Tại sao luộc măng phải mở vung?
Các chuyên gia về sức khỏe khuyên bạn mở vung khi luộc măng; bạn có biết thao tác này có tác dụng gì và nếu không mở thì sao?
Để có món măng ngon lành trên đĩa, bạn phải trải qua nhiều bước sơ chế, ít nhất thì khâu luộc cũng phải được lặp lại vài lần đối với măng tươi. Ngoài ra, bạn không nên đậy kín vung khi luộc măng. Nguyên nhân tại sao luộc măng phải mở vung là điều không phải bà nội trợ nào cũng biết.
Tại sao luộc măng phải mở vung?
Để loại bỏ lượng độc tố có trong măng, sau khi mua măng về, bạn cần rửa sạch rồi đem luộc vài lần, mỗi lần để sôi trong khoảng 10 – 15 phút. Trong quá trình luộc, nên mở vung thay vì đậy kín.
Lý giải của bác sỹ Đinh Trần Ngọc Mai, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM trên báo Thanh Niên sẽ giúp bạn hiểu tại sao luộc măng phải mở vung: Măng tươi chứa nhiều cyanide, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành axit cyahydric – chất độc gây chóng mặt, buồn nôn, thậm chí gây suy hô hấp, cơ thể tím tái… Măng cũng có thể bị tẩm chất tẩy trắng hoặc lưu huỳnh để bảo quản được lâu và có màu sắc đẹp.
Tại sao luộc măng phải mở vung? Câu trả lời là để các độc tố theo hơi nước bay ra ngoài. (Ảnh: POPPY)
Việc mở vung khi luộc măng sẽ giúp bay bớt chất độc. Ngoài ra, để giảm chất độc trong măng, bạn cần ngâm và luộc kỹ.
Mẹo luộc măng tươi không bị đắng và độc
Những mẹo hay dưới đây sẽ giúp món măng của bạn ngon và an toàn hơn, chất độc được loại bỏ tối đa.
Măng tươi sau khi mua về cần bóc bỏ vỏ, rửa sạch, cho vào nồi luộc đi luộc lại nhiều lần. Trong khi luộc, nhớ mở nắp để chất độc theo hơi nước thoát ra ngoài. Khi thấy măng mềm, bớt vị đắng thì dùng để chế biến món ăn.
Luộc măng với nước vo gạo
Măng tươi để nguyên cho vào nồi lớn, cho ớt tươi, nước vo gạo vào luộc đến khi mềm thì tắt bếp. Khi măng nguội hẳn, bạn vớt ra, lột vỏ và rửa sạch bằng nước lạnh.
Nếu thấy măng có mùi lạ, màu sắc bất thường thì không nên sử dụng.
Luộc măng cùng rau ngót
Video đang HOT
Đây là cách loại bỏ độc tố của măng mà không phải ai cũng biết. Khi mua măng về, bạn bóc vỏ, rửa sạch rồi cho vào nồi luộc cùng với một nắm rau ngót. Khi thấy măng chín mềm thì vớt ra rửa sạch với nước lạnh, đem chế biến thành món ăn.
Cho thêm ớt
Măng tươi nên để cả vỏ rồi xếp vào nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, đổ nước gạo vào gần ngập măng. Đun lửa vừa, khi măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, bạn vớt ra lột vỏ rồi xả lại vài lần bằng nước sạch.
Các chuyên gia khuyến cáo, măng tươi có độc tố nên tuyệt đối không được ăn sống.
Những ai không nên ăn nhiều măng?
Măng ít nhiều cũng chứa độc tố nên những người sau đây nên hạn chế hoặc không ăn.
Bà bầu
Măng chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ làm sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (dấu hiệu cơ thể không chịu nổi chất độc).
Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
Người có bệnh đường tiêu hóa
Người có bệnh đường tiêu hóa ăn măng sẽ khó chịu, có thể tổn hại dạ dày và thực quản. Những người đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản không nên sử dụng loại thực phẩm này.
Măng tây và măng tre có hàm lượng canxi rất dồi dào nên những người bị bệnh thận mãn tính hoặc suy thận không nên ăn nhiều.
Người bị bệnh gút
Măng tre, măng trúc, măng tây có những chất làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể, khiến cho tình hình bệnh gút sẽ trở nên tệ hơn rất nhiều, các khớp chân, tay sưng tấy lên.
Trẻ tuổi dậy thì
Măng tre chứa nhiều cellulose và axit oxalic, những chất khó tiêu hóa. Khi kết hợp với canxi, sắt và kẽm, chúng sẽ tạo thành chất phức hợp khiến cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng. Việ ăn quá nhiều măng dẫn đến tình trạng thiếu canxi và kẽm, gây còi xương, chậm phát triển.
Người dùng thuốc aspirin nếu ăn măng sẽ bị kích ứng đường tiêu hóa, tổn thương niêm mạc dạ dày.
Tác dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực ít người biết
Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực ít ai ngờ đến.
Hoa đu đủ đực - một bộ phận trên cây đu đủ đực, ngoài được chế biến thành những món ăn dinh dưỡng, còn đem lại các tác dụng chữa bệnh không phải ai cũng biết.
Tổng quan về hoa đu đủ đực
Dưới đây là thông tin về cây và hoa đu đủ đực được đăng trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec:
Tên gọi: Cây đu đủ đực tên khoa học đầy đủ là Carica papaya, cây thuộc họ đu đủ Papayaceae. Trong đông y cây đu đủ còn có tên gọi khác là cà là, phan qua thụ.
Đặc điểm của cây: Cây cao từ 1-3m và thường mọc thẳng đứng theo một ngọn duy nhất. Nếu ngọn chính bị gãy sẽ sinh ra 2-3 ngọn khác. Phiến lá dài, từ 5-7 thuỳ hình chân vịt và cuống dài. Đu đủ đưc thường ít quả hoặc không có quả, nếu có quả thường rất nhỏ. Hạt màu trắng nhạt và nổi khi ngâm trong nước.
Đặc điểm của hoa đu đủ đực: Hoa màu trắng, đài nhỏ, nhuỵ vàng và có 5 cánh. Cuống hoa dài và thường mọc thành chùm, mùi thơm. Trong các bộ phận có thể làm thuốc được bao gồm: quả, hoa, lá và cành thì hoa đu đủ đực được dùng phổ biến hơn cả.
Thành phần dinh dưỡng của hoa đu đủ đực bao gồm: Axit gallic, beta carotene, canxi, đạm, carbohydrate, phenol, phosphorus, vitamin A, vitamin B1, vitamin C, vitamin E và tannin.
Hoa đu đủ đực là một loại dược liệu quý.
Tác dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực
Theo các chuyên gia, người dùng cần phân biệt rõ hoa đu đủ đực và hoa đu đủ cái khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả như mong muốn. Đặc biệt, dược liệu sau khi sấy khô rất khó để phân biệt đực - cái.
Hiện trên thị trường có nhiều đơn vị lợi dụng "kẽ hở" này để trục lợi bằng cách trà trộn hoa cái, tẩm màu, sử dụng hóa chất, diêm sinh độc hại trong quá trình phơi sấy khô. Do đó, bạn cần chọn mua dược liệu hoa đu đủ đực tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho sức khỏe, tránh tiền mất tật mang.
Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh của hoa đu đủ đực bạn nên biết:
Trị ho
Hoa đu đủ đực công dụng giảm ho, long đờm, cải thiện triệu chứng đau rát cổ họng cho mọi lứa tuổi. Trong hoa đu đủ chứa nhiều hoạt chất như acid gallic, phenol, chất chống oxy hoá,... tác dụng kháng khuẩn, chống viêm từ đó giúp cải thiện tình trạng ho do viêm họng.
Ngoài ra, các hoạt chất này cũng giúp đẩy lùi sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh.
Cải thiện bệnh đường tiêu hóa
Trong hoa đu đủ đực chứa hàm lượng vitamin C, E khá cao, tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể và trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.
Bên cạnh đó, men papain trong loại hoa này cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón.
Ngăn ngừa đau tim và đột quỵ
Với hàm lượng beta-carotene trong mình, hoa đu đủ đực còn có công dụng bổ máu, thông huyết, giúp điều hòa tim mạch và giữ cho trái tim luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Do đó, khi sử dụng hoa đu đủ, bệnh nhân sẽ kiểm soát được huyết áp và phòng tránh được các bệnh lý về tim mạch.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường
Đây là lợi ích quan trọng mà hoa đu đủ đực đem lại. Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec cho biết, nhờ khả năng kích thích cơ thể sản sinh insulin, loại hoa này giúp các bệnh nhân bị tiểu đường kiểm soát cũng như cải thiện nồng độ đường có trong máu. Thông qua đó, hỗ trợ phòng ngừa được các biến chứng của bệnh; đồng thời, người mắc bệnh cũng cảm thấy sức khỏe được cải thiện và thay đổi.
Hỗ trợ cải thiện các bệnh đường tiêu hóa
Hàm lượng khá cao các loại vitamin C, E trong hoa đu đủ đực có khả năng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể cũng như trung hòa được axit dư thừa trong dạ dày.
Đi kèm với đó, loại hoa chứa men papain này còn giúp tiêu hóa tốt và phòng ngừa tình trạng táo bón.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng hoa đu đủ đực
Thông tin trên website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương khuyên rằng, tuy hoa đu đủ có tác dụng tốt nhưng bạn không tự ý sử dụng hoa đu đủ đực để chữa bệnh khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn.
Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 1 tuổi và một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm khác tuyệt đối không sử dụng. Ngoài ra, liều lượng sử dụng, thời gian sử dụng cũng cần được chú ý. Sử dụng quá ít, sai cách sẽ không đem lại hiệu quả nhưng dùng liều lượng lớn, tần suất liên tục có thể gây phản ứng phụ như dị ứng, mẩn ngứa, buồn nôn, chóng mặt.
Những người không nên ăn thịt lợn, thịt bò Người bị bệnh thận, có chỉ số cholesterol cao, mắc bệnh tim... không nên ăn các loại thịt đỏ. Thịt đỏ bao gồm thịt bò, lợn, cừu, bê, dê... chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa. Trong thịt bò chứa vitamin B3, B6, B12, sắt, kẽm... Ảnh minh họa Tuy nhiên, ăn nhiều thịt đỏ cũng có những tác động...