Tại sao người trẻ thích nuôi những con vật ‘đáng sợ’ làm thú cưng?
Không chọn chó, mèo như thường thấy mà nhiều bạn trẻ lại nuôi những con vật có vẻ ngoài đáng sợ với nhiều người như rắn, bọ cạp… làm thú cưng.
Có nhiều lý do để người trẻ thích nuôi những con vật “đáng sợ” – NVCC
Có rất nhiều lý do để người trẻ chọn những con vật mà khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình khiếp sợ làm thú nuôi. Đó là vì độc lạ, ít tốn công chăm sóc… nhưng lý do lớn nhất có lẽ là lòng yêu thương động vật.
Tình yêu động vật khác với tình yêu thú cưng!
Nhiều năm chăm sóc các loài bò sát, chim…để làm thú cưng, Nguyễn Đoàn Vĩnh Xuyên, sinh viên trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết tình yêu động vật xuất phát từ những bài học của ba, khi từ nhỏ ba của Xuyên đã mua cho chàng trai này những con vật như dế, ốc mượn hồn…để chăm sóc.
“Mình quan niệm rằng tình yêu động vật khác với tình yêu dành cho thú cưng, vì những người thích thú cưng họ chỉ nuôi và chăm sóc những con có vẻ ngoài dễ thương như chó, mèo…còn người yêu động vật họ có thể nuôi bất kỳ con gì kể cả khi đó là những loài vật nhìn rất đáng sợ như côn trùng, bò sát…”.
Ngày nay, với người trẻ, thú cưng không chỉ là chó, mèo – NVCC
Theo Vĩnh Xuyên việc ngắm nhìn những con “thú cưng” giúp chàng trai có đời sống tinh thần thoải mái, cảm nhận được nét đẹp đa dạng của cuộc sống dù vẻ ngoài của các con vật này trông gai góc, đáng sợ với nhiều người. “Sự lạnh lùng của chúng đầy cuốn hút cùng với việc quan sát quá trình trưởng thành, săn mồi..tập tính của chúng giúp mình bổ sung được nhiều kiến thức về sinh học” Vĩnh Xuyên chia sẻ.
Bị cuốn hút với vẻ đẹp độc lạ
Cùng sở thích nuôi những loài thú cưng “đáng sợ” như Vĩnh Xuyên, Phạm Quang Hiếu, 22 tuổi, ngụ tại đường Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM, sở hữu nhiều loài như trăn, rắn, nhện, bọ cạp…Chia sẻ với chúng tôi, Hiếu cho biết ngoài việc dễ chăm sóc còn cảm thấy bị cuốn hút với vẻ đẹp độc lạ của những loài này.
“Thức ăn của tụi nó đa phần là côn trùng hoặc các loài động vật nhỏ như chuột, nhái.. nên sẽ rất dễ kiếm. Đa phần những con vật này chỉ cần cho ăn rất ít, thường là một lần một tuần nên cũng không mất quá nhiều thời gian chăm sóc”, Hiếu chia sẻ.
Chúng mang một vẻ đẹp khác biệt qua cái nhìn của những người yêu động vật – NVCC
Đam mê nuôi động vật từ bé và có 12 năm kinh nghiệm nuôi những loài thú cưng “đáng sợ” này, Nguyễn Lê Hoàng Hiếu, 28 tuổi, ngụ tại đường Trần Nhật Duật Q 1, TP.HCM đang sở hữu bộ sưu tập 10 con rắn dòng California King Snake, 3 con bò cạp châu Phi, 1 con rùa cá sấu Bắc Mỹ,…
Ngay từ bé Hoàng Hiếu đã có ước mơ xây dựng một môi trường sống tự nhiên thu nhỏ trong nhà. “Trong khoảng thời gian đi du học ở nước Úc, được tiếp xúc với cách mà con người nơi đây đối xử với các loài động vật rất văn minh, mình học được cách hiểu thiên nhiên từ đó thêm yêu quý các loài động vật”, Hoàng Hiếu chia sẻ.
Học được cách hiểu thiên nhiên qua nuôi những con vật độc lạ – NVCC
Hoàng Hiếu chia sẻ thêm trước khi nuôi những loài động vật độc lạ làm thú cưng, cần có những kiến thức nhất định về tập tính, nọc độc… cũng như cần tìm hiểu và tuân thủ đúng theo công ước CITES (Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp). Không nên thả những loài động vật ngoại lai ra môi trường, nên hiểu và phân biệt rạch ròi giữa động vật nuôi với động vật hoang dã.
Tuy trông đáng sợ nhưng những con thú nuôi độc lạ cũng có lúc rất đáng yêu – NVCC
Những điều cần lưu ý khi nuôi các loài côn trùng, bò sát
Thầy Hồ Văn Nhật Trường, giáo viên bộ môn sinh học, Trường Trung học thực hành Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, cho biết cần tìm hiểu kỹ trước khi nuôi các loài côn trùng hay bò sát vì có loài sẽ mang nọc độc gây nguy hiểm, còn nếu không có thì vẫn phải rất cẩn thận vì nhóm này không thuần hóa được như chó, mèo..nên khả năng gây thương tích rất cao.
Theo thầy Trường, việc nuôi các nhóm động vật như bò sát, côn trùng…làm thú cưng cũng không gây ảnh hưởng gì đến hệ sinh thái vì thường nuôi với số lượng ít, cùng với việc do quen với môi trường nuôi nhốt nên những loài này khó mà sống trong môi trường tự nhiên.
Tuy nhiên, không được gây biến đổi gen, tác động hóa chất vào các loài động vật.”Việc biến đổi gen gây bất lợi cho bản thân sinh vật vốn đã thích nghi với môi trường sống dưới tác động của chọn lọc tự nhiên qua thời gian tiến hoá lâu dài (tính nhân văn). Các đột biến phát sinh ngẫu nhiên do tiếp xúc với các chất hoá học sẽ tích lũy và di truyền dẫn đến các chủng biến dị có thể bất lợi cho hệ sinh thái và con người”, thầy Trường chia sẻ.
Bên trong phòng khám chữa bệnh, châm cứu miễn phí cho chó mèo ở Hà Nội: "Ngoan, bà thương..."
Trong lúc học viên đưa tay sờ huyệt trên phần thân con "Mõm Đỏ" rồi đâm kim xuống, chú chó kêu khẽ một tiếng. Bà Vân đứng bên cạnh vuốt ve nó, miệng không ngớt "ngoan, bà thương", chú chó liền nằm im để mọi người tiếp tục châm cứu.
7h30 mỗi sáng, phòng khám thú y nhỏ trong ngõ Ngô Xuân Quảng, huyện Gia Lâm, Hà Nội bắt đầu mở cửa. Các bạn sinh viên đến từ sớm, người dọn dẹp vệ sinh, người mát xa cho chó mèo. Trước khi châm cứu, thú cưng được xoa bóp, vận động trong khoảng một tiếng.
Đến 9h, những chiếc bàn chuyên dụng được bày ra giữa phòng, đủ các loại dây dợ. Các bài châm cứu dành cho thú cưng bị liệt sẽ được tiến hành dưới sự hướng dẫn của bà Phạm Xuân Vân, 89 tuổi.
Cụ bà 89 tuổi ở Hà Nội mở phòng khám chữa bệnh, châm cứu miễn phí cho thú cưng (Thực hiện: Minh Nhân)
Phòng khám Thú y Cộng đồng nơi cứu chữa thú cưng bị liệt chân, động kinh,...
Sau gần 10 năm, từ căn phòng sơ sài, phòng khám được tài trợ nhiều trang thiết bị, vật dụng, thuốc men,...
Phòng khám do bà Phạm Xuân Vân, cựu giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam sáng lập
Cụ bà 89 tuổi về hưu mở phòng khám châm cứu cho chó mèo
Bà Vân thuộc thế hệ giảng viên đầu tiên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Về hưu, bà nhận khám chữa bệnh tại nhà cho vật nuôi, thú cưng. Tay nghề tốt, không chỉ nhiều người mang chó mèo tới nhờ bà thăm khám, mà các sinh viên Khoa Thú y cũng tìm đến xin học nghề.
Nhà chật, không có không gian giữ chó mèo lại để chăm sóc, khách buộc phải mang thú cưng đến khám rồi mang về. Thời gian sau, số lượng chó mèo tăng nhanh, sinh viên đến học cũng ngày một đông, bà Vân làm đơn đề nghị Khoa Thú y hỗ trợ phòng để tiện công tác giảng dạy và chữa bệnh.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện, cho bà Vân mượn căn nhà nhỏ trong khu huấn luyện vật nuôi của trường. Năm 2012, sau nhiều nỗ lực, phòng khám Thú y Cộng đồng ra đời, với mục đích phát triển phương pháp châm cứu để cứu sống vật nuôi thiếu may mắn.
Phòng khám đón tiếp thú cưng chủ yếu mắc các triệu chứng như liệt chân, rối loạn chức năng chuyển hóa, bí tiểu, động kinh,... được chữa trị bằng phương pháp châm cứu, mát xa. Tuy liệu pháp này mất nhiều thời gian nhưng khả năng lành bệnh và phục hồi chức năng ở vật nuôi rất tốt.
Mới đầu phòng khám rất đơn sơ, không bàn ghế, không tủ, không dụng cụ thuốc men. Mọi vật tư đều do bà Vân cùng sinh viên góp nhặt.
Mỗi sáng, thú cưng được xoa bóp, mát xa, nắn huyệt
Những chú chó, mèo đều được chăm sóc hết sức cẩn thận
Để chó, mèo liệt dễ di chuyển, bà Vân và sinh viên đã chế tạo "xe lăn" đặc biệt cho chúng
Bà nhớ lại, "vị khách" đầu tiên của phòng khám là một con chó màu đen bị liệt, thân lở loét, được các bạn học viên nhặt về từ bãi rác. Sau nhiều tháng chữa trị, chú chó dần khỏe mạnh, có thể đi lại. Mọi người vui mừng đặt cho nó cái tên Lucky, với hy vọng sẽ mang lại may mắn cho nó và phòng khám.
Từ đó, phòng khám được nhiều người biết đến, nhận được tài trợ trang thiết bị từ một số cơ sở, doanh nghiệp. Bà Vân cho cải tạo lại phòng khám, chia làm các khu điều trị khác nhau, mua sắm thêm thuốc men,...
"Có thời điểm chúng tôi nhận chữa trị cùng lúc cho 30 thú cưng, sinh viên phải thay nhau chăm sóc, kể cả thứ 7, Chủ nhật", bà Vân nói. Đến nay, phòng khám đã có hàng trăm khách hàng, đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau.
Mỗi chú chó, mèo là mỗi hoàn cảnh đáng thương khác nhau, được bà Vân và sinh viên tận tình thăm khám và cứu chữa
Vẻ ngoài đáng yêu của chúng khiến người đối diện dành trọn vẹn tình thương
"Ngoan, bà thương"
Gần 10 năm nay, mỗi ngày bà Vân đều bắt xe ôm đến phòng khám. Chó mèo bị liệt nên bà cùng các bạn sinh viên phải thường xuyên xoa bóp, bấm huyệt. Bà nhớ tên từng con vật, bệnh tình ra sao. Như con phốc sóc lông trắng có tên "Càu Nhàu", chú poodle dễ thương được gọi là "Mõm Đỏ", rồi "Sam", "Mun", "Tun", "Dollar", "Xù",...
"Con này bị ngã từ tầng cao xuống đất bị liệt, con thì bị bỏ rơi được người khác nhặt về nuôi mang đến, con lại bị vẹo cổ", bà Vân nhớ tất cả, vì bà xem chúng như người thân, tận tình chăm sóc và dồn tình yêu thương.
Chăm sóc chó mèo bị liệt đã khó, châm cứu cho chúng càng khó hơn vì huyệt vị rất nhỏ, khó tìm thấy để châm cứu chính xác. "Chó mèo là động vật có móng vuốt sắc nhọn, nên trong quá trình châm cứu tôi và các bạn sinh viên hay bị cào, cắn chảy máu", vuốt ve chú mèo nhỏ bị liệt chân mới được khách mang đến bà Vân cười nói.
Để tránh những sự cố xảy ra khi châm cứu, bà Vân cùng sinh viên thiết kế "bàn châm cứu" từ dây thừng mềm. Thú cưng trước khi châm cứu sẽ được cố định trên bàn châm. Bên dưới học viên đặt khăn mềm tránh bị chó mèo cào, cắn khi châm cứu.
"Để giúp những vật nuôi ở thể trạng nặng không thể đi lại, chúng tôi sáng tạo ra xe lăn đặc biệt giúp chúng nhẹ nhàng đi lại", bà Vân chia sẻ.
9h mỗi sáng, các "khách hàng" sẽ được châm cứu
Bà Vân chế tạo bàn châm cứu để cố định vật nuôi
Chúng sẽ được cố định bằng dây thừng mềm, trải qua khoảng 30 phút châm cứu
Biện pháp châm cứu và trị liệu tuy mất nhiều thời gian nhưng mang lại cơ hội hồi phục cao cho vật nuôi
Mỗi bạn học viên sẽ có một hộp đựng vật dụng châm cứu riêng
Việc châm cứu đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ vì huyệt vị của thú cưng rất nhỏ
Những bàn tay khéo léo của các học viên được bà Vân đào tạo
Cứ 20 ngày châm cứu thú cưng sẽ được nghỉ 10 ngày, sau đó tiếp tục liệu trình cho đến khi khỏi bệnh. Hầu hết vật nuôi tại phòng khám đều được chữa khỏi sau nhiều tháng châm cứu và trị liệu, đôi khi cũng có những trường hợp không được may mắn.
Bà Vân miễn phí toàn bộ chi phí chữa trị cho vật nuôi, chỉ nhận tiền ăn trong suốt quá trình điều trị, để có thể duy trì hoạt động thăm khám cho những con vật tiếp theo.
Trần Hoàng, sinh viên năm cuối Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam biết đến phòng khám Thú y Cộng đồng từ một người bạn. 7 tháng gần đây, cậu chính thức đến đây làm việc.
Đối với Hoàng, bà Vân vừa là một người cô, vừa là người bà nghiêm khắc, có tình yêu với động vật. Tại đây, không chỉ Hoàng, các bạn sinh viên đều được bà Vân hướng dẫn tận tình, nâng cao tay nghề châm cứu.
"Trong công việc bà là một người nghiêm khắc, còn đời thường thì vui tính và yêu động vật", Hoàng cho biết.
Trong lúc Hoàng đưa tay sờ huyệt trên thân con "Mõm Đỏ" rồi đâm kim xuống, chú chó kêu khẽ một tiếng. Bà Vân đứng bên cạnh vuốt ve nó, miệng không ngớt "ngoan, bà thương", chú chó liền nằm im để mọi người tiếp tục châm cứu. Đối với bà Vân, mỗi chú chó, chú mèo đáng thương tại phòng khám, đều như những đứa cháu của bà vậy.
Bà Vân hướng dẫn một học viên cách tìm huyệt vị đúng cách
Tuy nghiêm khắc trong công việc, nhưng ngoài đời, bà Vân rất vui tính và dễ gần
Những chú cún tuy bị thương tật, nhưng vẫn rất đáng yêu và quấn người
Chúng sẽ được các anh chị sinh viên đưa ra ngoài hóng gió, tắm nắng mỗi khi thời tiết đẹp
Đôi vịt cưng gây 'sốt' ở chợ Thiếc: Cạp cạp vì thích uống nước đá, ăn nho Thời gian gần đây, khu chợ Thiếc (quận 11, TP.HCM) nhộn nhịp và rộn ràng hơn bởi sự xuất hiện của đôi 'vợ chồng' vịt cỏ là thú cưng của một tiểu thương bán hoa. Nàng vịt với món yêu thích nhất là nước đá - ẢNH: QUYỀN TRÂN Kết duyên cho... đôi vịt Hơn 5 tháng nay, nhiều tiểu thương ở khu...