Tại sao lông vùng “tam giác mật” lại xoăn?
Có nhiều điều thú vị lắm đấy các chị em ạ!
Mình có thắc mắc này lâu rồi nhưng mang ra hỏi chồng thì chồng bảo cũng không biết. Bản thân mình thì cũng chỉ nghĩ được tùy theo cơ địa của từng người thôi. Nhiều lần muốn hỏi chuyên gia nhưng mình vẫn thấy khá ngại. Tuy nhiên mình thấy câu hỏi này khá thú vị nên rất muốn biết rõ điều ấy: Tại sao lông vùng mu thường xoăn tít thế? (Hoàng Lan, 28 tuổi)
Trả lời:
Hoàng Lan thân mến!
Đây đúng là một câu hỏi thú vị bạn ạ và đó chắc chắn sẽ là thắc mắc của tất cả các chị em cũng như các nam giới đấy.
Như bạn đã biết, lông tóc của con người được phát triển trong các nang lông. Nang chính là những lỗ nhỏ bên dưới bề mặt của da. Nang lông này tồn tại trên khắp cơ thể của chúng ta. Hình dạng của các nang lông như thế nào thường sẽ định dạng hình dáng và sự phát triển của lông tóc trong nang lông.
Những nang tóc thường tròn và thẳng khi mọc ra bên ngoài. Ngay cả trước khi dậy thì nó vẫn rất ngắn, thẳng, mỏng ở vùng mu.
Tuy nhiên sau khi cơ thể con người bước vào thời kỳ dậy thì và vụt lớn thành các thiếu nữ xinh xắn hoặc các nam giới lịch lãm thì hormone giới tính (gọi là androgen) lưu thông khắp cơ thể. Các nang tóc ở vùng mu, nách và râu đặc biệt nhạy cảm với androgen này.
Và hormone giới tính androgen dường như làm cho các nang tóc ở các khu vực này bị xoắn và xoăn tít lên. Kết quả là vùng lông mu hay còn gọi là tam giác mật của bạn xuất hiện những sợi vi ô lông cũng xoăn tít hơn các vùng khác. Thậm chí những sợi lông mu này còn dày hơn và thô hơn lông tóc ở các bộ phận khác trong cơ thể bạn đấy!
Video đang HOT
Nhiều bạn có thể cũng có thắc mắc giống bạn nhưng còn khá ngại ngần nên không dám hỏi. Trong khi đó ở một số chị em khác thì lại thắc mắc: tại sao các chị em lại không phát triển râu trong khi cả hai phái nam và nữ đều có những hormone giới tính thế?
Câu trả lời là các cơ quan trong cơ thể nam giới có nhiều các hormone giới tính nam hơn và cơ thể nam giới cũng cần nhiều các hormone này hơn để kích thích sự thay đổi của vùng mặt.
Ngoài ra, có rất nhiều chị em còn tò mò về nguyên nhân tại sao lông vùng tam giác mật không phát triển nhanh như tóc mái tóc của bạn?
Hay như việc tại sao lông mi và lông mày quá ngắn trong khi lông ở các bộ phận khác lại phát triển vùn vụt? Điều này thủ phạm chính là do có sự khác biệt trong từng các nang lông mà từ đó xác định độ dài và các đặc điểm khác của các sợi lông.
Lê Nhi (Theo Women)
Khi nào "vi ô lông" bắt đầu phát triển xung quanh "cậu bé"?
1. Phần da trên bìu của mình tối màu hơn các vùng da khác thì có phải là bình thường không? (Duy Triều, 18 tuổi)
Trả lời:
Chào Duy Triều!
Trước hết phải khẳng định với bạn là, vùng da trên bìu của bạn có hơi tối màu hơn các vùng da khác trên cơ thể cũng là điều bình thường thui khi bạn thay đổi từ một "cậu bé" thành một người lớn.
Kết quả của tuổi dậy thì thường làm gia tăng các hóa chất gọi là kích thích tố. Vùng da trong bìu hoặc vùng da ở "quả bóng: của bạn thay đổi chỉ là một trong những dấu hiệu thay đổi kích thích tố đầu tiên của tuổi dậy thì thui nhé!
Khi ấy, da trên "trái bóng" thường không còn mịn màng như trước mà thường xuất hiện những nốt gai nhỏ. Cũng tại thời điểm này, tinh hoàn sẽ bắt đầu phát triển to hơn. Nếu để ý cơ thể thường xuyên, bạn sẽ dễ dàng nhận ra những thay đổi đầu tiên này khi tuổi dậy thì đã bắt đầu. Vì vậy nếu bạn nhận thấy phần da trên bìu tự nhiên tối hơn một chút so với những phần kha khác thì điều này báo hiệu rằng bạn sẽ có rất nhiều thay đổi sắp xảy ra trong vài năm tới. Những thay đổi này có thể nhỏ nhưng trong một vài năm nó sẽ biến bạn từ một "cậu bé" thành một người đàn ông thực sự đấy!
Khi ấy, vi ô lông ở "cậu nhỏ", vi ô lông ở nách, râu mặt.... phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện, các cơ bắp của bạn cũng lớn hơn để trở thành người lớn. Tuy nhiên, những thay đổi này thường bị quyết định bởi yếu tố di truyền từ cha mẹ của bạn.
2. Khi nào các vi ô lông mới bắt đầu phát triển xung quanh "cậu bé" của XY thế! Mình rất muốn biết điều này! Mình 15 tuổi rùi mà "cậu bé" của mình vẫn chỉ lo thơ vài chiếc vi ô lông thì có sao không? (Ngọc Thắng)
Trả lời:
Chào Ngọc Thắng!
Sự phát triển và tăng trưởng của vi ô lông mọc trên thân "cậu bé" và tinh hoàn là một hiện tượng bình thường của tuổi dậy thì khi các XY bắt đầu phát triển về thể chất để lớn lên thành một nam giới.
Theo đó, hầu hết các XY thường bắt đầu mọc vi ô lông ở "cậu bé" trong thời gian từ 10 đến 14 tuổi và bên cạnh đó bạn sẽ nhận thấy rất nhiều thay đổi trong cơ thể xảy trong năm tháng dậy thì này. Tăng trưởng của tinh hoàn chỉ là một dấu hiệu có thể nhìn thấy đầu tiên của tuổi dậy thì, theo đó là sự phát triển của kích cỡ "cậu nhỏ"
Vi ô lông thường bắt đầu phát triển vài tháng sau khi tinh hoàn của bạn bắt đầu phát triển. Tuy nhiên, ở một số bé trai, vi ô lông thậm chí có thể bắt đầu phát triển trước khi tinh hoàn của bạn thay đổi. Và ở một số teen boy khác thì vi ô lông có thể phát triển chậm hơn. Vì thế bạn đừng quá lo lắng nhé!
Lúc đầu những vi ô lông mọc trên thân "cậu bé" thường khá ít ỏi, chúng có thể thẳng (hoặc hơi cong) và mềm mại. Và chúng thường tập trung ở ngay đầu của "cậu bé". Song trong vài tháng tới hoặc vài năm tới, những vi ô lông ở "cậu bé" trở nên sẫm màu hơn và xoăn hơn. Sau đó nó sẽ mọc lây lan sang hai bên túi đựng tinh hoàn và các bộ phận bên trong của bắp đùi của bạn đấy!
Song một điều bạn cũng cần phải biết rằng, những vi ô lông ở thân "cậu nhỏ" có thể dài hay ngắn, mọc lưa thưa hay tươi tốt còn do đặc điểm di truyền mà bạn được thừa hưởng từ cha mẹ bạn nữa cơ.
3. Các bạn mình hầu hết đều được ba mẹ cho cắt bao quy đầu từ ngày còn là cậu bé cơ. Mình 18 tuổi rùi mà không cắt bao quy đầu thì có phải là bình thường? (Nguyễn Văn Chung)
Trả lời:
Chào bạn Chung!
Ở nhiều gia đình, do cha mẹ luôn cẩn thận và quan tâm đến sức khỏe của các bé trai nên thường thực hiện cắt bao quy đầu cho trẻ ngay từ khi trẻ mới sinh sinh hoặc khi còn trong độ tuổi dậy thì.
Các bác sĩ gọi đây là thủ thuật cắt bao quy đầu. Có nhiều bác sĩ cho rằng nam giới nên cắt bao quy đầu để làm giảm cơ hội bị nhiễm trùng "cậu nhỏ" ghé thăm hơn khi sinh hoạt tình dục sau này hoặc sẽ ít có nguy cơ bị ung thư "cậu nhỏ" như người lớn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bác sĩ đều đồng ý với những lý thuyết trên và hiện nay vẫn diễn ra cuộc tranh luận khá gay gắt về việc cần phải cắt bao quy đầu hay không khi các XY không bị chít hẹp bao quy đầu? Hầu hết các bác sĩ đồng tình rằng, nếu không bị chít hẹp quy đầu thì bạn không cần phải tiến hành cắt bao quy đầu. Chỉ cần bạn luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ "cậu nhỏ" hàng ngày là ổn. Vì vậy, bạn đừng lo lắng về sự khác biệt này của mình, nó là hoàn toàn là bình thường nếu "cậu bé" của bạn vẫn ổn và có sức khỏe tốt.
4. Vì sao các bác sĩ thường khuyến cáo lũ con trai chúng tớ nên tự khám 2 hòn bi của mình hoặc để chúng được khám định kỳ? Có cần thiết phải như thế không? (Hoàng Minh)
Trả lời:
Hoàng Minh thân mến!
Lý do chính mà các bác sĩ muốn bạn tự kiểm tra tinh hoàn thường xuyên là để bạn có thể phát hiện ra những bất thường ở "hai hòn bi" của bạn sớm. Điều quan trọng là họ muốn bạn chắc chắn rằng cả "hai trái bóng" của bạn có kích thước gần bằng nhau và không có những bất thường nào trong đó.
Ung thư tinh hoàn có thể xảy ra ngay cả với những XY tuổi teen và nó có thể được phát hiện khi các bác sĩ (hoặc thậm chí bạn) chạm vào tinh hoàn. Nếu ung thư tinh hoàn này được tìm thấy sớm thì sẽ không gây tổn hại cho sức khỏe "cậu nhỏ" của bạn.
Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo bạn nên tự kiểm tra trái bóng của bạn hàng ngày. Nó thường dễ dàng để tiến hành điều này trong khi bạn tắm. Bạn sẽ nhanh chóng học cách cảm nhận và phát hiện những bất thường của tinh hoàn một cách chính xác.
Nếu bạn thấy nghi ngờ về những biểu hiện bất thường của tinh hoàn, hãy lập tức đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Thậm chí ngay cả những cơn đau tinh hoàn bất ngờ, bạn cũng nên thăm khám bác sĩ sớm.
Theo PLXH
Dọn dẹp "vi ô lông" thừa cho vùng "núi" 1. Tớ thường xuyên xuất hiện những sợi vi ô lông thừa trên ngực. Rõ ràng là tớ đã dùng tay nhổ chúng rùi thế mà bây giờ nó lại càng mọc lên nặng hơn. Điều này khiến tớ rất xấu hổ. Tớ đã 18 tuổi rùi, cứ như thế này, tớ chắc chẳng dám có bạn trai mất. Ngoài ra, thi thoảng...