Tại sao lợn được coi là ‘kẻ thù’ của rắn?
Ở những vùng quê hẻo lánh, một số cụ già có kinh nghiệm luôn nói với thế hệ trẻ rằng nếu sợ rắn vào nhà trộm gà vịt thì cứ nuôi thêm vài con lợn, vì lợn là sát thủ của rắn.
Dù là trong ấn tượng của người thường hay trong các tác phẩm điện ảnh, truyền hình, loài lợn luôn gắn liền với hình ảnh đáng yêu và ngốc nghếch. Về cơ bản chúng không có việc gì làm ngoại trừ ăn và ngủ mỗi ngày, chúng không phải là mối đe dọa cho con người và các động vật khác.
Tuy nhiên với rắn độc thì lại hoàn toàn khác, khi lợn và rắn gặp nhau, phần lớn rắn sẽ trở thành thức ăn của lợn. Lợn hoàn toàn không phải là loài ăn chay tuyệt đối, chúng là động vật ăn tạp. Vậy làm thế nào mà những con lợn đột nhiên trở thành kẻ thù của loài rắn?
Lợn là vật nuôi phổ biến và quen thuộc đối với tất cả mọi người. Theo các nhà khảo cổ học, các nghiên cứu về xương lợn khai quật từ thời đồ đá mới cho thấy có thể suy đoán rằng từ sáu đến bảy nghìn năm trước, người dân lao động cổ đại đã thuần hóa lợn rừng thành lợn nhà.
1. Lợn sinh ra đã có “áo giáp”, da lợn dày, lông cứng, rắn khó cắn, mỡ trên người lợn có thể pha loãng nọc độc
Trọng lượng trung bình của lợn nhà vào khoảng 100 kg, một số cá thể lợn nuôi nhốt lâu ngày thậm chí có thể vượt quá 200 hoặc 300 kg.
Mặc dù rắn độc rất giỏi tấn công nhưng hình dạng của răng nanh của chúng lại cong. Trong khi đó, da lợn lại dày và có lông cứng, giống như một lớp áo giáp rất khó để răng nanh của rắn cắn xuyên qua. Khi rắn độc muốn cắn lợn thì sẽ chẳng khác nào dùng ngón tay đâm vào lốp xe dày, khó có thể gây hại cho lợn.
Ngoài ra, ngay cả khi răng nanh cắn xuyên qua da lợn thì nọc độc chết người của rắn cũng khó tiêm vào cơ thể lợn và không gây nguy hiểm đến tính mạng lợn. Vì phần lớn nọc cần phản ứng với máu, còn mỡ lợn thì rất đặc, nọc độc sẽ khó lan nhanh vào máu, đồng thời nó sẽ được mỡ lợn làm loãng từ từ, sau một thời gian nhất định cơ thể của lợn sẽ tự giải độc đối với lượng nọc độc này.
Video đang HOT
Là loài động vật ăn tạp, lợn có nguồn thức ăn rất đa dạng. Ở một số bang của Mỹ, một số nơi còn huấn luyện lợn thành “lợn chống ma túy”. Khứu giác đặc biệt này giúp chúng có nhận thức nhạy bén về môi trường xung quanh. Vì vậy, khi một con rắn xuất hiện gần đó, chúng sẽ nhanh chóng tìm ra vị trí cụ thể của con rắn, sau đó sử dụng các kỹ năng bẩm sinh để “khuất phục” hoàn toàn những con rắn độc.
Trên thực tế, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng mỡ của chúng không có tác dụng gì nhiều vì nọc độc có thể dễ dàng đi qua nó. Tuy nhiên, có một cơ chế khác mang lại cho loài lợn sức đề kháng đối với nọc độc. Đặc biệt, khả năng đề kháng của chúng là đối với a-neurotoxin trong nọc rắn. Lợn nhà có một đột biến gen trong các thụ thể tế bào của chúng ngăn chặn sự liên kết của độc tố a-neurotoxin, khiến nọc độc trở nên vô dụng.
Sức đề kháng đặc biệt này sẽ chỉ xuất hiện ờ những con lợn khi trưởng thành. Đây có thể là lý do mà lợn được biết là tích cực tấn công những con rắn ở gần chuồng của chúng. Đó là một phản ứng bảo vệ lợn con vì chúng chưa được miễn dịch hoàn toàn.
Ngoài lớp da dày và thịt dày, chúng còn được bao phủ bởi lớp lông lợn cứng, giúp chúng không sợ những vết cắn của rắn thông thường của rắn. Hơn nữa sự khác biệt quá lớn về kích thước cơ thể, những con rắn bình thường sẽ sớm bị đánh bại hoặc bị lợn ăn thịt, hoặc bị thương và bỏ chạy vội vàng.
2. Sức chiến đấu của lợn cao hơn nhiều so với rắn
Lợn trông vô hại với con người và động vật, nhưng sức mạnh chiến đấu của chúng rất đáng kinh ngạc, sức chiến đấu của lợn nhà thậm chí có thể so sánh với lợn rừng, mặc dù chúng không thích vận động vào những lúc thông thường, nhưng chúng sẽ rất hiếu động khi tức giận hoặc căng thẳng. Với kích thước và sức mạnh của lợn, nếu dùng tay không thì một hoặc hai người trưởng thành cũng rất khó để có thể áp chế được một con lợn trưởng thành.
Nếu con rắn vô tình đi vào chuồng lợn, con lợn sẽ nhanh chóng tìm ra con rắn bằng khứu giác siêu phàm của mình, tấn công nó theo nhóm, cắn hoặc giẫm chết con rắn rồi nuốt chửng nó vào bụng, con rắn về cơ bản không có khả năng phản kháng.
Ngay cả trong thời xa xưa, khi người ta muốn nuôi gà thả rông, họ thường để lợn hoặc ngỗng bảo vệ gà, vì gà thả rông rất dễ bị rắn tấn công. Và với sự trợ giúp của những chú lợn, số lượng gà bị rắn tấn công đã giảm đi rõ rệt.
3. Phân lợn có khả năng đuổi rắn
Nhiều người ở nông thôn biết rằng nuôi ngỗng có thể ngăn được rắn, vì nhiều loài rắn rất ghét phân ngỗng. Trong phân ngỗng có nhiều vi sinh vật gây bệnh, rắn rất dễ nhiễm bệnh và chết, ngoài ra mùi phân ngỗng rất hăng cũng khiến rắn sợ đến gần.
Vì lý do tương tự, phân lợn, giống như phân ngỗng, cũng chứa một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và phân lợn còn nặng mùi hăng hơn phân ngỗng. Nếu rắn bò trong phân lợn, nó rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh trong phân lợn tấn công, vì vậy rắn thường không dễ xuất hiện trong chuồng lợn.
4. Lợn ăn phải rắn độc không bị ngộ độc
Nọc rắn nói chung cần phản ứng với máu để tạo ra hiệu ứng ngộ độc. Sau khi một con lợn ăn phải một con rắn độc, các enzym tiêu hóa và axit mạnh trong dịch dạ dày của lợn sẽ phân hủy nọc rắn thành các protein không độc.
Nhưng nếu có vết thương ở miệng, đường tiêu hóa của lợn thì lợn cũng bị ngộ độc sau khi ăn phải rắn độc. Đây cũng là lý do khiến lợn sống sót bình an vô sự sau khi ăn phải rắn độc.
Sa cơ, Vua sư tử rơi vào giữa vòng vây của kẻ thù truyền kiếp
Cuộc sống vô thường, không ai nói trước được điều gì. Hôm nay có thể là vua của muôn loài, hôm sau đã là vật đi săn của muôn loài...
Cùng trong họ nhà mèo, nhưng với sức mạnh, sự nhanh nhẹn và tính khát máu của mình, sư tử được mệnh danh là "Vua của muôn loài", loài động vật đứng đầu muôn loài trong rừng xanh.
Để có thể đứng vững ở vị trí mà không loài động vật nào chạm đến, sư tử không những phải hội tụ những phẩm chất đặc biệt, mà còn phải trải qua quãng thời gian cạnh tranh vô cùng khốc liệt trong giới tự nhiên hoang dã.
Sư tử có thể nhịn được khát trong 4 ngày nhưng không thể nhịn đói dù chỉ một ngày. Theo quan sát của các nhà khoa học, sư tử trưởng thành trung bình một ngày sẽ tiêu thụ khoảng 5 - 7 kg thịt.
Con mồi của loài sư tử thường là lợn rừng, lợn lòi, trâu, linh dương châu Phi, hươu nai, linh dương Gazen và ngựa vằn...
Có thể thấy, sư tử được "ông trời" ban tặng nhiều đặc điểm khiến nó có thể khuất phục được muôn loài như tầm nhìn nhạy cảm với ánh sáng gấp 6 lần con người mang lại lợi thế khi săn mồi ban đêm, khả năng bứt tốc độ lên đến 80 km/h chỉ trong thời gian ngắn, nhảy cao hơn 10 m, năng lực hoạt động theo nhóm linh hoạt...
Oai phong, thét ra lửa như thế, nhưng mấy ai biết khi lâm vào hoàn cảnh "sa cơ, lỡ vận" một con sư tử sẽ phải trải qua những điều thảm hại như thế nào.
Anh chàng môi giới bất động sản Armand Barnard, trong chuyến đi đổi gió, trốn chạy khỏi khói bụi thành phố đã chứng kiến toàn bộ cuộc đối đầu đáng buồn giữa sư tử và linh cẩu.
Buổi chiều hôm đó, Barnard và vợ vô cùng hứng khởi với chuyến đi đầu tiên của mình tại miền đất châu Phi đầy nắng gió. Trên quãng đường bụi mù mịt, mong ước lớn nhất của cặp vợ chồng đó là có thể tận mắt nhìn thấy những loài dã thú lao vào cuộc chiến săn mồi đầy bạo lực.
Và rồi, từ trong bụi rậm, một con sư tử cái có dáng điệu hoảng hốt chạy ra trước sự ngỡ ngàng của đoàn khách du lịch. Không chỉ thế, theo sau con sư tử còn có bốn con linh cẩu hung dữ khác.
Sư tử và linh cẩu vốn đã được biết là kẻ thù truyền kiếp không đội trời chung. Mối hận thù giữa sư tử và linh cẩu xuất phát từ một lý do đơn giản, tranh chấp nguồn thức ăn. Cụ thể, linh cẩu là loài hay đi ăn thức ăn thừa của kẻ khác, không những thế, chúng còn lập thành các băng nhóm chuyên đi cướp con mồi của các loài săn mồi, và dĩ nhiên chúa sơn lâm không thể cảm thấy hài lòng khi bị kẻ khác quấy nhiễu nguồn thức ăn của mình.
Ghét nhau là thế, tuy nhiên hai loài động vật này rất hạn chế để lao vào những cuộc tỷ thí vô nghĩa, nhằm tiết kiệm sức lực cũng như né tránh những thương tích không cần thiết.
Trong trường hợp bắt buộc phải đối đầu, sư tử thường sẽ là kẻ chiến thắng. Mặc dù linh cẩu hay thua trong những trận đánh một chọi một, nhưng chúng không hề dễ dàng để bị đánh bại.
Giống như ở lần gặp mặt này. Số lượng áp đảo đã giúp linh cẩu giành được lợi thế. Đàn linh cẩu thể hiện đúng bản chất của loài thú hoang đang đói khát lao đến với tham vọng "đuổi cùng, giết tận" con sư tử. Tội nghiệp con sư tử già, yếu đuối. Trong vòng vây của đàn linh cẩu, ánh mắt nó cho thấy sự tuyệt vọng đến cùng cực. Bất ngờ, trong một tíc tắc, con sư tử bật dậy và phi thân vào trong bụi rậm. Đàn linh cẩu vội vã chạy theo, tất cả biến mất nhanh như cách chúng xuất hiện.
Top 20 loài rắn ấn tượng nhất Việt Nam (1) Là nơi sinh sống của trên 200 loài rắn (phân bộ Rắn - Serpentes), Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học về loài rắn cao nhất thế giới. Cùng điểm qua những loài rắn độc đáo nhất trong số đó. Rắn sọc đốm đỏ (Oreocryptophis porphyraceus) dài 1 mét, được ghi nhận ở Lào Cai, Cao...