Tại sao kinh doanh vàng SJC bị cho là không lành mạnh?
SJC bị cho là đang kinh doanh không lành mạnh khi đề ra quy định phân biệt vàng 1 số và vàng 2 số.
Là một chuyên gia hiểu và nghiên cứu sâu về thị trường vàng, ông Vũ Mạnh Hải – Chủ tịch Hội Kim hoàn Hà Nội đã nhấn mạnh với Dân Việt như vậy khi trao đổi về việc Công ty SJC đưa ra chính sách phân biệt giữa hai loại vàng 1 chữ và 2 chữ trong những ngày vừa qua.
Tình trạng phân biệt giá vàng miếng có 1 chữ cái trước dãy số và 2 chữ cái trước dãy số dập nổi trên miếng vàng lại một lần nữa gây sự bất bình trong dư luận người tiêu dùng những ngày gần đây. Ông có bình luận gì về việc này?
- Tôi cho rằng cần phải xác định ngay khi bắt đầu câu chuyện này, đó là bản chất của vàng là gì nếu không phải là hàm lượng và chất lượng? Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là SJC đang bán cái gì? Sản phẩm SJC đang bán là sản phẩm gì? Thực chất nó vẫn chỉ là vàng nguyên liệu, không có thay đổi gì về mặt giá trị. Vì vậy việc thay đổi giá nhiều như vậy khi chưa có sự gia công, chế tác là sự vô lý. Vàng miếng, vàng cục, vàng cũ, vàng mới đều là vàng nguyên liệu. Nếu là vàng cũ thì họ chỉ nấu lên, đúc và dập là lại thành mới, thế mà chênh nhau tới mấy trăm nghìn đến cả triệu là sự thật khó chấp nhận.
Đồng thời tôi nghĩ đây là trách nhiệm không chỉ của NHNN mà còn của các ngành quản lý như công an kinh tế, quản lý thị trường…Cần phải xác định rõ vàng miếng SJC đang bán là vàng gì? Là vàng nguyên liệu, vàng trang sức hay vàng có giá trị công nghệ bởi công nghệ đúc ép vỉ thì đang quá dễ và quá rẻ.
Theo ông tại sao lại có câu chuyện SJC được phép phân biệt như vậy?
Video đang HOT
- Câu chuyện SJC được ưu ái thì lâu nay cả thị trường biết. Ai cũng hiểu thời gian qua NHNN muốn huy động vàng nhưng lại không có chuyên môn nên cần thông qua SJC để kiểm soát chất lượng, hàm lượng cho họ. Chứ thực chất khi vàng được bán ra thị trường thì nó là câu chuyện của hàng hóa. Thế nên trong Nghị định 174 xác định vàng là hàng hóa nên các doanh nghiệp được phép kinh doanh thoải mái.
Khi thấy giá vàng đang cao thì họ mua vào. Việc phân biệt vàng chữ nọ chữ kia, chữ trước chữ sau chẳng qua là lúc vàng đang xuống họ không có nhu cầu mua vào nữa. Đây là cách kinh doanh không lành mạnh.
Vậy làm thế nào để người dân tự bảo vệ mình, tránh thiệt hại và bị động khi có nhu cầu cầm giữ vàng?
- Tôi cho rằng cứ phải để các doanh nghiệp có khả năng sản xuất vàng miếng được hoạt động bình thường, chịu sự quản lý của Nhà nước. Quay lại như trước. Chứ không để ưu ái cho SJC. Làm như thế mới là phù hợp với nguyện vọng của doanh nghiệp và phù hợp với thông lệ của thế giới.
Chẳng bao giờ có chuyện 1 chỉ vàng bán trên thị trường New York hay Thụy Sĩ lại lãi đến như thế. Mà bây giờ lại có chuyện Nhà nước cho 1 doanh nghiệp được quyền dập vào ép ra mà lại lãi đến như thế. Theo tính toán trung bình chỉ tốn 20.000 đồng cho việc gia công ra một miếng vàng, chứ không thể lãi như SJC bây giờ, có khi tới hàng triệu đồng.
Tôi cho rằng, xoay quanh vấn đề này vẫn là lợi ích nhóm. Nếu để tất cả các doanh nghiệp đều được phép nhập khẩu, sản xuất chịu sự quản lý, giám sát của nhà nước về vấn đề lưu thông hàng hóa và giá thành thì vàng giống nhau hết.
Giá chỉ có thể phụ thuộc vào giá quốc tế và sự điều tiết của Nhà nước. Giá có thể lên xuống một chút phụ thuộc vào lưu thông và cung ứng khai thác vàng trong nước. Nếu cung không đủ cầu thì mới tạm thời tăng lên một chút…
Nhiều ý kiến cho rằng vì Nhà nước không khuyến khích người dân cầm giữ vàng nên các chính sách bảo vệ người giữ vàng mới “lỏng lẻo”. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
- Câu chuyện tích trữ vàng hay tích trữ ngoại tệ của người dân đều phải do nền kinh tế quyết định. Nếu nền kinh tế ổn định thì chẳng ai tích trữ vàng, USD làm gì. Người ta sẽ đưa ra gửi ngân hàng lấy lãi và đưa ra đầu tư kinh doanh. Nên đúng ra mà nói vàng chỉ là nguyên liệu trong sản xuất công nghệ của ngành nữ trang và ngành công nghiệp hoặc để cất giữ vàng của quốc gia. Chứ cá nhân phải tích trữ vàng chẳng qua là do nền kinh tế và sự ổn định. Ngày xưa chiến tranh nên người dân phải tích trữ vàng bởi vì lo cháy nhà thì cháy mất tiền hay lo tiền mục mốc…
Nhà nước khuyến khích dân không tích trữ vàng thì đó là chủ trương của Nhà nước, còn người dân tích trữ hay không là do quan niệm của mỗi người, không những thế còn do văn hóa cá nhân và văn hóa vùng miền và do nền kinh tế, ổn định của đất nước.
Xin cảm ơn ông.
Cách đây gần 1 năm, ngày 1.4.2015 thị trường đã “dậy sóng” khi công ty SJC thông báo việc thu mua vàng miếng 1 chữ cái trước dãy số sẽ bị thấp hơn 40.000 đồng so với vàng miếng có 2 chữ cái trước dãy số. Và gần đây nhất, ngày 12.1.2016 dư luận lại một lần nữa dậy sóng khi Công ty SJC bất ngờ thông báo ngừng thu mua vàng SJC 1 chữ.
Theo Danviet
Giá vàng SJC tăng nhẹ, cao hơn vàng thế giới gần 3,7 triệu đồng/lượng
So với chốt phiên trước, giá vàng SJC tăng 20.000 đồng/lượng. Vàng thế giới tăng 3 USD lên mức 1.087 USD/oz.
Sáng nay (14/1), mở cửa giao dịch, giá vàng SJC trong nước tăng 20.000 đồng/lượng so với chốt phiên ngày 13/1.
Cụ thể, theo niêm yết của công ty VBĐQ Sài Gòn, giá mua - bán vàng đang ở mức 32,72 - 32,98 triệu đồng/lượng. Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 32,85 triệu đồng/lượng (mua vào). Giá bán ra ở mức 32,92 triệu đồng/lượng.
Mức chênh lệch giá mua - bán vàng tại Hà Nội và TP HCM không thay đổi so với các phiên trước. Tại Hà Nội mức chênh lệch giữ ở 70.000 đồng/lượng; tại TP HCM chênh lệch 260.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng thấp trong bối cảnh chỉ số USD vẫn đang giữ ở mức cao, thị trường chứng khoán hồi phục. Ngân hàng trung ương Trung Quốc duy trì Nhân dân tệ ổn dịnh và số liệu thương mại của Trung Quốc tốt hơn dự đoán.
Hiện giá vàng giao ngay tăng trở lại mức 1.087 USD/oz; Giá vàng giao tháng 2 tăng lên 1.086 USD/oz.
Theo tỷ giá ngoại tệ sáng nay, giá vàng thế giới tương đương 29,31 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước 3,67 triệu đồng/lượng.
Theo VOV
Vì sao vàng miếng một chữ bị áp phí cao? Những ngày gần đây, thị trường vàng nổi lên hiện tượng vàng miếng SJC một chữ bị áp phí cao khi bán lại, tạo nên vênh giá lớn so với vàng miếng hai chữ cùng hàm lượng, chất lượng và thương hiệu. Đến giữa tháng 12/2015, hạn mức mà SJC được phép gia công lại đã hết. Ngân hàng Nhà nước buộc phải...