Tại sao mùa thu lại dễ mắc bệnh, nhất là bệnh dị ứng hay hô hấp?
Cảm cúm, dị ứng, viêm da, viêm xoang,… là những bệnh lý thường gặp khi vào mùa thu. Vậy tại sao mùa thu lại dễ mắc bệnh?
Để phòng ngừa được bệnh tật mùa thu thì bạn cần nắm được nguyên nhân khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh. Mỗi một loại bệnh sẽ có nguyên nhân gây ra khác nhau kết hợp với điều kiện thời tiết khô hanh thất thường khiến chúng trở nên phổ biến hơn.
1. Các nguyên nhân khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn
Thời tiết khô hanh khuếch tán dị nguyên mạnh hơn
Mùa thu là mùa khô hanh đặc trưng, chính điều này khiến nấm mốc và bụi phấn, mạt bụi thậm chí là phân của các loại côn trùng bám lá rất dễ khuyếch tán mạnh hơn trong không khí gây ra dị ứng. Nhất là đối với những người đang có tiền sử dị ứng, viêm mũi dị ứng hay viêm xoang sẵn. Hệ miễn dịch phản ứng với các dị nguyên gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nặng hơn còn có thể gây sốt.
Thời tiết khô hanh khiến việc tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng cao hơn (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, nguyên nhân khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh dị ứng nữa là do thói quen mặc quần áo ngắn, làn da dễ bị kích ứng nếu tiếp xúc phải các yếu tố trên hơn.
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Mùa thu lại dễ mắc bệnh hen suyễn hay các cơn đau nhức xương khớp bùng phát hơn là do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Thông thường, sáng mùa thu sẽ có nhiệt độ từ 18-20 độ C, tạo cảm giác se se lạnh.
Tuy nhiên nhiệt độ buổi trưa lại là 30-35 độ C. Cơ thể không kịp thích nghi sẽ khiến dễ bị ốm, lên cơn hen suyễn, cước tay chân hay đau nhức xương nếu không được bảo vệ đúng cách.
Rối loạn cảm xúc theo mùa
Video đang HOT
Nếu để ý bạn sẽ thấy thời gian ban ngày vào mùa thu đang trở nên ngắn hơn so với mùa hè. Những rối loạn cảm xúc có thể tấn công bạn gây ra những phản ứng như dễ nhiễm khuẩn, đau dạ dày hay bị mất ngủ,…
Rối loạn cảm xúc khiến mùa thu dễ bị mắc bệnh hơn (Ảnh: Internet)
Nói cách khác, thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời giảm xuống khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn.
Lây bệnh từ những nơi tụ tập đông người
Những nơi tụ tập đông người như việc học sinh quay trở lại trường học, hàng quán được gỡ bỏ giãn cách xã hội, môi trường làm việc ngồi quá gần nhau, các buổi tụ tập ở cơ quan, trường học cũng diển ra thường xuyên hơn,… trở thành nguồn nguy cơ lây nhiễm bệnh phổ biến, khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn.
Những buổi tụ tập đông người làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khi cười nói tiếp xúc với người mang mầm bệnh (Ảnh: Internet)
Đặc biệt với nhóm người có hệ miễn dịch kém như người già hay hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ nhỏ.
Nếu một người trong số đám đông đó bị mắc bệnh dễ lây lan như như cảm cúm, viêm gan siêu vi tiềm ẩn, viêm phế quản… thì việc nói cười, gần gũi có thể lan truyền mầm bệnh nhanh chóng
Thời gian ngủ giảm xuống
Ảnh hưởng này có thể quan sát rõ nhất ở trẻ em khi vừa trải qua một kì nghỉ hè, có thời gian ngủ nghỉ nhiều hơn còn bây giờ trẻ phải tới trường.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thời gian giấc ngủ bị giảm xuống có thể gây ra suy giảm hệ miễn dịch. Điều này khiến cơ thể không đủ sức chống chọi lại với bệnh tật so với người ngủ đủ và có hệ miễn dịch khoẻ mạnh. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn.
2. Cách phòng ngừa bệnh tật vào mùa thu
Để giảm việc mùa thu lại dễ mắc bệnh hơn, ngoài việc chú ý tới các tác nhân gây bệnh kể trên thì bạn cũng nên chú ý tới những thói quen sau:
- Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người, khi tiếp xúc với người bị bệnh dễ lây như cảm cúm, cảm lạnh,… Lúc này những dị nguyên sẽ bị chặn lại và không thể xâm nhập vào hệ hô hấp thông qua mũi gây dị ứng nữa
Đeo khẩu trang khi tới những nơi đông người giúp bảo vệ sức khoẻ tốt (Ảnh: Internet)
- Rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn thường xuyên khi tiếp xúc với các bề mặt của thang máy, tay vặn cửa, mặt bàn, cửa nhà vệ sinh hay giọt bắn của người khác,…
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. Tốt nhất để tránh việc mùa thu lại dễ mắc bệnh bạn nên mang theo áo khoác nhẹ khi đi đường vào buổi sáng và có thể cởi bỏ thuận tiện khi nhiệt độ lên cao vào buổi trưa.
- Ngủ đủ giấc, uống đủ nước.
- Khi một thành viên trong gia đình có dấu hiệu bệnh nên nhanh chóng tới cơ sở y tế đồng thời có các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm trong gia đình.
Thiếu dương khí khiến chị em mau già, sớm lão hóa: Đừng quên ăn 2 loại rau củ này để bồi bổ dương khí, khỏe mạnh, trẻ lâu
Thiếu dương khí không chỉ khiến tinh thần ngày càng kém đi mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí và máu.
Y học cổ truyền Trung Quốc cũng tin rằng, vào mùa thu, thời gian ban ngày dần ngắn lại, ban đêm dài ra, chính vì vậy mà mùa thu là mùa mà dương khí trở nên ít đi và âm khí phát triển!
Theo quan điểm của y học Trung Hoa, vạn vật cần chú ý đến sự hài hòa của âm dương. Con người cũng vậy. Cơ thể con người vận hành trơn tru là kết quả của sự ổn định của âm dương trong cơ thể, và phần dương như là thần hộ mệnh của sức khỏe con người!
Ngoài sự suy yếu của dương khí do khí hậu gây ra, phụ nữ thích uống đồ lạnh, ở trong môi trường quá lạnh, không đủ ấm, vận động quá ít... về lâu dài sẽ làm suy yếu dương khí của họ. Khi thiếu dương khí không chỉ khiến tinh thần ngày càng kém đi mà còn đẩy nhanh quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến sự lưu thông của khí và máu. Vì vậy trong y học Trung Quốc cũng có câu "Thiếu dương khí sinh ra nhiều bệnh".
Nếu gần đây bạn hay bị lạnh tay chân bất thường, mệt mỏi, mất ngủ và hay mơ thì có nghĩa là bạn đang bị thiếu dương khí rồi đấy! Để điều chỉnh lại sự thiếu hụt này, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm sau trong chế độ ăn uống hàng ngày.
1. Rau mùi
Đối với rau mùi, có những người rất thích mùi vị của nó và thêm vào các món ăn như là tăng thêm gia vị cho ngon miệng. Nhưng cũng có một số người không thích mùi đặc biệt của rau mùi một chút nào.
Tuy nhiên, rau mùi có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể. Nó chứa lượng vitamin C cao hơn nhiều so với các loại rau khác, đồng thời rau mùi cũng rất giàu vitamin B và khoáng chất, là lựa chọn tốt để bổ sung dưỡng chất. Theo quan điểm của y học Trung Quốc, rau mùi có tính ấm, vị cay , có tác dụng làm ra mồ hôi và đẩy lùi cảm lạnh. Đồng thời, rau ngổ còn có tác dụng thúc đẩy dương khí trong cơ thể. Do đó, bạn có thể thêm một ít rau mùi khi nấu ăn, nhất là các món súp.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, rau mùi ta có vị cay, tính ôn, thơm. Ngoài việc sử dụng làm rau gia vị, ăn sống, bạn hoàn toàn có thể sử dụng rau mùi ta để áp dụng làm thuốc chữa bệnh, phòng chống nhiều bệnh như loét lưỡi, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, trị cảm cúm...
Ngoài ra, rau mùi cũng có tác dụng làm đẹp mà chắc chắn chị em sẽ thích. Lấy toàn bộ cây mùi già đem nấu nước tắm thường xuyên sẽ giúp da trở nên sáng đẹp và mềm mại hơn. Sử dụng nước cây mùi già gội đầu cũng giúp tóc đen dài. Có thể sắc đặc nước cây mùi già để chấm lên tàn nhang, nốt ruồi bằng cách xoa đắp cũng rất hiệu quả.
2. Củ mài
Củ mài thực sự là một lựa chọn thực phẩm tốt theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại, nó chứa một lượng lớn chất nhầy protein, saponin, glycoprotein, vitamin, khoáng chất và cellulose, không chỉ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Ăn củ mài còn có tác dụng giảm táo bón và trì hoãn sự xuất hiện của lão hóa, do vậy, nó được là một loại thực phẩm thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, củ mài có vị ngọt, tính mát, đi vào kinh phổi, tỳ, thận, không những có tác dụng tăng cường các chức năng của tỳ, dạ dày, phổi, thận mà còn có tác dụng dưỡng âm, bổ dương. Củ mài thường có mặt trong các đơn thuốc của y học cổ truyền trước đây.
Dược liệu củ mài chống chỉ định với những người thấp nhiệt thực tà. Ngoài ra, để có thể sử dụng an toàn và hiệu quả nhất, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc lương y trước khi sử dụng loại củ này.
Mặc dù dương khí là thứ rất quan trọng với con người nhưng mọi người cũng phải hiểu rằng "nhược dương khí" (suy giảm dương khí) được nói đến trong y học Trung Quốc là một biểu hiện toàn thân chứ không phải bệnh cụ thể nào trong cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng khó chịu, nên đến bác sĩ để khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ, không để việc điều trị bệnh bị chậm trễ.
Ăn thức ăn thừa cất 2 ngày trong tủ lạnh, một người bị viêm dạ dày ruột cấp tính Nghĩ rằng trời mùa thu mát mẻ, thức ăn để trong tủ lạnh không dễ hỏng, anh Lưu (32 tuổi, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc) đã phải nhập viện cấp cứu vì bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn thức ăn thừa để 2 ngày trong tủ lạnh. " Thời tiết mùa thu đang mát mẻ hơn. Vì thế, tôi nghĩ...