Tại sao Microsoft đặt tên hệ điều hành là Windows?
Dùng hàng ngày, nhưng bạn còn không thèm hỏi tại sao người anh em Windows lại … có tên là Windows.
Phần lớn chúng ta sử dụng Windows hàng ngày nhưng ít khi cảm nhận ảnh hưởng của nó tới cuộc sống số của ta. Câu hỏi đơn giản nhất ta có thể đặt ra cho hệ điều hành nổi tiếng nhất thế giới là tại sao nó lại có cái tên đó?
Đỉnh cao của sự “quái thai nhưng chẳng phải chuyện hiếm: chạy Windows 10 trên máy Mac.
Dưới đây là câu trả lời của Glyn Williams trên Quora, một cây bút đóng góp cho nhiều đầu báo nổi tiếng như Forbes, HuffPost, BBC, Apple News. Có thể ông không phải cá nhân đặc biệt xuất chúng trong ngành công nghệ, nhưng những gì ông viết ra đã nhận được sự đồng tình của Besada Hanna, kỹ sư phần mềm, cũng là người truyền bá công nghệ cho Microsoft và Sharon Ravindran, kỹ sư phần mềm hiện đang công tác tại Microsoft.
Hệ điều hành đầu tiên của Microsoft là MS-DOS, với “D” là chữ cái đầu của từ “disk – ổ đĩa”.
Giao diện truyền thống của hệ điều hành máy tính là một màn hình hiển thị kí tự, các câu lệnh đều phải nhập thủ công bằng tay. Đồng nghĩa với việc một người sử dụng hệ điều hành phải nắm rõ các câu lệnh, áp dụng được vào bất kỳ tình huống nào, chẳng hạn như truy cập thư mục, tìm đường dẫn tới game Doom chẳng hạn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, họ phải hiểu được máy móc đang trong trạng thái nào: ví dụ như đang chạy cái gì, bật tác vụ nào đang ở thư mục gì, bằng việc đọc các câu lệnh có trên màn hình
Cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, một số cơ quan nghiên cứu phần mềm – nổi tiếng nhất là Xerox, công bố một giao diện người dùng hoàn toàn mới, không yêu cầu người sử dụng máy tính phải hiểu biết chuyên sâu về các câu lệnh.
Màn hình sẽ là nơi hiển thị các câu lệnh dưới dạng hình ảnh, hiển thị luôn trạng thái cỗ máy. Có thể tưởng tượng màn hình là một thế giới 2D ảo, hiển thị hình ảnh chứ không còn là những dòng lệnh khô khan. Mỗi khi chọn một thứ gì đó, màn hình sẽ hiện lên một khung nhỏ hiển thị nội dung bạn vừa chọn. Trong thế kỷ 21, đó là điều hiển nhiên nhưng vào thời kỳ chớm nở của hệ điều hành, đó là cả một bước tiến lớn của công nghệ.
Sáng tạo ra cái mới thì phải đặt tên cho nó. Họ đã gọi những giao diện mới là Windows – Cửa sổ, Icons – Biểu tượng, Mice – Chuột và mouse Pointer – trỏ chuột, tạo nên “tứ hùng” WIMP.
Đáng buồn là Xerox đã không thể thương mại hóa ý tưởng mang tính cách mạng. Apple thì sớm nhận ra tiềm năng khổng lồ của WIMP, họ cho ra đời cỗ máy Macintosh.
Microsoft nhanh chóng theo bước thời đại, họ đặt một lớp giao diện mới đè lên lớp DOS cũ. Họ đặt tên cho nó là Windows, vừa là một phần của WIMP, lại vừa cho người dùng dễ tưởng tượng ra một cái “cửa sổ” nhìn vào thế giới kỳ diệu của máy tính.
Theo thời gian, “Windows” trở thành hệ điều hành, một trong những phần mềm được cài nhiều nhất trong mọi máy tính trên thế giới.
Theo Genk
Khoảng 70% lỗ hổng bảo mật do lỗi bộ nhớ
Đây là khẳng định của các chuyên gia bảo mật hãng Microsoft trong một sự kiện vừa diễn ra tuần qua. Theo đó, có đến 70% lỗ hổng bảo mật từng bị phát hiện có liên quan đến các lỗi bộ nhớ.
Cụ thể, phát biểu tại Hội nghị Bảo mật BlueHat tại Israel vào cuối tuần trước, kỹ sư bảo mật Matt Miller của Microsoft cho hay trong hơn 12 năm qua, khoảng 70% số bản vá được Microsoft tung ra là nhằm sửa các lỗi có liên quan đến an toàn bộ nhớ. Lý do của số liệu lớn về các lỗ hổng này là do đa số mã nguồn của Windows được viết bằng ngôn ngữ C và C , vốn là hai ngôn ngữ lập trình không an toàn đối với bộ nhớ bởi nó cho phép lập trình viên giành quyền kiểm soát địa chỉ ô nhớ để thực thi các đoạn mã của mình.
Cùng với đó, dù chỉ là một lỗi nhỏ trong những đoạn mã quản lý bộ nhớ mà các lập trình viên đã viết ra cũng có thể dẫn tới hàng loạt lỗi liên quan đến an toàn bộ nhớ, dẫn đến việc hacker có thể lợi dụng để gây ra hậu quả nguy hiểm và có tính phá hoại cao, chẳng hạn như thực thi những đoạn mã tấn công từ xa, hoặc kích hoạt các đặc quyền cấp cao.
Các chuyên gia bảo mật của Microsoft vừa cho biết khoảng 70% lỗ hổng bảo mật có liên quan đến lỗi bộ nhớ.
Ngoài ra, an toàn bộ nhớ cũng là một thuật ngữ được các kỹ sư phần mềm và bảo mật sử dụng để mô tả về các ứng dụng truy cập vào bộ nhớ của hệ điều hành sao cho đúng với hướng dẫn của hệ thống và không gây ra lỗi. Thế nên, các lỗ hổng liên quan đến an toàn bộ nhớ rất dễ xảy ra khi phần mềm - dù là vô tình hay cố ý, vẫn có thể truy cập vào bộ nhớ hệ thống, vượt ngoài giới hạn cho phép hoặc vượt ra khỏi các địa chỉ ô nhớ được cấp.
Với những ai thường xuyên đọc các báo cáo bảo mật, chắc hẳn đã rất quen thuộc với những thuật ngữ như buffer overflow (tràn bộ đệm), race condition (quá nhiều luồng truy cập vào dữ liệu/tài nguyên), page fault (lỗi trang nhớ), null pointer (chỉ báo rỗng), stack exhaustion (cạn kiệt vùng nhớ xếp tầng), heap exhaustion/corruption (cạn kiệt/lỗi vùng nhớ heap), use after free hoặc double free (cho phép thực thi mã từ xa nếu người dùng tương tác với nội dung độc hại) - đều dùng để mô tả các lỗ hổng liên quan đến an toàn bộ nhớ.
Kết quả là, các lỗi về bộ nhớ chính là một trong những "kẻ tiếp tay" cho giới tin tặc nhiều nhất ở thời điểm hiện tại và tin tặc cũng rất biết tận dụng tối đa các sơ hở này. Theo ông Miller, lỗ hổng dạng use-after-free và heap corruption là các lỗi được nhiều kẻ tấn công ưa chuộng và lợi dụng hơn cả. Tóm lại, với khoảng 70% vấn đề về bảo mật tồn tại trong các sản phẩm của Microsoft cũng như của một số hãng khác hiện nay, con số này quả là đáng lo ngại, thậm chí tới mức báo động đối với người dùng.
Theo PC World
Hôm nay tròn 24 năm ngày Apple kiện Microsoft và Intel vì ăn cắp mã nguồn Một trong những vụ kiện tụng lớn nhất trong ngành công nghệ của những năm 90. Vào ngày 14 tháng 2 năm 1995, Apple mở rộng vụ kiện của mình với San Francisco Canyon Company để bao gồm cả Microsoft và Intel. Vụ kiện nói rằng Microsoft đã ăn cắp mã nguồn của Apple để cải thiện khả năng chơi video trên hệ...