhiên, khi đến giường bệnh ê kíp không hỏi tên nên đã cắm kim truyền máu cho bệnh nhân Blonh nằm giường bên cạnh. "Sau khi hoàn thành các bước vệ sinh, cắm kim truyền máu vào bà Blonh thì tôi kiểm tra lại mới phát hiện nhầm người nên ngừng ngay việc truyền máu. Đó là sai sót của tôi", nữ hộ sinh N thừa nhận.
Hiện bệnh nhân Blonh đã qua cơn nguy kịch và được theo dõi tại bệnh viện
Theo ông Phạm Bá Mỹ, Giám đốc bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai hai nữ hộ sinh đã nóng vội nên xảy ra sự cố. Rất may đã phát hiện và cấp cứu kịp thời không thì hậu rất nghiêm trọng.
Trước đó, báo Dân Trí đã thông tin, chiều 2/8, bà Blonh nhập viện. Do bà Blonh đang thiếu máu nên bệnh viện chưa thể phẫu thuật cho bà Blonh mà phải truyền máu. Đến chiều 6/8, bà Blonh tiếp tục được truyền máu, đến 22 giờ thì bà Blonh bị choáng, tụt huyết áp phải chuyển xuống Khoa Hồi sức - Tích cực chống độc cấp cứu. Các bác sĩ xác định nguyên nhân là do bà Blonh thuộc nhóm máu B nhưng 2 nữ hộ sinh lấy máu nhóm A để truyền.
Phạm Hoàng
Theo Dân trí
Chuyện lạ: Bệnh viện truyền nhầm máu nhóm A cho bệnh nhân nhóm máu B Bệnh nhân có nhóm máu B nhưng bị truyền máu nhóm A nên chị choáng, tụt huyết áp, nguy hiểm đến tính mạng. Chiều 7-8, bà Blonh (46 tuổi, làng Kon Sơ Nglok, xã Hà Đông, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai. Trước đó, chiều 2-8, bà Blonh nhập viện...