Tại sao nhiều người lại ngất xỉu khi nhìn thấy máu?
Vô tình thấy ai đó chảy nhiều máu có khiến bạn hoảng sợ hay thậm chí ngất xỉu?
Trường hợp bạn đang xem một chương trình nấu ăn trên TV và vô tình đầu bếp bị chảy nhiều máu do chạm dao vào ngón tay, điều đó có khiến bạn cảm thấy sợ không? Và nếu điều tương tự xảy ra trong thực tế thì sao?
Ước tính cho biết có đến khoảng 15% dân số sẽ ngất xỉu khi nhìn thấy máu, và đặc biệt khoảng từ 3,5-4% có nỗi sợ tột cùng với máu và các hành động liên quan đến chất dịch cơ thể này. Tuy nhiên, điều thú vị nằm ở chỗ một số người sẽ không ngất xỉu khi họ tự cắt chảy nhiều máu tay của mình, họ chỉ cảm thấy lạnh sống lưng khi chứng kiến bản thân chảy chiều máu.
Nguyên nhân chính của hiện tượng ngất xỉu này đến từ sự lo lắng. Khác với các dạng hoảng sợ thông thường làm cho nhịp tim tăng (tim đập nhanh trong lồng ngực – phản ứng căng thẳng cấp tính), hoảng sợ do nhìn thấy máu khiến nhịp tim đột ngột tăng trong chốc lát nhưng sau đó lại giảm mạnh.
Huyết áp giảm đột ngột làm cho máu không thể lưu thông trong não, gây tình trạng da tái nhợt, đổ mồ hôi, buồn nôn và dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên sâu hơn một chút, thì nguồn gốc của hiện tượng giảm nhịp tim khi nhìn thấy máu bắt nguồn từ dây thần kinh phế vị (vagus nerve). Nó có tác dụng kết nối một khu vực não bộ được gọi là nhân bó đơn độc (NST) với một số bộ phận của cơ thể liên quan đến các chuyển động bắt buộc, như thở, nuốt và chức năng tim.
Video đang HOT
NST hoạt động như một công tắc chuyển đổi giữa phản ứng căng thẳng cấp tính và phản ứng làm bình tĩnh tâm trạng sau đó.
Khi NST kích hoạt phản ứng của hệ thần kinh giao cảm – hay kích thích phản ứng căng thẳng cấp tính (giúp bạn sẵn sàng hoạt động) và hệ thần kinh đối giao cảm (giúp giải quyết rối loạn), thì giao tiếp đến dây thần kinh phế vị bị nhiễu loạn và cố gắng thực hiện cả hai phản ứng cùng lúc: giảm huyết áp trong khi tăng nhịp tim.
Kết quả, máu không được lưu thông bên trong não, gây ra mất ý thức, dẫn đến ngất xỉu.
Hoặc có một khả năng khác là thay vì cố gắng thực hiện cả hai phản ứng cùng lúc, thì NST của não bộ đã thực hiện chuyển đổi quá nhanh giữa phản ứng giao cảm và đối giao cảm, khiến cơ thể tạm ngừng hoạt động bằng cách ngất xỉu tạm thời.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng tin rằng NST là bộ phận chịu trách nhiệm về các phản ứng kinh sợ, tâm lý sợ hãi và ghê tởm kết hợp với nhau gây ra ngất xỉu.
Vậy chứng sợ máu này tại sao lại xuất hiện trên cơ thể con người, nó là do di truyền hay một yếu tố nào khác?
Thật khó để có thể tưởng tượng ra tình cảnh tổ tiên của chúng ta liên tục lăn ra bất tỉnh khi nhìn thấy máu của chính mình, trong khi vẫn có thể tránh được những kẻ săn mồi – điều này hầu như không có khả năng xảy ra.
Thay vào đó, các nhà khoa học cho rằng việc bất tỉnh này, hay cụ thể hơn là việc “giả chết”, có thể là một phương thức sinh tồn đã hình thành từ thời kỳ cổ đại và được di truyền cho đến tận ngày nay.
Giả sử, bạn đang bị một con gấu tấn công và ngất đi khi nhìn thấy máu của mình, điều đó khiến con gấu cảm thấy mất hứng thú và bỏ đi. Và mặc dù bị thương nặng và mất nhiều máu, cuối cùng bạn vẫn sống.
Một giả thuyết khác được đưa ra, đó là việc giảm huyết áp đột ngột dẫn đến ngất xỉu khi nhìn thấy máu của mọi người là một phản ứng bảo vệ, ngăn tình trạng chảy nhiều máu tiếp tục.
Ngất xỉu sẽ thay đổi vị trí cơ thể từ thẳng đứng sang nằm ngang, giúp tim có thể bơm máu lên não. Khi bạn tỉnh dậy, có thể máu sẽ không còn chảy nhiều nữa.
Theo Vnreview
Tiểu đường siêng tập lại dễ... đột tử vì hạ đường huyết?
Triệu chứng hạ đường huyết biểu hiện: mệt, bủn rủn tay chân, đói bụng, tim dập nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng,... nặng có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Ảnh minh họa
Bạn đọc Trần Văn Phong (nam 55 tuổi, quận Gò Vấp, TP HCM), hỏi: Tôi mắc bệnh tiểu đường, đang dùng thuốc, có thay đổi chế độ ăn, cắt giảm đường... Tôi nghe nói người mắc bệnh này, ngoài sợ tăng đường huyết còn sợ hạ đường huyết gây đột tử có đúng không? Tôi hay tập thể thao mỗi sáng bằng cách chạy bộ hay tập trong phòng tập vì được biết tăng cường vận động sẽ tốt cho việc trị bệnh. Nhưng cũng nghe nói có người tập quá sức mà hạ đường huyết....
Bác sĩ Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch - tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Đúng như anh nói, hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường là biến chứng thường gặp và khá nguy hiểm.
Đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường được kiểm soát tốt nhờ các thuốc điều trị làm giảm sản xuất glucose tại gan, tăng tính nhạy cảm với Insulin tại các mô (metformin), kích thích tụy tăng tiết insulin (sulfunylurea, metiglinide), ức chế enzym DPP4..., làm tăng LGP1 nội sinh, tăng Insulin máu (Gliptin), từ đó làm hạ đường huyết. Ngoài ra, việc kiểm soát đường huyết còn nhờ chế độ ăn giảm đường, giảm tinh bột, tập thể dục vận động.
Tuy nhiên nếu bệnh nhân ăn uống kém, không cung cấp đủ lượng thức ăn (trong đó có đường, tinh bột) như thường ngày, hoặc tăng liều thuốc điều trị tiểu đường, hoặc tăng cường vận động sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết. Triệu chứng hạ đường huyết biểu hiện: mệt, bủn rủn tay chân, đói bụng, tim dập nhanh, đổ mồ hôi, choáng váng,... nặng có thể hôn mê do hạ đường huyết.
Để tránh hạ đường huyết, anh nên theo dõi đường huyết và tuân thủ tốt điều trị. Khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, anh nên kiểm tra đường huyết (tại bệnh viện hoặc test nhanh tại nhà) để điều chỉnh liều thuốc tiểu đường cho thích hợp. Anh nên ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa ăn. Khi tập luyện thể thao nhiều, nếu thấy mệt, đói bụng anh nên ăn ngay một ít bánh hoặc uống ít sữa.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong
Mùi cơ thể gây ám ảnh nhưng ít ai biết nguyên nhân có thể xuất phát từ những vấn đề sau Không riêng gì mùa hè mà cả trong mùa đông, cơ thể bạn vẫn có thể tiết ra mùi hôi khó ngửi và đôi khi nó lại xuất phát từ chính nội tiết tố bên trong cơ thể của bạn. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều khiến cơ thể tiết ra mùi hôi nếu xuất phát từ những lý do rõ ràng như...