Tại sao Man United loay hoay mãi vẫn dở?
Thất bại trước Crystal Palace cho thấy Man United loay hoay mãi vẫn chưa tạo nên hệ thống vận hành ổn định. Tại sao “Quỷ đỏ” lại thế?
Mở đầu bằng chiến thắng hoành tráng trước Chelsea, hạ độ cao bằng trận hòa Wolves và rồi chính thức trở lại mặt đất sau trận thua xấu mặt trước Crystal Palace, Man United rốt cuộc vẫn là tập thể đầy mong manh, bất ổn sau những sự kỳ vọng.
“Quỷ đỏ” đã có đầy đủ các yếu tố để xây dựng sự ổn định: Huấn luyện viên mang DNA Man United, dàn cầu thủ trẻ trung và tài năng, những sự tăng cường về lý thuyết là chất lượng ( Daniel James, Wan-Bissaka), lịch thi đấu chặng mở màn tương đối thuận lợi, vậy tại sao cuộc khủng hoảng vẫn xuất hiện?
Man United nối dài sự thất vọng của người hâm mộ bằng trận thua trước Crystal Palace. Ảnh: Mirror.
Những cầu thủ thiếu DNA “Quỷ đỏ”
Những phân tích về mặt lối chơi, cách vận hành đội hình đều đã được đưa ra để lý giải cho sự thất thường của Man United. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bức tranh toàn cảnh, Ole Solskjaer thực tế đã dùng những cầu thủ tốt nhất của Man United cho đội hình xuất phát và cũng đang sử dụng lối chơi hợp gu của số đông.
Tuy nhiên, có khía cạnh rất ít được đề cập tới là ngay cả khi có đội hình tiềm năng và lối chơi hợp lý, thì hiệu quả vẫn không thể đạt 100% nếu những mảnh ghép tạo nên diện mạo của Man United không mang DNA của “Quỷ đỏ”. Diễn đạt cách dễ hiểu hơn là Man United đang sử dụng không ít cầu thủ chỉ coi Old Trafford là điểm dừng chân chứ không phải ngôi nhà thân yêu của họ.
Khi Sir Alex Ferguson nói về chuyện Paul Scholes và Ryan Giggs gia hạn hợp đồng với Man United, ông rất hồn nhiên phát biểu: “Không cần hỏi Giggs và Scholes. Cứ vứt hợp đồng trên bàn, họ sẽ tự động ký mà không cần biết nội dung của nó”. Từng có thời gian rất dài, Man United sở hữu những cầu thủ cảm thấy việc được khoác áo “Quỷ đỏ” là vinh dự lớn.
Còn bây giờ thì sao? Mới đây, đích thân Gary Neville đã lên truyền hình thẳng thắn nói về việc có ít nhất 5 cầu thủ Man United hiện tại lộ rất rõ bản chất của “lính đánh thuê” – tức là đá bóng vì đồng lương chứ chẳng có tình yêu hay niềm tự hào vì với màu áo.
Video đang HOT
De Gea đòi mức lương cao, nhưng phong độ hoàn toàn không tương xứng với chế độ đãi ngộ. Ảnh: Teamtalk.
Phát biểu của Neville ngay lập tức được minh họa bằng sự kiện David de Gea hoãn ký hợp đồng gia hạn với Man United đến tận tháng một, dù “Quỷ đỏ” đã đồng ý trả anh mức lương 350.000 bảng mỗi tuần. Nguyên nhân của sự trì hoãn này là do De Gea không tán thành việc Man United sẽ cắt giảm 25% lương của các cầu thủ nếu họ tuột tấm vé dự Champions League mùa tới. Điều đó có nghĩa là De Gea chỉ có thể bỏ túi 262.500 bảng/tuần.
262.500 bảng/tuần thực tế vẫn là mức lương quá cao với thủ môn, nhưng De Gea cho rằng vẫn là chưa đủ. Hơn thế nữa, không ít CĐV Man United nhận định De Gea rõ ràng không đặt quyết tâm dự Champions League mùa tới mới lo ngại mình sẽ bị giảm lương nếu “tai nạn” đó xảy ra.
Những kẻ không có tình yêu
Năm xưa, chính Ole Solskjaer là minh họa rõ nhất cho khái niệm “đá bóng vì tình yêu và niềm tự hào”. Solskjaer từ chối tất cả lời mời để tiếp tục gắn bó với Man United, dù vị trí của ông đa phần chỉ ngồi dự bị. Sát thủ người Na Uy thậm chí còn coi việc dự bị là lợi thế để quan sát đối thủ, sau đó vào sân và tung đòn kết liễu.
Bây giờ, bất chấp Solskjaer có truyền cảm hứng nhiều đến đâu đi chăng nữa, những cậu học trò của ông vẫn không thể cảm nhận được thế nào là DNA của Man United. De Gea đòi lương cao, Paul Pogba đòi gia nhập La Liga. Nếu vây quanh Solskjaer chỉ là những sự đòi hỏi quyền lợi, ông có tạo ra lối chơi hoàn hảo, cách nó vận hành chắc chắn cũng không thể hoàn hảo.
HLV Solskjaer vẫn chưa thể truyền được DNA Man United cho các học trò. Ảnh: Football365.
Năm xưa, Man United đi theo triết lý chiêu mộ những cầu thủ bình thường và khơi dậy niềm tự hào trong họ, “Quỷ đỏ” đã có những chiến binh thực thụ, những con người sẽ nhắm mắt ký hợp đồng mà không cần quan tâm mình hưởng lương bao nhiêu, được đá chính hay ngồi dự bị. Ngày nay, họ đang sở hữu những cầu thủ được thế giới nhòm ngó như De Gea, Pogba, nhưng yếu tố chiến binh vô cùng mờ nhạt.
Năm xưa, Roy Keane, David Beckham, Ruud van Nistelrooy rời Man United trong sự ức chế nhất định, nhưng họ lo ngại trước tầm vóc của “Quỷ đỏ”, nên chẳng dám chỉ trích nửa lời. Ngày nay, Di Maria, Romelu Lukaku vừa dứt áo ra đi đã quay lại mỉa mai, chỉ trích Man United. Nó chứng tỏ sự bất mãn tồn tại ngấm ngầm từ lâu. Sử dụng những cầu thủ như thế thì ổn định làm sao được?
Theo zing.vn
5 điểm nhấn Wolves 1-1 Man Utd: Đã rõ quyền đá pen; Wan-Bissaka quá 'kinh khủng'
Man United đã bị cầm hòa tại Molineux. Cùng nhìn lại 5 điểm nhấn sau trận.
Khắc tinh vẫn là khắc tinh
Ba lần chạm trán mùa trước, Man United không có nổi 1 chiến thắng trước Wolves, họ thua 2 và hòa 1. Vậy nên, dù vừa đánh bại Chelsea đến 4-0, không nhiều chuyên gia tin vào 3 điểm cho Quỷ đỏ tại Molineux. Sau 90 phút, hai đội hòa nhau 1-1 đúng như dự đoán.
Công bằng mà nói, đây là trận đấu Man United đã chơi tốt hơn hẳn những lần đối đầu trong mùa giải 2018/19. Họ hoàn toàn có cơ hội chiến thắng nhưng pha hỏng pen của Pogba đã phá hủy tất cả. Chuỗi không thắng của Man United trước Wolves đã lên con số 4.
Đã rõ quyền đá pen
Trận mở màn với Chelsea, Rashford là người mang về quả penalty và chính anh thực hiện thành công. Dù vậy, thời điểm đó chúng ta vẫn chưa thể xác định ai là người nhận trọng trách sút pen ở Man United mùa này. Bởi trước đây, khi vừa nắm quyền tại Quỷ đỏ, Solsa quyết định người mang về penalty sẽ là người được ưu tiên thực hiện.
Pogba tìm đến và trao đổi với Rashford trước khi đá pen.
Rạng sáng nay, Man United tiếp tục được hưởng 11m và chúng ta gần như đã có câu trả lời cho vấn đề này. Pogba bị phạm lỗi, Pogba đá pen nhưng trọng trách thật sự thuộc về Rashford. Theo đó, trước khi bước lên thực hiện, Pogba đã trao đổi và có hành động 'xin' đá pen từ Rashford.
Như vậy, Solsa đã trao quyền thực hiện 11m mùa này cho số 10 Man United.
Siêu 'xạ thủ' Ruben Neves
David De Gea gần như xuất hiện rất ít trước ống kính truyền hình trong trận đấu ở Molineux. Tuy nhiên, trong lần hiếm hoi được quay cận cảnh, anh lại trở thành người làm nền hoàn hảo cho siêu phẩm gỡ hòa của Ruben Neves. Có bóng trước vòng cấm, tiền vệ BĐN dứt điểm vào góc chữ A, không cho De Gea cơ hội.
Đó chính là bàn thắng thứ 13 của Neves cho Wolves trên mọi đấu trường. Đáng chú ý, 10 trong số đó được thực hiện từ ngoài vòng cấm. Các đối thủ tới đây của Wolves tuyệt đối không được để Neves có cơ hội sút xa hay sút phạt.
Wan-Bissaka quá 'kinh khủng'
Điểm sáng lớn nhất trong trận hòa trước Wolves của Man United là tân binh Aaron Wan-Bissaka. Một lần nữa anh thể hiện khả năng tắc bóng siêu hạng của bản thân. Sau 90 phút, tổng cộng Wan-Bissaka đã tung ra 10 cú tắc bóng, 9 trong số đó thành công đạt tỉ lệ 90%. Từ chỗ được xem là tử huyệt, cánh phải Man United với Wan-Bissaka giờ đây là nơi bất khả xâm phạm.
Wan-Bissaka - chuyên gia tắc bóng của Man United.
Cũng vì thế, tiền đạo lệch trái Diogo Jota của Wolves là người bị chấm điểm thấp nhất (theo Sofa Score). Anh thực hiện 6 pha rê bóng và đều thất bại.
VAR lại xuất hiện
Công nghệ VAR bắt đầu được áp dụng tại Premier League mùa này. Chỉ sau vài trận đầu tiên, nó đã gây ra nhiều tranh cãi. Đêm qua, VAR tiếp tục xuất hiện ở Molineux sau khi Ruben Neves ghi bàn.
Đây là tình huống nhằm xác định người kiến tạo Joao Moutinho có việt vị hay không. Rất may cho Wolves, Moutinho đã đứng trên người chuyền bóng vài cm và bàn thắng hợp lệ.
Theo TTVN
Có Maguire, CĐV Quỷ đỏ đồng loạt nói "3 từ" Cổ động viên Manchester United nhanh chóng phản ứng trước bản hợp đồng bom tấn. Tới thời điểm này, Man United gần như đã sở hữu thành công chữ ký của Harry Maguire. Trung vệ 26 tuổi đồng ý chuyển tới khoác áo Man United khi nhận được sự cho phép từ đội bóng chủ quản Leicester City. Leicester City liên tục gây...