Tại sao lại chảy máu khi “yêu”?
Tôi thường bị chảy máu trong khi “yêu”. Bác sĩ nói với tôi rằng có thể là có những tế bào tiền ung thư.
Tôi chỉ tự hỏi là cái gì đã gây ra những tế bào này. Tại sao nó diễn ra và biểu hiện của nó là gì?
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chảy máu khi “yêu” là một hiện tượng mà không nên lờ đi vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh nghiêm trọng. Những bệnh có thể gây chảy máu trong “cuộc yêu” bao gồm:
- Tiền ung thư hay ung thư tử cung: Hầu hết những trường hợp tiền ung thư hay phát hiện ung thư sớm đều không chảy máu nhưng điều quan trọng là có những ngoại lệ.
Video đang HOT
Các chuyên gia luôn khuyên phụ nữ ngoài 30 nên đi làm test HPV định kỳ. HPV là vi rút u nhú ở người, gây ung thư cổ tử cung.
- Những phụ nữ trên 35 tuổi cũng nên đi kiểm tra tiền ung thư và ung thư dạ con. Hầu hết phụ nữ ở tuổi này nên làm sinh thiết màng trong dạ con.
- Nấm chlamydia và bệnh lậu, 2 bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm tử cung, gây chảy máu khi quan hệ tình dục. Việc làm xét nghiệm 2 loại bệnh này cũng rất cần thiết.
- Cuối cùng, một nguyên nhân thường gặp và vô hại sau khi quan hệ tình dục là bệnh lộ tuyến cổ tử cung. Đây là chứng bệnh mà tế bào bình thường ở bên trong cổ tử cung tăng sinh và chờm cả ra ngoài. Khi những tế bào này lộ ra, chúng sẽ dễ bị viêm do môi trường axit trong âm đạo và có thể chảy máu do ma sát. Đôi khi lộ tuyến này còn do mức estrogen cao. Vì thế, những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể sẽ tự khỏi bệnh khi dừng dùng thuốc tránh thai có mức estrogen thấp hay chuyển sang các phương tiện tránh thai không có estrogen.
Tôi hy vọng một số thông tin dưới đây sẽ giúp được bạn. Chúc bạn may mắn.
Theo Dân trí
Nam giới cũng nên chủng ngừa siêu vi gây ung thư tử cung
Theo đồng chủ nhân Nobel Y học năm 2008 Harald zur Hausen, nam giới cũng phải cẩn thận với siêu vi gây ung thư cổ tử cung.
Năm 2006, thế giới chứng kiến một bước ngoặt trên con đường đối phó ung thư: bằng cách chủng ngừa có thể ngăn chặn ung thư cổ tử cung - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho nữ giới. Thành tựu này xuất phát từ công trình đột phá của GS Harald zur Hausen thuộc Trung tâm nghiên cứu ung thư Đức.
Từ năm 1976, ông đã đưa ra giả thuyết rằng vi rút cũng có khả năng gây ung thư và sau đó đã vạch mặt chính xác thủ phạm gây ung thư cổ tử cung là siêu vi Human Papilloma Virus (HPV), vốn cũng liên quan tới bệnh sùi mào gà. Đến năm 2008, ông nhận giải Nobek Y học cùng với Françoise Barré-Sinoussi và Luc Montagnier.
Giáo sư Harald zur Hausen (phải) cùng Chủ tịch Quỹ hòa bình quốc tế Uwe Morawetz trong buổi họp báo tại TP.HCM ngày 27.11 - Ảnh: Bạch Dương
Ngày 27.11, GS Hausen đã đến VN theo chương trình "Cầu nối" được tổ chức bởi Bộ GD-ĐT phối hợp cùng Quỹ hòa bình quốc tế (có trụ sở tại Vienna, Áo). Chương trình này bao gồm các cuộc diễn thuyết của các học giả đoạt giải Nobel cũng như nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác nhằm đẩy mạnh hợp tác, hiểu biết lẫn nhau với mục tiêu xây dựng hòa bình và cùng phát triển. Nhân dịp này, ông Hausen đã có cuộc trả lời phỏng vấn với Báo Thanh Niên:
Giáo sư có cho rằng chúng ta sẽ phát hiện thêm nhiều mối liên hệ giữa các tác nhân truyền nhiễm với ung thư trong tương lai?
Chương trình "Cầu nối" tại VN
Lúc 14 giờ ngày 28.11, Giáo sư Hausen sẽ có bài nói chuyện về chủ đề "Phòng chống ung thư: thách thức cho ngành y tế toàn cầu" tại Đại học Quốc gia TP.HCM. Sự kiện tương tự tại Hà Nội sẽ diễn ra vào lúc 14 giờ ngày 30.11 tại Đại học Y Hà Nội. Giáo sư Hausen là nhà khoa học đoạt giải Nobel thứ hai đến VN trong tháng 11.2012, sau Giáo sư Roger B.Myerson, người đã có bài giảng "Cơ chế lãnh đạo, nền dân chủ và chính quyền địa phương" vào ngày 14.11. Tất cả sự kiện thuộc chương trình "Cầu nối" đều mở cửa tự do (tham khảo thông tin trên website Peace-foundation.net).
Trên thực tế, hiện có 2 dạng ung thư có thể được ngăn chặn bằng vắc xin: đó là viêm gan siêu vi B và ung thư cổ tử cung do HPV. Tôi cho rằng sẽ còn xác định được thêm nhiều trường hợp ung thư liên quan đến hoạt động truyền nhiễm trong tương lai, nhất là khi các cuộc nghiên cứu về dịch tễ học dường như đang chỉ đích danh các trường hợp truyền nhiễm, cụ thể ở những ca ung thư liên quan đến hệ thống tạo huyết và một số trường hợp ung thư ruột.
Khi nghe về công trình HPV vào năm 2006, tôi khá thất vọng vì độ tuổi được khuyên nên tiêm vắc xin là nữ sinh trung học? Liệu đã có bất cứ tiến triển nào từ đó cho đến nay, chẳng hạn như mở rộng độ tuổi tiêm phòng và áp dụng cho cả nam giới?
Quả thật hiện vẫn có các nỗ lực nhằm phát triển vắc xin chữa bệnh cho những cá nhân đã bị lây nhiễm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết quả cụ thể. Tuy nhiên, bất cứ phụ nữ nào, trong trường hợp chưa nhiễm siêu vi HPV, đều sẽ được lợi nếu tiêm vắc xin và không phân biệt độ tuổi. Về quan ngại liên quan đến nam giới, tôi đặc biệt đề nghị phái mạnh cũng nên đi tiêm phòng, nhất là giới thanh niên trẻ tuổi, do đây là nhóm sẽ lây HPV cho bạn tình trong trường hợp không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
Sau khi thế giới có vắc xin HPV, có luồng dư luận nghi ngờ về hiệu quả của biện pháp phòng ngừa này. Một số nghiên cứu cho rằng không nên tiêm vắc xin, do nó chỉ có giới hạn đối với một số loại HPV, trong khi có hơn 40 loại gây bệnh. Một số người cho rằng nên tầm soát ung thư thay vì dùng vắc xin? Xin ông cho ý kiến.
Đúng là các dạng vắc xin hiện nay chỉ đối phó được HPV-16 và HPV-18. Nếu xét luôn khía cạnh phản ứng chéo với dạng 31, 33 và 45, chúng hầu như kiểm soát được đến 80% các trường hợp ung thư cổ tử cung. Loại vắc xin này có hiệu quả cực cao, ít nhất là ngăn chặn được sự xuất hiện của thương tổn tiền thân của ung thư cổ tử cung. Do quá trình phát triển trung bình của dạng ung thư này từ 15 đến 20 năm, chúng ta sẽ mất ít nhất từ 10 đến 20 năm trước khi thu thập được kết quả thống kê cụ thể về hiệu quả ngăn chặn ung thư cổ tử cung.
Ít nhất vào lúc này, chúng ta biết được vắc xin ngăn chặn được những tình trạng sùi mào gà trước khi chuyển sang ung thư cổ tử cung. Nhóm thí nghiệm đầu tiên đã được thực hiện cách đây 10 năm. Thậm chí trong khoảng thời gian đó, các cá nhân đã tiêm vắc xin nhận được sự bảo vệ tương ứng trước các dạng HPV.
Theo TNO
Bệnh vùng kín không nên giấu kín Nhiều bạn chưa lập gia đình và cũng chưa quan hệ nam nữ nhưng có biểu hiện bất thường ở vùng kín như thỉnh thoảng bị khí hư, lúc màu vàng sậm, lúc lại là trắng đục, rất ngứa vùng kín, bụng dưới đau... muốn đi khám nhưng lại ngại. Nhiều người sợ và cũng không biết khám, chữa trị ở đâu, khi...