Tại sao kinh nguyệt lại có màu đen? Nguyên nhân, cách xử lý
Kinh nguyệt là một trong những “tấm gương” phản chiếu tình hình sức khỏe phụ khoa của chị em phụ nữ rõ ràng nhất.
Một người phụ nữ khỏe mạnh, có vòng kinh đều đặn và không mắc bệnh phụ khoa nào sẽ có kinh nguyệt màu đỏ sậm, loãng, tanh, hơi nhầy dính và đôi khi có lẫn những mảnh mụn niêm mạc hoặc hơi vón cục. Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng có màu sắc kinh nguyệt chuẩn, rất nhiều trường hợp gặp phải hiện tượng kinh nguyệt màu đen. Vậy tại sao kinh nguyệt lại có màu đen? Kinh nguyệt màu đen có sao không, có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Tại sao kinh nguyệt có màu đen?
Một số chị em phụ nữ thường gặp phải hiện tượng kinh nguyệt màu đen và những ngày cuối của chu kỳ. Trường hợp này là phản ứng oxi hóa do máu kinh vẫn còn sót một lượng nhỏ trong tử cung khoảng 1 – 2 trước khi thoát ra ngoài, cho nên không có gì đáng lo ngại. Trừ khi nó đi kèm với những triệu chứng, dấu hiệu bất thường: bụng đau nhói, kinh nguyệt vón cục to và đông đặc, máu kinh có mùi hôi khó chịu….
Tâm lý mệt mỏi và stress
Video đang HOT
Trên thực tế, tình trạng tâm lý ổn định hay không có ảnh hưởng rất lớn để chu kỳ và màu sắc kinh nguyệt. Nếu chị em phụ nữ bị căng thẳng hoặc stress trước và trong kỳ kinh nguyệt có thể khiến cho hormone sinh dục bị xáo trộn, kết quả là lớp niêm mạc sẽ dày lên hơn so với bình thường, khi bong tróc sẽ khiến máu chảy nhiều hơn và thậm chí còn làm xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt vón cục to và có màu đen. Một số triệu chứng khác đi kèm là đau bụng dữ dội, người mệt mỏi, đau đầu, hay cáu gắt….
Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến máu kinh có màu đen bất thường này còn khiến lớp lót bên trong tử cung bị mỏng đi, khiến cho quá trình hình thành nội mạc tử cung kéo và làm cho máu kinh bị oxi hóa thành màu đen khi thoát ra ngoài.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, điều hòa kinh nguyệt, chống trầm cảm, giảm đau, cao huyết áp,….cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến kinh nguyệt có màu đen bất thường. Để khắc phục tình trạng này, chị em phụ nữ không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khi chưua có chỉ định của bác sĩ, đồng thời báo cho bác sĩ biết những tác dụng phụ của thuốc để được chỉ định đổi loại thuốc khác.
Bệnh phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa, u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng – tử cung,…chính là những căn bệnh khiến máu kinh nguyệt có màu đen. Hay nói cách khác, máu kinh đen là biểu hiện của những căn bệnh này. Do đó, nếu thấy máu kinh có màu đen kèm theo hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng và vùng chậu, khí hư bất thường,…thì hãy đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt nhé.
Kinh nguyệt màu đen có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, nếu kinh nguyệt màu đen xuất hiện ở cuối những ngày hành kinh và không kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác thì không cần phải lo lắng. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài và đi kèm những bất thường như đau mỏi vùng bụng, thắt lưng, vùng chậu, khí hư thay đổi,…thì phải đến gặp bác sĩ sớm, vì đó là lời cảnh báo bệnh phụ khoa.
Tóm lại, với giải thích trên thì chắc hẳn các bạn đã biết được tại sao kinh nguyệt có màu đen? Nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt màu đen. Kinh nguyệt màu đen là hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt khá phổ biến nhưng cũng rất nguy hiểm, vì vậy không nên mua thuốc tự chữa tại nhà mà hãy đến gặp bác sĩ nhé.
Theo kienthucgioitinh.org
Đau bụng kinh dữ dội có phải do lạc nội mạc tử cung?
Chào chuyên mục! Em năm nay 19 tuổi, có kinh nguyệt đã được 7 năm nhưng lần nào đến ngày cũng bị đau bụng dữ dội thành từng cơn.
Có khi đau 1- 2 ngày trước khi đến ngày, có khi đau trong 3 ngày đầu. Trước đây còn nhỏ nên em không để ý nhiều đến vấn đề này nhiều lắm, mỗi lần đau đều uống thuốc giảm đau. Sau này nghe nói uống thuốc giảm đau có thể bị vô sinh nên em không uống nữa. Chu kỳ kinh của em không đều, có khi 2 - 3 tháng mới có 1 lần. Cho em hỏi đau bụng kinh dữ dội có phải do lạc nội mạc tử cung? hay do nguyên nhân khác? Có phương pháp nào giảm đau bụng kinh hiệu quả không ạ? (Thu Hằng, Thanh Hóa).
Đau bụng kinh dữ dội có phải do lạc nội mạc tử cung?
Chào bạn!
- Đau bụng kinh dữ dội có phải do lạc nội mạc tử cung? Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng mỗi khi đến ngày "đèn đỏ". Hiện tượng này có thể xảy ra trước ngày hành kinh khoảng 2 - 3 ngày và được gọi là triệu chứng tiền kinh nguyệt, hoặc xảy ra ngay trong những ngày hành kinh. Thông thường, ngoài đau bụng, chị em sẽ thấy đau mỏi lưng, ngực căng tức, mọc mụn, tâm tính thay đổi, người mệt mỏi....Tùy theo cơ địa từng người, mà có người đau nhiều, có người đau ít.
- Theo các chuyên gia sản phụ khoa, căn cứ vào mức độ, đau bụng kinh được chia thành nguyên phát và thứ phát. Những cơn đau bụng kinh nguyên phát thường nhẹ nhàng và không kéo dài. Còn đau bụng kinh thứ phát thì nặng hơn và kéo dài hơn.
- Nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau bụng kinh nguyên phát là do vào thời điểm bắt đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để đón trứng rụng, nếu trứng được thụ tinh thì nó sẽ trở thành nơi làm tổ của hợp tử, còn nếu không được thụ tinh nó sẽ bong tróc và gây ra máu, và đó chính là máu kinh nguyệt. Để tống máu ra ngoài, tử cung phải co bóp, chính sự co bóp này đã gây nên những cơn đau bụng kinh nguyên phát.
- Còn nguyên nhân gây đau bụng kinh thứ phát thường là bệnh lý, chẳng hạn như viêm dính tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,....phổ biến nhất là lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này là do máu kinh chảy ngược. Thông thường, máu kinh có lẫn những mảnh nội mạc tử cung sẽ theo một ống nhỏ trên cổ tử cung, chảy qua âm đạo và thoát ra ngoài. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà một phần máu kinh bị chảy ngược vào ổ bụng, bàng quang, trực tràng và buồng trứng qua vòi trứng. Tại đây, chúng tiếp tục phát triển thành tế bào mới và mỗi khi đến kỳ kinh chúng cũng bong tróc và gây ra máu như khi chúng ở trong buồng tử cung. Chính vì thế, chị em sẽ thấy đau bụng dữ dội bình thường.
Trường hợp của bạn, để biết đau bụng kinh dữ dội có phải do lạc nội mạc tử cung? hay không thì chúng tôi khuyên bạn nên đi khám trực tiếp tại cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa. Nếu đúng là do lạc nội mạc tử cung thì bạn nên điều trị sớm. Bởi nó là chiếm 40% nguyên nhân gây vô sinh - hiếm muộn ở phụ nữ khi nó có thể gây tổn thương buồng trứng, tắc vòi trứng, cản trở quá trình thụ tinh của trứng....Hiện nay, phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung chủ yếu là dùng các thuốc nội tiết, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, bệnh lại dễ tái phát và thuốc sẽ có tác dụng phụ, cho nên tốt nhất bạn nên tuân thủ đúng pháp đồ điều trị của bác sĩ.
Theo kienthucgioitinh.org
Tư vấn: Hút thai bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại? "Tôi có thai được hơn 4 tháng thì bị thủy đậu nên đã bỏ thai. Khi hút thai đến bây giờ đã được 1 tháng 20 ngày nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại. Tôi cảm thấy rất lo lắng, cả hai vợ chồng đang rất mong có em bé. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi sau khi hút thai...