Tại sao nhiều nhà hàng pizza sẵn sàng vứt bỏ đồ ăn lỗi chứ không cho nhân viên?
Đây là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm, bình luận trên Qoura với những đáp án bất ngờ được đưa ra.
Câu hỏi do tác giả Robert Maguire, một người có kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực nhà hàng đưa ra thảo luận trên Quora. Đa phần đều đồng ý rằng nếu chủ sở hữu để nhân viên ăn “bánh lỗi” thì số lượng bánh lỗi sẽ tăng lên, vì nhiều bánh lỗi hơn tức là nhân viên được ăn pizza miễn phí nhiều hơn.
Một người bình luận còn kể câu chuyện của bản thân, khi bố mẹ anh sở hữu một cửa hàng bánh mì truyền thống nhỏ ở địa phương. Mỗi ngày họ sẽ nhận bánh “ký gửi” từ người thợ làm bánh. Đến cuối ngày, họ trả tiền cho người thợ và gửi lại anh ấy số bánh tồn.
Một ngày nọ, một nhân viên trong tiệm để xuất với người thợ xin lại số bánh tồn, thay vì vứt bỏ sẽ lãng phí. Kết quả là kể từ khi người thợ đồng ý, số lượng bánh tồn thường xuyên lên tới 15-20 lát, thay vì chỉ 1-2 lát như trước đây. Nguyên nhân là do nhân viên đó đã bí mật giấu thêm bánh để cửa hàng không bán được, sau đó xin lại thợ làm bánh vào cuối ngày.
“Đấy là với một cửa hàng bánh mì địa phương. Giờ hãy tưởng tượng nếu điều đó xảy ra ở quy mô lớn hơn nhiều. Giả sử với Pizza Hut. Không chỉ để ăn, thức ăn thừa giờ có thể được bán lại. Hãng có thể bị giảm doanh thu toàn cầu bởi càng nhiều sản phẩm không bán được thì nhân viên càng thích, vì họ có thể tiêu thụ và bán lại theo ý muốn sau đó.
Hoặc tệ hơn, một số nhân viên phụ trách nướng bánh có ý định xấu có thể sẽ cố tình phạm sai lầm nào đó, chẳng hạn như thêm quá nhiều hành tây, nướng quá lửa,… để bánh bị vứt đi và thế tức là rơi vào túi họ. Nếu bạn không muốn lãng phí thức ăn thừa, thà rằng tặng cho những người cần, những người không may mắn, còn hơn là để cho nhân viên ăn”, người này kết luận.
Sự thật là: Khi người chủ thoải mái với nhân viên, tình trạng “cắt xén” đồ giảm xuống
Video đang HOT
Tác giả Robert Maguire, trên thực tế, đã đưa đến một câu trả lời bất ngờ từ chính trải nghiệm của bản thân.
Ông kể rằng đã từng đọc một cuốn sách với ví dụ liên quan đến vấn đề văn phòng phẩm. Trong câu chuyện, công ty giữ mọi thứ trong tủ khóa cẩn thận, bất kỳ ai muốn lấy đồ dùng văn phòng thì phải ký sổ. Vậy nên mọi người bắt đầu lấy nguyên một hộp bút, cả tập giấy viết,.. bởi chẳng ai hơi đâu mất công ký sổ chỉ để lấy mỗi cây bút…Sau đó, họ sẽ cầm bớt đống bút và giấy ấy về nhà.
Cuối cùng một vài người nghĩ ra ý tưởng nên để tủ đồ mở, và nhân viên sẽ chỉ lấy đủ thứ họ cần…Kết quả là chi phí cho đồ văn phòng phẩm đột ngột giảm khoảng 30%.
Robert Maguire kể rằng học hỏi từ câu chuyện đó, ông đã áp dụng vào công việc kinh doanh của mình. Khi mở cửa hàng tiện lợi, ông nói với nhân viên rằng thích ăn uống bao nhiêu thanh sô cô la và nước ngọt thì tùy, nhưng phải bỏ giấy gói và lon rỗng vào hộp ‘hàng hư hỏng’ để ông liệt kê vào khoản khấu hao…Nếu họ có ca trực, họ có thể hút một bao thuốc, nhưng nhân viên ca trước sẽ là người trực tiếp đưa cho họ.
Tương tự như vậy khi mở nhà hàng pizza, Robert Maguire luôn cho phép nhân viên tự làm một chiếc pizza siêu lớn để thưởng thức, và có thể dùng bất kỳ nguyên liệu nào họ muốn. Vấn đề duy nhất ông yêu cầu là họ phải ăn hết chiếc pizza đó, không được để lãng phí.
“Tin tôi đi – khấu hao hàng tồn giảm hẳn – khi các nhân viên nhận ra rằng họ có thể tùy thích lấy một lon Pepsi hay Coca, hoặc làm một chiếc pizza, ‘cảm giác hồi hộp’ của hành vi lén lút sẽ không còn chỗ sống. Trong vòng vài tuần, số lon Coca rỗng từ 10 giảm xuống 3 hoặc 4. Tương tự, khi việc được ăn pizza trở thành thói quen hàng ngày, nói thật ai cũng ngán và nhân viên cũng không còn thấy ‘vui’ khi cố gắng lên lút làm điều ông chủ không biết”, Robert lý giải.
Ông tiết lộ điều thú vị là phương pháp quản lý này sẽ xây dựng lên một tập thể trung thực. Trường hợp một nhân viên bắt gặp người khác đang có hành vi lén lút hoặc trộm đồ, họ sẽ trò chuyện với nhân viên ấy trực tiếp. Kết quả là hành vi đó sẽ chấm dứt, hoặc nhân viên ăn cắp sẽ bỏ việc rất nhanh chóng sau đó.
Dân mạng tranh cãi chủ đề đi dép lê ăn nhà hàng bị chê "nông thôn"
Trong những buổi hẹn hò đầu tiên, vẻ ngoài luôn là một điểm cần chú ý để đối phương có thể xác định muốn tiến tới với bạn hay không.
Việc lựa chọn trang phục đơn giản có phần "tầm thường" sẽ khiến cho đối phương có một cái nhìn không mấy tốt đẹp về người đối diện. Như trong câu chuyện đang được chia sẻ trên mạng xã hội gần đây, nam thanh niên đi dép lê vào nhà hàng sang trọng đã khiến cô nàng mới quen "phật ý".
Bài đăng của nam thanh niên trên diễn đàn. (Ảnh: Chụp màn hình)
Nam thanh niên đi hẹn hò buổi đầu với bạn gái, đi dép lê bị chê "nông thôn"
Mới đây, một diễn đàn trên mạng xã hội đã chia sẻ lại câu chuyện của nam thanh niên đi hẹn hò buổi đầu tiên với bạn gái, ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể, theo bài đăng chia sẻ, nam thanh niên lựa chọn một bộ đồ đơn giản, kết hợp cùng đôi dép lê có giá 2 triệu đồng đi gặp bạn gái. Đến nơi, cô nàng tỏ vẻ không vừa ý và cảm thấy bất lịch sự khi đi cùng một người ăn mặc xuề xòa, cho rằng thanh niên nhìn như "nông thôn" mới lên thành phố.
Hình ảnh "check-in" của nam thanh niên gây tranh cãi mạng xã hội. (Ảnh: VnHomies)
Thanh niên cũng không phải dạng vừa, đáp trả lại cô nàng một cách hằn học khi bị nhắc khéo về đôi dép rồi sau đó bỏ về. Mặc dù đã phân bua trên mạng xã hội rằng đôi dép của mình cũng có giá trị hàng triệu đồng nhưng anh chàng vẫn nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều. Bên cạnh đó, thái độ của cô bạn gái mới quen cũng khiến dân tình "nóng mặt" khi chỉ đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài.
Cộng đồng mạng tranh cãi
Bài đăng đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cư dân mạng và chủ đề đi dép lê vào nhà hàng sang trọng đã ngay lập tức xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng đôi dép vài chục nghìn đồng hay vài triệu đồng không quan trọng bằng sự chỉn chu, lịch sự ngay trong buổi đầu tiên gặp nhau. Anh chàng có thể tinh tế và ăn điểm hơn bằng cách lựa chọn một đôi giày bình thường, thể hiện sự tôn trọng với người đi bên cạnh mình.
Chung số phận đi dép lê hẹn hò buổi đầu, nam thanh niên cũng bị từ chối ngay lập tức. (Ảnh: Tổ Lái)
Cũng có ý kiến không đồng tình với thái độ và sự so sánh của cô bạn gái mới quen kia. Phong cách ăn mặc là tùy vào sở thích của mỗi người, nếu không vừa mắt thì có thể góp ý nhẹ nhàng để cả hai cùng thay đổi.
Ý kiến cư dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
- "Dép hay không thì cũng bình thường thôi. Nhưng nói thật là thấy đôi này màu xấu nên người ta mới sợ thế ý!".
- "Thế lần sau bác đi chân đất cho ngầu".
- "Xuề xòa tùy lúc thôi chứ, ấn tượng ban đầu tốt đẹp thì có phải được cả chì lẫn chài không?".
- "Thật ra là do phối đồ không hợp thôi".
Hiện chủ đề vẫn đang được bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội. Bạn nghĩ sao về phong cách hẹn hò của chàng trai này? Hãy chia sẻ với YAN nha!
Cô dâu giận "tím mặt" vì bộ ảnh tiệc cưới phong cách... mất điện, tức nhất là tấm trong nhà hàng "Không lẽ cưới lại lần nữa để có ảnh đẹp", cô thốt lên đầy nuối tiếc vì trót tin người thợ ảnh không có tâm. Trong ngày ăn hỏi, đám cưới, cô dâu - chú rể nào cũng mong muốn có những tấm ảnh thật đẹp và ý nghĩa. Chính vì thế, vai trò của thợ ảnh là vô cùng quan trọng. Người...