Tại sao mùa đông nên thường xuyên ăn củ cải?
Củ cải là loại rau củ được nhiều người yêu thích, mùa đông thường xuyên ăn củ cải sẽ mang lại vô số lợi ích cho cơ thể của chúng ta.
“Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng” là câu nói phổ biến được lan truyền ở Trung Quốc, thể hiện lợi ích của việc ăn củ cải vào mùa đông và ăn gừng vào mùa hè. Vậy tại sao mùa đông nên ăn củ cải?
Đông ăn củ cải, hạ ăn gừng. (Nguồn: Epochtimes)
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100 gam củ cải chứa khoảng 3,4 gam carbohydrate, 1,6g chất xơ, 0,68g protein, cũng như các vitamin C, A, K, canxi và phốt pho mà cơ thể cần.
Củ cải là loại củ ít calo, nhiều chất xơ nên có thể tạo cảm giác no và giúp kiểm soát cân nặng. Ngoài ra, nó còn có 3 lợi ích cho sức khỏe dưới đây.
Đầu tiên, củ cải có đặc tính chống viêm. Nhiều bệnh như viêm khớp, xơ cứng động mạch, tăng huyết áp…đều liên quan đến tình trạng viêm mãn tính. Củ cải thuộc họ cải, các nghiên cứu phát hiện ra rằng chiết xuất từ họ cải và các thành phần tinh khiết của chúng có đặc tính chống viêm.
Chất chuyển hóa thứ cấp có giá trị chữa bệnh trong củ cải gồm glucosinolates, isothiocyanates và polyphenol. Nghiên cứu phát hiện ra rằng isothiocyanates tác dụng kháng khuẩn lên tới 87% đối với vi khuẩn kháng kháng sinh.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng, củ cải tính lạnh, có thể thanh nhiệt, giải độc, điều này thực ra có ý nghĩa tương tự như tác dụng chống viêm của Tây y, nên Đông y và Tây y đều có cách hiểu giống nhau về điểm này.
Video đang HOT
Hỗ trợ phòng chống ung thư và chống oxy hóa
Củ cải còn có tác dụng phòng chống ung thư. Chất isothiocyanate trong củ cải giúp ức chế sự phát triển của khối u, đồng thời ngăn chặn sự xuất hiện của các khối u.
Ngoài ra, lượng lớn vitamin C trong củ cải có thể giúp ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan của tế bào ung thư. Củ cải rất giàu flavonoid, đặc biệt là anthocyanin, cũng là chất chống oxy hóa có tác dụng chống ung thư. Nghiên cứu cho thấy, anthocyanin có thể đảo ngược tình trạng kháng thuốc của tế bào ung thư và có hoạt tính chống khối u.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Củ cải cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng củ cải có thể tăng cường cơ chế bảo vệ chống oxy hóa, giảm tress oxy hóa, cân bằng lượng đường trong máu do hormone gây ra, đồng thời giảm sự hấp thụ glucose trong ruột nên có tác dụng chống tiểu đường.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra các hợp chất hoạt tính sinh học trong các bộ phận khác nhau của củ cải như lá, chồi, thân và rễ, tác dụng liên quan đến các bệnh như ung thư, viêm, tổn thương gan.
Củ cải rất giàu vitamin A, đây cũng là chất tốt cho thị lực của chúng ta. Vitamin K trong củ cải đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu. Đồng thời, củ cải còn rất giàu chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, củ cải giúp điều hòa khí, làm dịu gan và thúc đẩy tiêu hóa, điều này rất phù hợp với kết quả nghiên cứu của y học hiện đại.
Củ cải tính lạnh, mùa đông rất lạnh, tại sao lại nói nên ăn củ cải vào mùa đông?
Mùa đông lạnh nên con người có xu hướng giữ nhiệt trong cơ thể để giữ ấm, đồng thời cũng ăn nhiều đồ ăn tính nóng, các thực phẩm có tính nóng sẽ khiến cơ thể bị nóng quá mức. Vì vậy, lúc này, nếu kết hợp ăn củ cải sẽ giúp cơ thể được cân bằng khí huyết, tốt cho sức khỏe.
Công dụng của cây vối ít người biết
Vối là loại cây quen thuộc của người Việt, nhiều người thường sử dụng lá vối, nụ vối đun nước uống.
Cây vối là loại cây quen thuộc của người Việt Nam. Các bộ phận của cây vối đều rất tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là công dụng của cây vối ít người biết.
Cây vối là gì?
Cây vối được trồng để lấy lá và nụ để làm chè uống.
Cây vối thường được dùng để lấy lá và nụ để nấu nước uống có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa và chống đầy bụng.
Vối có hai loại là vối nếp và vối tẻ, lá có màu vàng xanh. Lá vối tẻ thường to hơn lá vối nếp, lá của nó bé bằng hoặc lớn hơn bàn tay người, có hình thoi màu xanh thẫm.
Hoa vối thường nở thành chùm đan vào nhau, hoa thường nở vào mùa xuân, còn quả vối thì màu đỏ thẫm giống với quả bồ quân, vị hơi chát và đắng. Cây vối đặc biệt giàu dược tính có công hiệu làm thuốc chữa bệnh.
Bộ phận dùng để sử dụng là vỏ thân, lá, nụ...
Cây vối mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ
Công dụng của cây vối ít người biết
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, trong lá vối có saponin, rất ít tanin, vết ancaloit (thuộc nhóm indolic) gần gũi với cafein và 4% tinh dầu bay hơi, mùi thơm dễ chịu.
Các bộ phận khác của cây còn chứa sterol, chất béo, tanin catechic và gallic. Lá và nụ chứa acid triterpenic.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong lá và nụ vối đều có tính kháng sinh đối với một số vi trùng Gram và Gram- ở tất cả các giai đoạn phát triển. Chất kháng sinh (kháng khuẩn) thường tập trung cao nhất ở lá vào mùa Đông. Hoạt chất kháng sinh tan trong nước, các dung môi hữu cơ, vững bền với nhiệt độ và ở các môi trường có độ Ph từ 2-9.
Chúng tác dụng mạnh nhất đối với Streptococus (hemolytic và staman), sau đến vi trùng bạch hầu và Staphyllococcus và Prieumococcus. Hoàn toàn không có độc đối với cơ thể người.
Lá vối đắng, chát, thơm, tính bình (có loài tính mát).
Thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm. Lá và nụ vối từ lâu được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ.
Lá vối tươi hay khô sắc đặc được xem có tính chất sát trùng để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Nói chung uống trong nên dùng nụ lá khô, bôi rửa ngoài nên dùng tươi.
Các bộ phận từ cây vối có tác dụng điều trị trướng đầy, nôn mửa, viêm đường ruột (viêm đại tràng mạn), viêm họng, bệnh ngoài da, vết thương do cháy bỏng, ngoại thương xuất huyết, trùng độc cắn, rắn cắn.
Liều dùng: 8-12g/ngày.
Dạng dùng: Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao hoặc thuốc viên, hoặc chế dưới dạng muối natri.
Trên đây là những công dụng của cây vối. Nếu bạn muốn sử dụng cây vối thường xuyên cần tham khảo qua ý kiến của các chuyên gia nhé.
Kiêng gì khi dùng thuốc Đông y? Khi đang uống một số loại Đông dược nào đó, cần phải chú ý đến sự tương kỵ giữa thuốc với thức ăn, nước uống ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 1. Tương kỵ thuốc đông y với nước trà Không nên dùng nước trà để chiêu thuốc, nhất là thuốc bổ dạng viên hoàn. Chất tannin trong nước trà là một...