Tại sao nhiều phụ nữ trung niên hay từ chối ở chung phòng với chồng mình? 3 người phụ nữ nói lên suy nghĩ thật lòng
Ngày càng có nhiều phụ nữ trung niên ngủ riêng phòng với chồng. Vậy lý do là gì, hãy nghe 3 người trải lòng mình.
Cô Phương – 45 tuổi
Đã mười năm rồi tôi không ngủ chung giường với chồng. Nếu mọi người xung quanh biết chuyện sẽ rất ngạc nhiên, vì vợ chồng tôi rất tôn trọng nhau và trông vô cùng hạnh phúc. Thực chất đây chỉ là vẻ bề ngoài, cuộc hôn nhân của chúng tôi từ lâu đã nhạt và không còn tình cảm.
Cuộc hôn nhân của chúng tôi là do bố mẹ tôi sắp đặt. Cả hai đều là những đứa con hiếu thảo và tuân theo sự sắp đặt của bố mẹ. Từ khi còn nhỏ, chúng tôi đã được giáo dục rằng nghe theo cha mẹ là sự lựa chọn tốt nhất cho cả cuộc đời.
Sau khi kết hôn, chúng tôi đều cố gắng gần nhau nhưng đều thất bại. Chúng tôi cũng hiểu sâu sắc một chân lý, đó là nếu không yêu nhau thì dù cố gắng thế nào cũng vô ích.
Có quá nhiều thứ phải xem xét, bao gồm cả con cái, cha mẹ, tài sản… nếu ly hôn. Vì vậy, cả hai chúng tôi đều cố sống kiểu bên ngoài ngọt ngào, bên trong sống riêng biệt. Thỉnh thoảng, anh ấy nhậu và trở về nhà trong tình trạng say xỉn rồi muốn ngủ chung với tôi để thỏa mãn nhưng bị tôi khước từ.
Cô Lữ – 46 tuổi
Tôi không thể chịu đựng nổi một người đàn ông phản bội mình. Vì thấy khi phát hiện ra anh ấy ngoại tình, tôi cảm thấy kinh tởm và không cho đụng vào người, không cho ngủ chung. Mỗi lần gần nhau tôi lại bị ám ảnh cảnh anh ấy đã ôm người phụ nữ nào khác trước đó.
Trước đây tôi yêu anh ấy bao nhiêu thì sau khi bị phản bội, tôi căm ghét anh ấy bấy nhiêu. Tôi đã từng yêu anh như một người quan trọng nhất trong cuộc đời mình và dành tất cả cho anh. Dù anh nghèo nhưng tôi vẫn muốn cưới vì tình yêu và từ chối tất cả người đàn ông giàu có xung quanh. Vì anh, tôi đã hi sinh cả cuộc đời mình, sinh con đẻ cái ngoan ngoãn.
Video đang HOT
Nhưng còn anh ta thì sao? Càng ngày anh càng không trân trọng mối quan hệ vợ chồng, không quan tâm đến sự cống hiến của tôi. Thực sự cả đời này tôi không bao giờ tha thứ cho anh. Nếu không phải vì con cái, tôi đã ly hôn anh từ lâu. Đương nhiên, sống cùng nhau nhưng mỗi người mỗi phòng.
Cuộc hôn nhân của tôi chỉ là một cái vỏ rỗng tuếch. Bên ngoài vẫn là vợ chồng, nhưng tận đáy lòng tôi không muốn chấp nhận anh.
Cô Dung – 47 tuổi
Giấc ngủ của tôi vốn đã kém, ban đêm rất khó đi vào giấc ngủ, và tôi thường thức giấc bất cứ khi nào có tiếng động nhỏ. Chồng tôi thì lúc ngủ rất hay ngáy và mơ màng nói nhảm, tôi khó chịu vì điều này.
Theo thời gian, tiếng ngáy của chồng như một cực hình đối với tôi, đặc biệt tôi mất ngủ và bệnh đau dạ dày nặng hơn.
Thế là tôi tách ra ngủ riêng với chồng, quả thật giấc ngủ của tôi đã được cải thiện rất nhiều, chúng tôi dần quen với việc ngủ riêng.
Ngủ riêng giường không ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng tôi, chúng tôi ngủ ngon giấc, tinh thần và tâm trạng tốt hơn, vui vẻ hòa thuận hơn thay vì phàn nàn về nhau như trước. Khi hai người có tâm trạng tốt, thỉnh thoảng chúng tôi ngủ chung một chút và nhớ lại cảm giác yêu nhau khi còn trẻ.
Tóm lại:
Phụ nữ trung niên không chịu ngủ chung giường với chồng thường vì 3 lý do: thứ nhất là không còn tình cảm thứ hai là không chịu được sự phản bội của chồng, thứ ba là muốn ngủ ngon hơn.
Giúp con cái trải lòng hơn
Quan trọng và nhọc nhằn nhất trong hành trình làm cha mẹ chính là dạy con trải lòng. Chỉ khi nào con cái sẵn sàng mở lòng với cha mẹ... thì sợi dây kết nối giữa hai thế hệ mới bền chặt. Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể tham khảo những cách sau đây.
1. Chú ý những cuộc trò chuyện nhỏ
Bạn hãy chú ý những câu chuyện dù nhỏ của con và gạt hết mọi thứ sang một bên để trả lời chúng, ít nhất là 1 lần trong 8 lần khi nói chuyện với trẻ. Điều này có thể làm bạn cảm thấy bực mình khi phải gián đoạn việc riêng để tập trung vào một câu hỏi của con, nhưng cách phản ứng của bạn với lời đề nghị của trẻ là yếu tố xây dựng sự gần gũi đôi bên.
Với con cái, điều này còn cho thấy trẻ có thể trông chờ vào bạn bất kỳ lúc nào chúng cần. Hơn thế, chúng còn quan trọng hơn là bất cứ cuộc trò chuyện nào bạn cố gắng khởi xướng, ví dụ khi bạn cố gắng muốn con cái nói với bạn điều gì xảy ra ở trường lớp của chúng hôm nay.
Những bậc cha mẹ có mối quan hệ gần gũi với con cái trong độ tuổi thiếu niên sẽ dễ dàng nắm bắt được những tín hiệu khi con mình muốn nói chuyện, ngay cả việc con vừa chia tay bạn trai. Dĩ nhiên, điều này có thể khó khăn nếu bạn đang bận xử lý một công việc gấp và những thứ khác. Tuy nhiên, trẻ trong tuổi thiếu niên thường cảm thấy cha mẹ chúng có nhiều thứ khác còn quan trọng hơn là quan tâm đến cảm xúc của chúng và đó là sự thất bại của bạn.
Ảnh minh họa
2. Tránh những câu hỏi phán xét
Những câu hỏi bắt đầu với "Tại sao..." thường tạo cho con có tâm lý phòng thủ. "Tại sao con không mặc cái áo này?" sẽ bất lợi hơn là "Con nghĩ thế nào khi hầu hết các bạn sẽ mặc cái áo này trong chuyến dã ngoại sắp tới?".
3. Đừng xen ngang bằng những giải pháp và lời khuyên
Con bạn cần cơ hội để thổ lộ, vì thế chúng không thể lắng nghe lời khuyên của bạn cho đến khi trải hết nỗi lòng. Tiếp theo, con bạn cần cơ hội để nghĩ ra những giải pháp của riêng chúng, đó là cách trẻ thể hiện sự tự tin và năng lực.
Nếu bạn xen ngang bằng cách đưa ra những giải pháp sẽ khiến trẻ cảm thấy mình bất tài, kém cỏi. Tuy nhiên, khi có thể thấu hiểu những cảm xúc của con và sau đó, giúp con động não tìm cách giải quyết, trẻ sẽ xem bạn là người cần thiết để chia sẻ và có thể tìm bạn mỗi khi gặp những vấn đề nan giải.
4. Kết nối với con cái mỗi ngày
Hãy chắc rằng bạn kết nối với từng đứa con của mình mỗi ngày, dù chỉ trong thời gian ngắn. Luôn vui vẻ, cởi mở khi trẻ đi học về là cách hiệu quả giúp bạn biết được những điều trẻ làm ở trường trong ngày.
Đứa con 9 tuổi có thể muốn được bạn ôm ấp, nựng nịu nhưng đứa mới lớn lại thích tán gẫu với bạn mọi thứ, từ những chuyện trong ngày ở trường cho đến kỳ nghỉ cuối tuần đến hoặc chương trình tivi cả hai vừa xem. Ngoài ra, bạn có thể phát triển một thông lệ nhỏ như cùng con chia sẻ một điều mà cả hai đều thích vào mỗi tối trước khi ngủ.
Ảnh minh họa
5. Sử dụng thông tin gián tiếp
Trẻ có khuynh hướng cởi mở hơn khi ngồi trong xe hơi, đi bộ hoặc trong bóng tối... khi tiếp xúc mắt của chúng bị hạn chế. Đây là những thời điểm thích hợp nhất để trẻ trải lòng.
Một cơ hội khác để bạn có thể lấy được thông tin gián tiếp từ con là khi chúng gặp bạn bè hoặc ngồi trên xe hơi của bạn. Lúc này, bạn cần im lặng và lắng nghe. Dĩ nhiên, trẻ biết sự hiện diện của bạn nhưng thường muốn nói chuyện vào lúc này nhiều hơn là nói trực tiếp./.
Chỉ cần làm được được điều này, vợ chồng sẽ hạnh phúc bền lâu Muốn vợ chồng hạnh phúc, hai bên phải nhường nhịn, hạ thấp cái tôi để chung sống. Vợ chồng nên nhịn khi sống chung với nhau, có vậy mới mong dài lâu và hạnh phúc. Lý do cần phải biết nhường nhịn Hôn nhân là hai con người đầy khuyết điểm tìm thấy nhau rồi nên duyên, vì vậy phải nhường nhịn nhau...