Tại sao Nga ngừng tham gia hiệp ước hạt nhân New START với Mỹ?
Tổng thống Putin tuyên bố Nga tạm đình chỉ tham gia vào Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới ( NEW START) với Mỹ, nhưng không rút hoàn toàn khỏi hiệp ước.
Tại sao Mỹ và Nga có hiệp ước kiểm soát vũ khí?
Theo Washington Post, New START là thỏa thuận mới nhất trong một loại các cam kết giữa Mỹ và Nga (hay Liên Xô cũ), được lập ra nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của cả 2 phía.
Kể từ thời Chiến tranh Lạnh, Washington và Moscow đã tham gia vào một cuộc chạy đua làm đầy kho dự trữ hạt nhân của mình, tạo ra những nguy cơ an ninh toàn cầu. Tới năm 1960, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson kêu gọi Nga đàm phán để hạn chế số lượng vũ khí hạt nhân của 2 nước.
Dưới thời Tổng thống Richard M. Nixon, hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược SALT bắt đầu được thỏa thuận. Đến năm 1972, Mỹ và Liên Xô đã ký kết hiệp ước phòng thủ tên lửa đạn đạo và thỏa thuận hạn chế xây dựng hầm chứa tên lửa đạn đạo. Các thỏa thuận tiếp theo bao gồm START I và SORT đã giúp 2 nước cắt giảm đáng kể số đầu đạn hạt nhân của mình.
Một tên lửa đạn đạo của Nga. Ảnh: AP
Video đang HOT
Nội dung hiệp ước New START
Hiệp ước New START được ký kết vào năm 2010 bởi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Hiệp ước chính thức có hiệu lực từ năm 2011, tập trung vào việc giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹ và Nga có thể triển khai.
Cụ thể, kho vũ khí chiến lược của Mỹ và Nga bị giới hạn ở mức 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa; 1.550 đầu đạn hạt nhân phóng từ tàu ngầm và máy bay ném bom; và 800 bệ phóng “đã triển khai và chưa triển khai”.
Bên cạnh đó, New START cũng bao gồm 18 cuộc thanh sát mỗi năm với các địa điểm hạt nhân của 2 quốc gia. Các cuộc thanh sát này nhằm đảm bảo cả 2 bên đang thực hiện đúng thỏa thuận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tạm đình chỉ New START. Ảnh: TASS
Trên thực tế, cả Mỹ và Nga đều đã đáp ứng được các giới hạn vũ khí từ tháng 2/2018 và vẫn duy trì kể từ đó. Tuy vậy, các cuộc đàm phán gia hạn New START đã bị đình trệ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Tới năm 2021, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đạt được thỏa thuận gia hạn New START đến tháng 2/2026. Mặc dù vậy, trong suốt thời gian đại dịch Covid-19 nổ ra, các cuộc thanh sát đã không được thực hiện. Tới khi Nga khởi động chiến dịch quân sự đặc biệt, quan hệ ngoại giao giữa Washington và Moscow càng trở nên căng thẳng.
Vào tháng 11/2022, Nga đã đơn phương hoãn cuộc họp kỹ thuật về hiệp ước với các quan chức Mỹ vì “lý do chính trị”. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng “không thể xác nhận Nga đã tuân thủ hiệp ước”, bởi các cuộc thanh sát trên lãnh thổ Nga đều bị từ chối.
Động thái của Tổng thống Putin
Trong Thông điệp Liên bang được công bố ngày 21/2/2023, Tổng thống Vladimir Putin đã thông báo về việc tạm dừng tham gia hiệp ước New START, nhưng không rút khỏi hoàn toàn. Chủ nhân Điện Kremlin cũng nhấn mạnh rằng, nếu Mỹ tiến hành các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân mới thì Nga cũng sẽ làm điều tương tự.
Ngay sau khi tuyên bố này được đưa ra, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã lên tiếng kêu gọi Moscow suy nghĩ lại. “Tôi rất lấy làm tiếc với quyết định của Nga về việc đình chỉ New START”, ông Stoltenberg cho biết.
Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken cho rằng đây là hành động thể hiện “sự vô trách nhiệm” của Moscow, khẳng định Washington sẽ quan sát kỹ lưỡng và vẫn để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán bất cứ lúc nào.
Ông Medvedev: Nga có quyền tự vệ bằng bất kỳ loại vũ khí nào, kể cả hạt nhân
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, thế giới đang đứng bên bờ vực của một cuộc xung đột toàn cầu nếu Washington muốn Moscow thất bại.
"Rõ ràng, nếu Mỹ muốn đánh bại Nga thì chúng ta đang trên bờ vực của một cuộc xung đột quốc tế. Chúng tôi có quyền tự vệ bằng bất kỳ loại vũ khí nào, kể cả hạt nhân", TASS dẫn lời ông Medvedev viết Telegram hôm 22/2.
Một ngày trước, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố đình chỉ việc Nga tham gia Hiệp ước Kiểm soát vũ khí hạt nhân (New START).
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: RIA Novosti
"Đây là quyết định khẩn cấp, điều không thể tránh khỏi mà tôi đã lưu ý vào năm ngoái", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nêu rõ. Theo ông Medvedev, quyết định này được thúc đẩy bởi "cuộc chiến" do Mỹ và các nước Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khác tuyên bố với Nga.
Ông Medvedev cho hay: "Chúng tôi cũng sẽ quan sát phản ứng của các cường quốc hạt nhân khác - thành viên NATO: Pháp và Anh. Các lực lượng hạt nhân chiến lược của họ thường không được đưa vào danh sách kiểm soát đầu đạn hạt nhân trong quá trình chuẩn bị các thỏa thuận giữa Mỹ và Nga, nhưng đã đến lúc phải làm như vậy".
Trung Quốc kêu gọi Nga, Mỹ duy trì đối thoại Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên hợp quốc, ông Trương Quân cho rằng Mỹ và Nga cần duy trì đối thoại về giải trừ hạt nhân, tuy nhiên Washington nên là bên thực hiện các bước có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề song phương liên quan lĩnh vực này. Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc...