Tại sao Mỹ ‘bất lực’ khi cuộc chiến của Israel mở rộng?
Cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Liban đang làm nổi bật thực tế chiến lược mới: Nước Mỹ từng hùng mạnh giờ đây bất lực trong việc kiềm chế đồng minh hoặc gây ảnh hưởng đến các bên tham chiến lớn khác trong một cuộc khủng hoảng khu vực đang ngày càng tồi tệ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) hội đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv ngày 18/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh CNN của Mỹ, chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 30/9 đã phát động giai đoạn tiếp theo của cuộc tấn công chống Hezbollah bằng cái mà Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) gọi là “chiến dịch trên bộ hạn chế” vào Liban ( Lebanon) – bất chấp nhiều tuần yêu cầu kiềm chế từ Washington và những lời kêu gọi quen thuộc (và bị bác bỏ) về việc hạ nhiệt căng thẳng.
Điều này diễn ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng “chúng ta nên ngừng bắn ngay bây giờ”, khi được hỏi ông biết gì về các cuộc đột kích trước đây của lực lượng đặc nhiệm Israel vào miền Nam Liban. Phát biểu của Tổng thống Biden chỉ làm nổi bật thêm hố sâu ngăn cách giữa Mỹ và Israel vào ngày Thủ tướng Netanyahu phát biểu với người dân Iran trên sóng phát thanh rằng: “Không nơi nào ở Trung Đông mà Israel không thể tiếp cận được”.
Việc thiếu gắn kết đang ngày càng gia tăng khi nó trùng với giai đoạn cuối của cuộc tranh cử đầy căng thẳng ở Mỹ. Không gian để Tổng thống Biden xoay xở bị hạn chế nếu ông muốn tránh làm trầm trọng thêm tác động chính trị trong nước từ chiến tranh ở Trung Đông một yếu tố mà Thủ tướng Netanyahu, một chính trị gia lão luyện, chắc chắn hiểu rõ. Ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris, phần lớn vẫn trung thành với đường lối của chính quyền Biden – bất chấp những bình luận trước đó cho rằng bà có thể sẽ có lập trường cứng rắn hơn một chút đối với Thủ tướng Netanyahu trong khi nhấn mạnh đến hoàn cảnh khốn khổ của thường dân Palestine.
Sự “bất lực” của Mỹ và việc “lấn tới” của Israel đã lặp đi lặp lại kể từ cuộc đột kích của Hamas vào Israel vào ngày 7/10 năm ngoái khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng, dẫn đến cuộc tấn công của Israel vào Gaza và nỗ lực gần đây hơn nhằm tiêu diệt Hezbollah ở Liban.
Video đang HOT
CNN cho rằng, Chính phủ Israel thường hành động trước rồi mới tham khảo ý kiến Mỹ sau, ngay cả khi hành động của Tel Aviv chắc chắn sẽ làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao của Mỹ và làm gia tăng nỗi lo sợ rằng Washington sẽ bị kéo vào một cuộc chiến tranh khu vực thảm khốc. Ví dụ, Mỹ đã không được thông báo trước về cuộc không kích của Israel hôm 27/9 khiến thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng mặc dù làn sóng chấn động toàn cầu của vụ việc này chắc chắn sẽ rất nghiêm trọng.
Đại tá về hưu Cedric Leighton, nhà phân tích quân sự của CNN, cho biết trên “CNN This Morning” rằng, các cuộc thảo luận giữa những quan chức Israel và Mỹ trước khi IDF dự kiến tiến vào miền Nam Liban là “khá căng thẳng … đặc biệt là ở cấp cao”. Ông nói thêm: “Điều quan trọng cần ghi nhớ là Israel về cơ bản đã cố tình không thông báo cho Mỹ về các chi tiết trong hoạt động của họ”.
Cách tiếp cận này của Israel thường khiến chính quyền Biden có vẻ như là một “khán giả” hơn là một người “điều khiển cuộc chơi”, điều mà một siêu cường như Mỹ từng làm. Nhiều tháng ngoại giao con thoi mệt mỏi của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hầu như không mang lại kết quả gì. Và Mỹ đã liên tục thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza mà cả Thủ tướng Netanyahu và Hamas dường như đều không muốn.
Đây không chỉ là vấn đề gây bối rối về mặt ngoại giao. Mỗi lần chính quyền Mỹ bị Israel “phớt lờ” đều gây ra hậu quả cho uy tín của Mỹ trên trường quốc tế. Vị thế của Mỹ không chỉ bị thách thức bởi các đối thủ mà ngay cả các đồng minh cũng bắt đầu đặt câu hỏi về khả năng duy trì ảnh hưởng của Washington trong những cuộc xung đột quốc tế phức tạp.
Nhưng với Thủ tướng Netanyahu, người đứng đầu một liên minh cánh hữu mạnh mẽ, việc mở rộng cuộc chiến sang Liban có thể giúp ông duy trì sự ủng hộ trong nước, đặc biệt là từ các nhóm cực hữu, ngay cả khi điều này khiến mối quan hệ với Mỹ căng thẳng hơn. Ông biết rằng, trong bối cảnh chính trị phức tạp của Mỹ, Tổng thống Biden sẽ khó có thể thực hiện các biện pháp trừng phạt mạnh tay với Israel mà không đối mặt với những hậu quả chính trị nghiêm trọng tại quê nhà.
Trong khi đó, Tổng thống Biden và bà Harris đang ở trong một tình thế chính trị khó khăn một tháng trước cuộc bầu cử. Việc Tổng thống Biden không thể kiềm chế Israel ở Gaza và bây giờ là Liban đã chia rẽ dảng Dân chủ và đe dọa làm giảm tỷ lệ cử tri tiến bộ và người Mỹ gốc Arab, đặc biệt là ở các bang dao động như Michigan. Nhưng bất kỳ động thái nào nhằm trừng phạt Israel đều có thể gây tổn hại cho bà Harris trong số các cử tri ôn hòa và các bang dao động, những người đang bị ảnh hưởng bởi chiến dịch tranh cử của ông Trump rằng “bà Harris và Tổng thống Biden yếu đuối và dẫn Mỹ vào Thế chiến thứ III”.
Như vậy, cuộc xung đột giữa Israel và các nhóm dân quân ở Liban và Gaza đang làm nổi bật sự “bất lực” ngày càng tăng của Mỹ trong việc kiểm soát các đồng minh và giữ vững ảnh hưởng tại Trung Đông.
Dù vẫn là một siêu cường toàn cầu, Mỹ đang dần mất khả năng kiểm soát các cuộc khủng hoảng khu vực, một phần có thể là do các yếu tố chính trị trong nước.
Lý do phương Tây thúc đẩy ý tưởng khởi động đàm phán Nga - Ukraine
Các yếu tố chính trị ở EU và Mỹ có thể ảnh hưởng đến động thái này. Nhưng sự thiếu vắng các hành động cụ thể từ Ukraine cho thấy thách thức trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gửi lời cảm ơn đối với những bước đi mạnh mẽ của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm ủng hộ Ukraine. Ảnh: Getty Images/ TTXVN
Phương Tây gần đây ngày càng thúc đẩy ý tưởng về việc mở ra các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột đang diễn ra, theo tờ Izvestia của Nga ngày 31/7. Trong khi đó, Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb cho rằng Ukraine đang ở vị thế mạnh hơn để bắt đầu đối thoại với Nga, dù thực tế trên chiến trường dường như không ủng hộ nhận định này.
Tuy nhiên, các chuyên gia Nga cho rằng, lời kêu gọi này chưa phản ánh đầy đủ sự sẵn sàng thực sự của EU và Mỹ cho một tiến trình hòa bình thực chất.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Le Monde của Pháp, Tổng thống Stubb nhấn mạnh rằng Ukraine hiện đang ở một vị thế mạnh hơn để khởi động các cuộc đàm phán với Nga. Ông lập luận rằng sự gia tăng viện trợ quân sự từ phương Tây đã làm tăng cường khả năng thương lượng của Kiev. Các nhà phân tích quân sự cho rằng tình hình thực tế trên mặt trận có vẻ không phản ánh vị thế của Ukraine như vậy. Lực lượng Nga đã kiểm soát thêm hơn 10 khu định cư chỉ trong tháng 7 và vẫn duy trì động lực của chiến dịch quân sự đặc biệt. Trong khi đó, quân đội Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự và khó khăn trong việc huy động lực lượng.
Nhưng sự thay đổi trong bối cảnh chính trị ở phương Tây cũng có thể ảnh hưởng đến động thái của các bên liên quan. Tại EU, sự gia tăng sự phổ biến của các đảng cánh hữu trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu có thể phản ánh sự thay đổi trong chính sách đối ngoại. Tại Mỹ, với cuộc bầu cử sắp tới và khả năng Donald Trump trở lại nắm quyền, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại của Mỹ có thể sẽ thay đổi. Những yếu tố này có thể khiến phương Tây kêu gọi đàm phán không phải vì sẵn sàng thực hiện các cuộc đối thoại mà là để chuyển hướng sự chú ý khỏi các vấn đề chính trị và khó khăn hiện tại của họ.
Denis Denisov, chuyên gia tại Đại học Tài chính của Chính phủ Nga, cho rằng động lực thúc đẩy phương Tây về việc đàm phán có thể chỉ là một cách để chuyển hướng sự chú ý khỏi tình hình khó khăn mà Kiev và các đối tác của họ đang gặp phải. Ông Denisov cho rằng nếu các quốc gia phương Tây thực sự có lập trường thống nhất về nhu cầu đàm phán, Kiev có thể sẽ ủng hộ kế hoạch đó. Tuy nhiên, hiện tại dường như các sáng kiến về đàm phán chỉ là một phần của chiến lược chuyển hướng và không thực sự thể hiện sự sẵn sàng cho tiến trình hòa bình.
Về phần mình, Dmitry Ofitserov-Belsky, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) nhận định, sự mệt mỏi vì xung đột không nhất thiết đồng nghĩa với việc các bên sẵn sàng chấm dứt xung đột. Ông lưu ý rằng xung đột có thể bị đóng băng, nhưng để thực sự chấm dứt, cần có những đề xuất cụ thể. Theo ông, phương Tây có thể chỉ muốn đưa Nga vào quá trình đàm phán để đóng băng xung đột, sau đó tiếp tục cuộc chiến khi cần thiết.
Một điểm quan trọng trong tình hình hiện tại là sắc lệnh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cấm các cuộc đàm phán với Nga. Theo giới lãnh đạo Nga, nếu Ukraine thực sự muốn chứng tỏ sự sẵn sàng cho việc đối thoại, trước tiên Kiev cần phải hủy bỏ sắc lệnh này. Đến nay, Ukraine vẫn chưa thực hiện điều đó, có nghĩa là bất kỳ lời lẽ về tiến trình hòa bình đều có thể chỉ là để thăm dò phản ứng của Nga.
Như vậy, mặc dù phương Tây ngày càng kêu gọi mở đàm phán giữa Nga và Ukraine, thực tế là các quốc gia này chưa thực sự thể hiện sự sẵn sàng cho một tiến trình hòa bình thực chất. Các yếu tố chính trị nội bộ và chiến lược của các bên liên quan, cũng như sự thiếu vắng các hành động cụ thể từ Ukraine, cho thấy rằng việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện vẫn còn nhiều thách thức.
Vấn đề chính sách đối ngoại nào có thể quyết định đến cuộc bầu cử Mỹ năm 2024? Các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa hàng đầu đang tỏ ra "cứng rắn" về vấn đề nhập cư. Bức tường rào ngăn chặn người nhập cư ở biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: america.cgtn.com Các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ hầu như luôn được quyết định bởi các vấn đề trong nước. Đôi khi, một mối lo ngại mang tính...