Tại sao kinh tế Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 nhưng khả năng phục hồi lại lớn?
“Về cơ bản nền kinh tế Việt Nam đang ở thế ổn định, và đà tăng trưởng từ các năm trước là khá cao. Mặt khác, nguồn lực phát triển còn nhiều tiềm năng, và quyết tâm cải cách nền kinh tế mạnh mẽ từ phía Chính phủ, giúp khả năng bứt phá trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát là rất cao”, PGS. TS. Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết.
Ảnh: Tiến Tuấn
Nhận định về tác động của dịch Covid-19 lên kinh tế Việt Nam, PGS. Đào Văn Hùng cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 sẽ giảm so với các năm trước nhưng vẫn có khả năng đạt được tốc độ tăng trưởng nhất định nhờ vào các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô; nỗ lực của chính phủ trong việc áp dụng các giải pháp hỗ trợ khu vực doanh nghiệp, đặc biệt là các giải pháp đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, ông lưu ý, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, khả năng tăng trưởng sẽ giảm mạnh so với kỳ vọng đầu năm.
“Như vậy, tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc rất lớn vào kết quả kiểm soát dịch bệnh trong nước và quốc tế. Kỳ vọng lớn nhất là Việt Nam sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh trong Quý II/2020″
Video đang HOT
Về các chính sách hỗ trợ cho nền kinh tế và an sinh xã hội, ông Hùng nhấn mạnh: “Chúng ta không thể so sánh quy mô của các gói hỗ trợ của các quốc gia có tiềm lực mạnh như Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu, tuy nhiên, Việt Nam đã có phản ứng một cách nhanh chóng, kịp thời trong hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như người lao động, người nghèo, và các đối tượng chính sách. Điều này tạo nên sự tin tưởng vào điều hành của Chính phủ. Đây là yếu tố quan trọng để chúng ta vượt qua những khó khăn trong đại dịch Covid-19″.
Những giải pháp này có thể kể đến như giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp thông qua việc giảm giá điện, giảm lãi suất, giãn nợ, giãn tiến độ nộp thuế cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư công trọng điểm, hoàn thành kế hoạch giải ngân của năm 2019 và 2020; tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án có tính cấp thiết; đơn giản hóa thủ tục hành chính.
“Trong thời gian này, ngân sách nhà nước cần được cân đối lại, khi nguồn thu bị suy giảm mạnh, trong khi phải thực hiện chi nhiều. Do đó, Chính phủ phải cắt giảm chi tiêu ở một số hạng mục không cần thiết, như: cắt giảm chi tiêu thường xuyên từ hội họp, công tác trong và ngoài nước”, ông nói.
Mặc dù kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, tuy nhiên ông Hùng nhận định khả năng phục hồi và đạt tăng trưởng trở lại của Việt Nam là khá cao bởi 3 lý do:
Thứ nhất, nhờ nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ và Việt Nam có một thị trường nội địa tiềm năng lớn, với quy mô 100 triệu dân.
Thứ hai, ông cho biết về cơ bản nền kinh tế Việt Nam đang ở thế ổn định, và đà tăng trưởng từ các năm trước là khá cao. Bên cạnh đó, nguồn lực phát triển còn nhiều tiềm năng, và quyết tâm cải cách nền kinh tế mạnh mẽ từ phía Chính phủ.
Thứ ba, tình thần đoàn kết, chia sẻ của cộng đồng để cùng nhau vượt qua những khó khăn dịch bệnh sẽ tiếp tục được phát huy để phục hồi và phát triển kinh tế.
“Dịch Covid-19 bên cạnh những tác động tiêu cực, còn tạo ra áp lực thay đổi tư duy phát triển, vì vậy ông Hùng cho rằng, chúng ta phải tiếp tục tập trung vào tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới; điều hành chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt hơn (trần nợ công, lạm phát, bội chi ngân sách) trong bối cảnh vừa chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế” ông Đào Văn Hùng nói.
Đức Minh
Fitch Ratings: Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong khu vực
Việt Nam là thị trường ổn định và tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và so với các quốc gia cùng xếp hạng tín nhiệm trên toàn cầu.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Đây là nhận định mới nhất của tổ chức Fitch Ratings. Trong khi Việt Nam đang thăng hạng tín nhiệm, các quốc gia cận biên tại châu Á - Thái Bình Dương như: Mông Cổ, Sri Lanka và Pakistan lại có xu hướng giảm. Theo Fitch Ratings, nguyên nhân là do Việt Nam duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, trong khi các quốc gia khác kém ổn định hơn trước các tác động từ bên ngoài. Thặng dư tài khoản vãng lai giúp tăng cường khả năng chống chịu của kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ thanh khoản của Việt Nam hiện đã vượt mức trung bình của các quốc gia cùng hạng.
Trước đó, hồi tháng 5, Fitch Ratings cũng đã nâng triển vọng của Việt Nam lên mức "tích cực".
Theo VTV
Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,05% trong năm 2019 Với mức tăng trưởng đạt 7,31% của quý III, nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6% - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra là khả thi. Dự báo tăng trưởng quý IV là 7,26% và cả năm 2019 đạt 7,05%. Các đại biểu...