Tại sao nhiều phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ gây nên nhiều hậu quả khó lường.
Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai – Bộ Y tế, rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng kinh nguyệt của chị em có sự thay đổi về thời gian diễn ra kỳ nguyệt san, màu sắc của kinh nguyệt, dung lượng và trạng thái kinh. Hiện tượng này kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp và luôn luôn có sự biến đổi khiến chị em cảm thấy mỏi mệt và bị động trong cuộc sống.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Sự thay đổi tâm lý, nổi bật chính là stress. Căng thẳng đang trở thành căn bệnh của xã hội hiện đại và là ngọn nguồn của nhiều bệnh, trong đó có rối loạn kinh nguyệt. Cùng tìm hiểu cơ chế &’gây bệnh’ của stress tại đây.
Thay đổi chế độ sinh hoạt đột ngột. Thức đêm ăn uống bất thường, uống rượu, bia, chất kích thích cũng gây rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn nội tiết: Trẻ em dậy thì, phụ nữ vừa sinh, phụ nữ tiền mãn kinh… đều có nguy cơ bị rối loạn vấn đề đèn đỏ.
Thuốc ảnh hưởng đến nội tiết. Đó là thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp, thuốc điều trị bệnh…
Bệnh phụ khoa ở tử cung, buồng trứng và vùng kín.
Video đang HOT
Rối loạn kinh nguyệt có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe (ảnh minh họa: Internet)
Tác hại của rối loạn kinh nguyệt
Có thể nói kinh nguyệt là tấm gương phản ánh sức khỏe sinh sản của phụ nữ, do đó, mọi bất thường về kinh nguyệt đều có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt là: Chu kỳ dài/ngắn bất thường, đau bụng kinh, Thời gian của 1 chu kì dài/ngắn hơn bình thường; Lượng kinh ồ ạt hoặc nhỏ giọt, mùi và màu kinh bất thường. Mỗi vấn đề này có thể cảnh báo cơ thể bạn không khỏe.
Đau bụng kinh. Sẽ nguy hiểm nếu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, đau mạnh vùng thắt lưng, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, chân tay lạnh, mặt tái nhợt, hoa mắt, chóng mặt…
Kinh nguyệt dài quá 8 ngày. Chắc chắn bạn sẽ bị mất máu và có nguy cơ bị các bệnh như Polyp tử cung, u xơ tử cung, Tăng sản nội mạc tử cung, Mất cân bằng hormone…
Hi hữu, thế giới đã ghi nhận kỳ kinh nguyệt marathon kéo dài liên tục trong… 5 năm trời
Màu sắc kinh nguyệt. Thông thường, kinh nguyệt có màu đỏ sẫm. Khi gặp bất kì trường hợp có sự thay đổi sang màu nâu đen, xám hay thậm chí là đỏ tươi… Đó là dấu hiệu tiết lộ cơ thể bạn đang có sự cố cần can thiệp sớm. Tuy nhiên, màu sắc máu kinh không giống nhau ở các độ tuổi.
Vô sinh hiếm muộn. Rối loạn kinh nguyệt nếu không được điều trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, tinh thần mà còn có thể gây ra thiếu máu, viêm nhiễm đường sinh dục, thậm chí vô sinh.
Theo Tổng hợp/Suckhoedoisong.vn
Rối loạn kinh nguyệt, vì sao?
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi dậy thì, tuổi sinh đẻ, mãn kinh với nhiều biểu hiện khác nhau.
Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản của chị em và sức khỏe toàn cơ thể.
Các biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt
Bất thường về chu kỳ kinh là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn kinh nguyệt. Một vòng kinh bình thường là từ 28 - 30 ngày. Nếu kinh nguyệt có chu kỳ dài trên 35 ngày thì là kinh thưa, kinh nguyệt có chu kỳ ngắn dưới 22 ngày thì là kinh ngắn. Nếu vòng kinh chênh nhau từ 5 ngày trở lên thì gọi là kinh nguyệt không đều. Nếu quá 18 tuổi vẫn chưa có kinh lần nào thì gọi là vô kinh nguyên phát. Nếu đã từng có kinh đều mà sau 3 tháng không có kinh thì gọi là vô kinh thứ phát.
Các bất thường về số ngày có kinh, tuổi kinh, khối lượng máu kinh cũng là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Mỗi kỳ kinh thường kéo dài 3 - 5 ngày. Nếu kỳ kinh kéo dài quá 7 ngày thì là bị rong kinh. Nếu chỉ dưới 2 ngày thì gọi là kinh ngắn. Lượng máu ở mỗi người hành kinh không giống nhau. Thông thường, số lượng máu mất trung bình mỗi lần hành kinh từ 50-80ml. Nếu nhiều hơn 100ml thì gọi là cường kinh. Nếu hết kinh khi chưa đến 40 tuổi thì gọi là mãn kinh sớm, sau 55 tuổi thì gọi là mãn kinh muộn.
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt ở mỗi trường hợp khác nhau. Người bị rối loạn kinh nguyệt có thể chỉ bị một trong số các triệu chứng trên nhưng cũng có khi gặp nhiều rối loạn cùng một lúc. Người bị rong kinh có thể kèm theo cường kinh, người có kinh nguyệt thưa có thể kèm theo kinh ngắn, kinh ít... Tuy nhiên, dù mắc một hay nhiều dấu hiệu thì rối loạn kinh nguyệt cũng cần được bác sĩ chuyên khoa khám thực thể để tìm ra nguyên nhân điều trị.
Khi có bất thường về kinh nguyệt cần đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Ảnh: TM
Đi tìm 'thủ phạm'
Do tình trạng cơ địa khác nhau nên chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người cũng có sự khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở chị em tựu chung có thể do một số nguyên nhân như: Rối loạn hoạt động nội tiết tác động lên hệ thống dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng làm cho chu kỳ kinh nguyệt thất thường hoặc bị mất kinh. Đột nhiên tăng hoặc giảm cân cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ làm nhiễu loạn mức độ hormon trong cơ thể và ảnh hưởng đến kinh nguyệt. Phụ nữ bị rối loạn tuyến giáp thường có kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân do hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể, vì vậy ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chị em mắc hội chứng buồng trứng đa nang cũng là một nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt. Do mất cân bằng dinh dưỡng (rối loạn tiêu hóa, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, chất gây nghiện...); Do bị stress (căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, thay đổi môi trường sống); Do mắc các bệnh phụ khoa ở tử cung và buồng trứng như: U nang buồng trứng, u xơ tử cung... Một số bệnh cấp tính và man tính trong cơ thể đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, điều trị rối loạn kinh nguyệt cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Trường hợp không có kinh nguyệt (vô kinh) có thể do 2 nguyên nhân:
Do bất thường ở bộ phận sinh dục hoặc các tuyến nội tiết liên quan đến hoạt động sinh dục khi sinh ra đã bị dị tật, không có tử cung, không có âm đạo hoặc không có vách ngăn âm đạo, màng trinh không thủng, bị teo tuyến yên, teo buồng trứng...
Do dính buồng tử cung trong một số trường hợp như lao sinh dục, phá thai không an toàn, sau nạo hút thai, sau tháo vòng...
Các biện pháp phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sống của phụ nữ. Vì vậy, đã có ý kiến cho rằng kinh nguyệt chính là gương soi phản ánh sức khỏe phụ nữ. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe, chị em cần biêt cách phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt. Các giải pháp tăng cường dinh dưỡng cân đối và hợp lý cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể rất quan trọng. Làm việc và nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng thần kinh và stress. Thực hiện tránh thai an toàn để không mang thai ngoài ý muốn phải nạo phá thai để không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm trong quá trình nạo hút thai có thể làm tổn thương mạch máu trong buồng tử cung và một số biến chứng khác. Vệ sinh kinh nguyệt và sau quan hệ tình dục sạch sẽ là biện pháp phòng tránh các bệnh gây viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra xuất huyết âm đạo, đa kinh, cường kinh...Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em cần đến cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo Tâm An/Suckhoedoisong.vn
8 thói quen khiến kỳ 'đèn đỏ' tồi tệ hơn Tập thể dục cường độ mạnh có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây rối loạn kinh nguyệt, gây khó chịu. Dưới đây là những thói quen có thể khiến cho thời kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên tồi tệ hơn. 1. Quên uống thuốc tránh thai Quên dùng thuốc tránh thai và cần phải tăng gấp đôi liều trong ngày tiếp...