Tại sao nhiều chuyên gia quốc tế có niềm tin mạnh mẽ rằng kinh tế Việt Nam sẽ kiên cường và “bật trở lại” hậu Covid-19?
Thế giới đang phải vật lộn với sự lây lan và các tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Là một quốc gia có quan hệ kinh tế lớn với Trung Quốc, liệu Covid-19 có kìm hãm sự phát triển của Việt Nam hay Việt Nam đang ở một vị trí tốt để có thể trở lại?
Ảnh: CNA
Xu hướng “tiền Covid-19″
Trong khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang giao tranh thương mại, Việt Nam đã nổi lên như một nhân tố hưởng lợi từ đó. Các chuyên gia quốc tế cho rằng, Việt Nam có lẽ là bên hưởng lớn nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á.
Ông Filippo Bortoletti – Cố vấn kinh doanh quốc tế của Dezan Shira & Associates nhận xét: “Việt Nam đã có lợi thế, không chỉ về mặt địa lý mà còn vì sự cởi mở của Chính phủ đối với các nhà đầu tư nước ngoài”.
“Việt Nam đã theo con đường phát triển truyền thống từng thấy ở nhiều nền kinh tế châu Á phát triển. Đi từ thu nhập thấp, lên đến trung bình, trung bình cao rồi lên đến thu nhập cao. Bắt đầu từ kinh tế nông nghiệp với một lượng lớn lao động dư thừa ở nông thôn. Lao động dư thừa này di chuyển vào khu vực thành thị, từ khu vực không chính thức sang khu vực chính thức. Từ đó, Việt Nam có một lực lượng lao động lớn sẵn sàng làm việc với mức lương thấp, thu hút các công ty trong ngành sản xuất thâm dụng lao động” – ông Simon Baptist, Kinh tế trưởng của The Economist Intelligence Unit giải thích.
“Với dân số trẻ, lực lượng lao động lớn so với các nước khác ở Đông Nam Á, và cơ sở hạ tầng tương đối tốt, Việt Nam đã thực sự nổi lên như một vành đai công nghiệp và công nghiệp phụ trợ hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài chuyển đến Việt Nam” – ông Samuel Pursch, Phó giám đốc Vriens & Partners đánh giá.
Với dân số khoảng 96 triệu người, GDP đã được cải thiện gần 8%, một phần nhờ quá trình chuyển dịch sản xuất từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ. Sự gần gũi với Trung Quốc là điều kiện đặc biệt thích hợp cho các công ty muốn chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam.
Thay vì từ bỏ hoàn toàn Trung Quốc, các nhà đầu tư đang chọn việc bổ sung thêm các cơ sở sản xuất với đầu vào giá rẻ ở Việt Nam, hay còn được gọi là chiến lược Trung Quốc 1.
Nhiều công ty đang phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, vì vậy họ mong muốn có thể đa dạng hóa, để nếu có biến cố xảy ra ở Trung Quốc, họ còn có lựa chọn khác. Một phần cũng vì tiền lương ở Trung Quốc đang tăng, nên sẽ rất nhanh thôi, họ sẽ không còn lợi thế chi phí cạnh tranh. Khi đó, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế mà nhiều công ty tìm đến nhất, bởi họ có rất nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Và trên nhiều khía cạnh, làm ăn ở Việt Nam dễ hơn đối với một công ty nước ngoài.
Video đang HOT
“Để có thể thực phát triển đến cấp độ tiếp theo, Việt Nam cần phải thực sự ý thức được thực tế là đất nước có thể sẽ cần phải mở cửa hơn nữa. Đổ vốn vào Việt Nam rất dễ, nhưng rút ra thì chưa thực sự dễ dàng. Cần phải chắc chắn rằng nhà đầu tư sẽ có kế hoạch thoát hiểm để thực sự có được các khoản đầu tư tốt hơn. Tôi có thể nói rằng Việt Nam đã học tập khá thành công từ câu chuyện của Trung Quốc” – ông Kelvin Tay, Giám đốc đầu tư tại Singapore của UBS nói thêm.
Sức hấp dẫn của Việt Nam
Ưu điểm của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư được thúc đẩy bởi cả yếu tố sản xuất và thị trường tiêu dùng gần 100 triệu dân. Việt Nam không còn là một nước thu nhập thấp mà đã trở thành một quốc gia có thu nhập nước thu nhập trung bình.
“Khi xem xét dòng vốn FDI, cần lưu ý rằng bạn không thể xây dựng một nhà máy ngay lập tức. Trong 5 năm qua, chúng tôi đã thấy rằng dòng vốn FDI vào lĩnh vực sản xuất chiếm khoảng 11% mỗi năm, đó vẫn là một con số rất mạnh. Nhìn vào con số đó, tôi cho rằng Việt Nam thực sự là khu vực thu hút FDI số một” – bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế của ICAEW và Trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á – Oxford Economics đánh giá.
Điều quan trọng nhất là nỗ lực tự do hóa thương mại của Việt Nam. Các hiệp định đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế trong vài năm qua. Việt Nam đã rất tích cực ký kết hiệp định thương mại song phương với các quốc gia và nền kinh tế trên thế giới. Mới nhất là thỏa thuận thương mại tự do mang tính bước ngoặt với Liên minh Châu Âu.
“EVFTA sẽ mang lại cơ hội thâm nhập vào thị trường lớn với thuế suất thấp. Đó là điều rất tích cực cho Việt Nam. CPTPP cũng sẽ là một sự thúc đẩy lớn cho Việt Nam. Bởi dựa trên nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi cảm thấy rằng Việt Nam thực sự là người hưởng lợi lớn nhất từ CPTPP” – ông Kelvin Tay nói.
Sự trở lại “hậu Covid-19″
Song, thế giới đang phải vật lộn với sự lây lan ngày càng tăng và các tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Là một quốc gia có quan hệ kinh tế lớn với Trung Quốc, liệu Covid-19 có kìm hãm sự phát triển của Việt Nam? Hay Việt Nam đang ở một vị trí tốt để có thể trở lại?
“Chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực, vì dịch bệnh này tác động rất lớn đến nhập khẩu của Trung Quốc. Và tất nhiên là Trung Quốc xuất khẩu một lượng hàng hóa lớn (chủ yếu là nguyên vật liệu cho sản xuất) sang Việt Nam. Đặc biệt hơn là thông qua du lịch. Khoảng 30% doanh thu du lịch của Việt Nam đến từ Trung Quốc. Doanh thu trong ngành này đã sụp đổ về gần như bằng không chỉ trong vài tuần, và tác động lan sang cả các ngành khác theo cấp số nhân” – ông Kelvin Tay nói.
Ngành sản xuất linh kiện ở Trung Quốc vẫn đang bị đình trệ ở nhiều cấp độ. Các nhà máy Việt Nam dự kiến sẽ cạn kiệt nguồn linh kiện và các bộ phận trong những tuần tới và có thể là tháng tới.
“Vì nhà máy sản xuất linh kiện đã không mở lại hoặc mở cửa trở lại nhưng không thể chạy hết công suất vì thiếu công nhân. Hoặc có thể, họ vẫn chạy hết công suất nhưng hệ thống hậu cần đã bị gián đoạn nghiêm trọng” – ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Amcham cho biết.
“Dữ liệu thương mại cho giai đoạn đầu năm 2020 rất yếu. Thương mại tổng thể ở Việt Nam đã giảm khoảng 12% trong tháng 1/2020 và tôi dự kiến con số tương tự vào tháng 2 và tháng 3. Với giả định rằng Covid-19 được kiểm soát sau đó, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chứng kiến quý 2/2020 tăng trưởng yếu. Có lẽ đến tháng 6 mọi thứ sẽ trở lại bình thường” – ông Simon Baptist cho hay.
Ông Walter Blocker – Chủ tịch kiêm CEO Liên minh Thương mại Việt Nam nói: “Các chuyến hàng của chúng tôi vào Việt Nam đã giảm khoảng 50%, một phần là do kỳ nghỉ Tết, thứ hai là nhiều công đoạn không trôi chảy đang trì hoãn hoạt động sản xuất của nhà máy”.
Liên minh thương mại Việt Nam là một Tập đoàn nắm giữ 9 công ty con hoạt động trong các ngành kinh doanh bao gồm: đồ nội thất, bia và đồ uống, thực phẩm, quảng cáo bảo hiểm và nghiên cứu người tiêu dùng số. Và với nhiều danh mục đầu tư như vậy, tác động của Covid-19 đến họ là rất đa chiều.
Bất chấp tất cả những khó khăn, ông Walter hy vọng rằng Covid-19 có thể chỉ gây ra một trở ngại ngắn cho Việt Nam. Ông tin rằng Việt Nam – đất nước kiên cường chắc chắn sẽ bật trở lại, tận dụng lợi ích của thương chiến.
Thiệt hại trực tiếp đến ngành du lịch ước tính đã lên tới 3-4 tỷ USD. Nhưng Việt Nam thì không hề xa lạ với việc xử lý khủng hoảng y tế. Năm 2003, ở đỉnh điểm của dịch SARS, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát căn bệnh này. Tổ chức y tế tuyên bố Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong số các quốc gia nhiễm đã loại bỏ thành công SARS.
“Việt Nam đã cho thấy sự quyết liệt ngay từ thời điểm đó. Ngay khi có ca nhiễm SARS trọng bệnh viện, họ đã tiến hành phong tỏa, ngăn không cho bất cứ ai ra vào. Nếu bạn đọc báo cáo, các nhân viên y tế và bệnh nhân họ rất đau lòng về những gì đã xảy ra. Nhưng họ đã rất quyết đoán và đưa ra những quyết định khó khăn để ngăn chặn SARS” – Giáo sư Hsu Li Yang của Trường Y tế công cộng Đại học Quốc gia Singapore nói.
Nhưng bản chất của Covid-19 là khác với SARS và tác động đến nền kinh tế toàn cầu có thể nghiêm trọng hơn với hàng trăm quốc gia bị ảnh hưởng. Đóng cửa nhà máy đang phá vỡ chuỗi cung ứng và chặn nguồn cung linh kiện của Việt Nam.
“Việt Nam là một trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Top 5 năm 2018, Top 5 năm 2019, chưa chắc sẽ lọt vào Top 5 năm 2020 do tác động của Covid-19 nhưng vẫn có nằm trong Top 10. Tại EIU chúng tôi đã dự báo tăng trưởng ở Việt Nam là khoảng 6,4% trung bình trong 5 năm tới. Đầu năm 2020, chúng tôi đã mong đợi nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,9%, có lẽ bây giờ sẽ được sửa đổi giảm xuống khoảng 6,2%, song đó vẫn là một tốc độ tăng trưởng rất cao trong bối cảnh toàn cầu” – ông Simon Baptist khẳng định.
“Chúng tôi cho rằng Covid-19 sẽ có tác động lớn trong qúy 1, nó sẽ tương tự như SARS, sẽ là tác động ngắn hạn. Chúng tôi đang dự báo phần lớn tác động trong quý 1 sẽ phản ánh cả du lịch suy yếu do các biện pháp hạn chế và giảm khách du lịch Trung Quốc, cũng như một số sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay. Chúng tôi thực sự mong đợi rằng sang qúy 2, chúng ta có thể bắt đầu bình thường hóa hoạt động sản xuất” – bà Sian Fenner chia sẻ.
“Tôi nghĩ rằng rất nhiều doanh nghiệp rời Trung Quốc sẽ không trở lại. Covid-19 không phải là lỗi của doanh nghiệp Trung Quốc, nhưng nó chắc chắn đã củng cố quyết định của nhiều công ty, vốn đã biết việc phụ thuộc quá nhiều vào một quốc gia cho chuỗi cung ứng hoặc kế hoạch kinh doanh là rất rủi ro. Covid-19 đã cho các công ty thêm một lý do để cảm thấy rằng họ nên ở một nơi như Việt Nam. Và như vậy, tôi nghĩ rằng đó là một xu hướng dài hạn mà chúng ta sẽ thấy tiếp tục chứng kiến”- ông Adam Sitkoff nhận định.
Hoàng An
"Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, nền kinh tế số lấn át nhanh chóng kinh tế thực"
TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ trong ngày đầu Việt Nam thực hiện "cách ly toàn xã hội".
Trong ngày đầu cả nước thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, PGS-TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ những suy nghĩ của ông trên trang Facebook cá nhân, ông viết: " Có nhiều điều để suy nghĩ và viết ra lúc này, do áp lực của các biến cố đang xảy ra và cả từ lý do đang trong giai đoạn "cách ly toàn xã hội".
Ông Thiên nhận định, kinh tế thế giới sẽ lâm vào khủng hoảng và suy thoái kéo dài, chắc phải cỡ 2 năm, tức là đến 2022.
Lý do là các chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt, từ cả hai đầu (cung và cầu). Đứt không chỉ một vài khâu nào đó trong chuỗi mà là đứt gây ngưng trệ ở tất cả các khâu nên suy thoái nghiêm trọng là không tránh khỏi và việc khôi phục trở nên khó khăn, kéo dài hơn các cuộc khủng hoảng thông thường.
Việc dịch chuyển các chuỗi cung ứng do dịch Covid-19 được cộng thêm hệ quả của tác động chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung, dẫn đến tiếp diễn sự dịch chuyển sản xuất của các Tập đoàn lớn, quá trình có thể kéo dài vài năm.
Ông Thiên nhận định: "Tình thế hiện nay là không thể khôi phục lại các chuỗi đứt để xây dựng lại cấu trúc kinh tế như trước "Covid-19" hay thậm chí xa hơn - trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc . Nền tảng kinh tế thế giới đã thay đổi căn bản, ở cả 2 khía cạnh cấu trúc không gian và thời gian".
Một là, nền kinh tế số lấn át nhanh chóng nền kinh tế thực. Hãy xem giờ đây mỗi ngày, mỗi người dành mấy giờ sống với smartphone, facebook và số giờ đấy đang tăng nhanh như thế nào khi bị "cách ly xã hội".
Hai là, sự dịch chuyển trong không gian các chuỗi sản xuất, với dòng chính là "chạy ra khỏi Trung Quốc" (ngược lại với 30 năm trước, tất cả đua nhanh bổ nhào vào Trung Quốc). Phân bố lại nguồn lực sẽ đi liền với việc phân bố lại quyền lực phát triển.
Cuộc "đua và đấu" giữa Mỹ - Trung Quốc hay giữa bất kỳ các đối thủ nào hiện nay đều đứng trước một tình thế mới. Đó là tác động cộng hưởng của những yếu tố "khủng" chưa từng thấy, đều có ý nghĩa xoay chuyển lịch sử - thời đại. Nhưng xin nhắc lại: đó là tác động cộng hưởng (chứ không phải là tác động đơn lẻ của từng yếu tố - đã "khủng" rồi càng "khủng" hơn gấp bội) bởi thêm tác động của các yếu tố: 1) Công nghệ cao - kinh tế số, 2) Trung Quốc trỗi dậy và 3) Covid-19.
Tốc độ cao của mọi quá trình trong không gian toàn cầu hóa sẽ làm gia tăng tần số xảy ra các biến cố mang tính thảm họa (điều này lý giải tại sao hiện nay, nhiều nước phải lập ra Bộ "Ứng phó tình trạng khẩn cấp"). Quá trình phát triển trở nên đặc biệt khó lường.
Hàm ý của nhận định này được ông Thiên nêu ra là loài người đứng trước một tổ hợp rủi ro mới, khốc liệt hơn rất nhiều so với bất cứ điều gì đã từng có: Tổ hợp của rủi ro công nghệ, rủi ro thị trường, rủi ro thiên tai, dịch bệnh.
Thêm vào đó, lúc này, thật khó trả lời xác quyết Covid-19 là tai họa thiên nhiên (thiên tai) hay tai họa công nghệ (nhân tai). Nhưng chắc chắn một điều: đó là tai họa gắn với toàn cầu hoá tốc độ cao, là một sản vật mang thuộc tính của toàn cầu hoá.
Hàm ý thứ 2 là những gì trỗi dậy được nhờ toàn cầu hoá (Trung Quốc chẳng hạn) thì cũng đối diện với nguy cơ chịu tai họa do toàn cầu hoá gây ra (Trung Quốc lại tiếp tục là ví dụ - với Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung Quốc và dịch Covid-19).
Đặc biệt, trong cấu trúc phát triển hiện đại, logic của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 chứa đựng khả năng nước đi sau có thể nhảy vọt, vượt qua các nước đi trước và gây đảo lộn trong trật tự phát triển và hệ thống quyền lực. Không đơn thuần các nước đi trước "bắt nạt" các nước đi sau như các thế kỷ trước đây.
Bình luận thêm những chia sẻ từ ông Trần Đình Thiên, TS. Lương Hoài Nam dẫn lời của Thống đốc bang New York Andrew Cuomo mới đây tại cuộc họp báo về Covid-19: "Bao giờ sẽ trở lại bình thường? KHÔNG BAO GIỜ! Nói đúng hơn là chúng ta sẽ trở lại MỘT BÌNH THƯỜNG MỚI".
Đây thực sự là giai đoạn thử thách đối với các doanh nghiệp để đổi mới, tái cấu trúc, theo ông Nam, "ngành nào, doanh nghiệp nào mà không ý thức được sự thay đổi này để sẵn sàng nhất cho một thời kỳ BÌNH THƯỜNG MỚI, rất khác với những gì đã có trước đại dịch Covid-19 thì sẽ không có tương lai".
Tú Anh
Vì sao kinh tế Việt Nam có thể có sức bật tốt, phục hồi tương đối nhanh hậu dịch Covid-19? "Dịch bệnh kéo theo nhiều khó khăn, nhưng tâm lý cộng đồng doanh nghiệp chưa có sự xáo trộn lớn như giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới. Chúng ta đang thấy có sự bình tĩnh, chia sẻ thẳng thắn để cùng vượt qua biến động", ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cứu sống cụ ông 97 tuổi
Sức khỏe
18:53:31 22/02/2025
Lại thêm drama: Xuất hiện 1 nhân vật đặc biệt vội bay từ Hàn Quốc đến "cứu" chồng Từ Hy Viên
Sao châu á
18:41:47 22/02/2025
Trứng quý như vàng, dịch vụ cho thuê gà đẻ nở rộ tại Mỹ
Lạ vui
18:16:32 22/02/2025
Hành động của một đứa trẻ khiến người dân cả khu chung cư nửa đêm phải dậy khắc phục: Đi làm về mệt còn ôm "bụng" tức!
Netizen
18:16:11 22/02/2025
Sao nam Vbiz tiết lộ nguyên nhân ô tô rơi xuống vực 40m: "Nếu nước sâu, xe lật thêm 1 vòng nữa thì chết"
Sao việt
17:54:40 22/02/2025
Trúng độc đắc 2 ngày cuối tuần (22 và 23/2), 3 con giáp lộc lá xum xuê, làm ăn thịnh vượng
Trắc nghiệm
17:53:37 22/02/2025
"20 con tôm, 1kg thịt bò, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa", không nhầm đâu, đó là một bữa của Ánh Viên
Sao thể thao
17:29:31 22/02/2025
Xác định kẻ sát hại 2 mẹ con tại nhà riêng ở Bình Dương
Pháp luật
17:10:22 22/02/2025
Mỹ có thể cắt quyền truy cập Starlink, gây áp lực với Ukraine về thỏa thuận khoáng sản
Thế giới
16:28:48 22/02/2025