Tại sao không nên đặt cốc nước cạnh giường “để sáng mai ngủ dậy uống cho tiện” và đây là 5 lý do cực nguy hiểm!
Rất nhiều người có thói quen để cốc nước cạnh giường để sáng hôm sau tranh thủ uống. Tuy vậy, đây lại là thói quen gây hại vô cùng!
Chúng ta thường nghe chuyên gia khuyên rằng, mỗi ngày nên uống đủ 8 ly nước đầy hoặc tối đa cũng phải nạp vào cơ thể khoảng 2 lít nước. Trên thực tế, ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, việc tranh thủ uống một ly nước là rất quan trọng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy nên nhiều người có thói quen để một ly nước cạnh giường để sáng mai uống luôn.
Tuy nhiên, thực tế chúng minh việc này lại gây hại vô cùng và đây là 6 lý do tại sao bạn nên tự rót cốc nước vào buổi sáng thay vì để nước qua đêm.
1. Nhiều bụi bẩn rơi vào cốc
Việc đặt sẵn một cốc nước gần giường ngủ có thể thu hút ruồi, muỗi và côn trùng khác rơi vào cốc trong đêm. Ngoài ra, một số mảnh vụn, bụi bẩn cũng có thể rơi vào cốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu uống.
2. Nước có thể xuất hiện vị chua
Video đang HOT
Khi bạn để ly nước qua đêm, nước có thể hấp thụ một lượng carbon dioxide (CO2), lượng này có thể bị biến đổi thành axit carbonic (H2CO3). Do đó nước có thể mang tính axit nhiều hơn với độ pH giảm khiến nước có vị chua. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể làm giảm vị tự nhiên của nước uống.
3. Nước vô hình trở thành nơi sản sinh vi khuẩn
Khi bạn uống một ngụm nước, bạn sẽ truyền hàng triệu con vi khuẩn từ miệng sang cốc nước. Và nếu bạn có uống dở tối hôm qua thì vô hình chung cốc nước đó sẽ là nơi sản sinh ra hàng triệu con vi khuẩn khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
4. Có thể gây chập điện, cháy nhà
Nhiều người có thói quen đặt ổ điện hay cắm sạc pin cạnh người. Vậy nên nếu bạn có vô tình đặt cốc nước cạnh đầu giường rồi làm đổ, nước sẽ trở thành môi trường dẫn diện và dễ gây ra cảnh chập điện, cháy nhà.
5. Ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Việc để một cốc nước trong tầm với có thể khiến bạn thỉnh thoảng tranh thủ uống nước và gây ra việc đi vệ sinh thường xuyên, gián tiếp ảnh hưởng chu kỳ giấc ngủ. Điều này thậm chí có thể gây mất giấc và mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Chuyên gia cảnh báo: Nấu bằng bếp gas làm không khí trong nhà ô nhiễm gấp 5 lần so với không khí ở ngoài trời
Việc nấu nướng bằng bếp gas đã làm tăng lượng khí thải nitơ dioxide và carbon dioxide.
Bếp gas chắc hẳn là một vật dụng quen thuộc và không thể thiếu trong hầu hết cả gia đình. Bởi bếp gas rất tiện lợi trong việc nấu nướng lại tiết kiệm về mặt kinh tế. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây cho thấy các chất ô nhiễm do việc đun nấu bằng gas đã làm cho không khí trong nhà bị "bẩn" hơn không khí ngoài trời gấp 2 đến 5 lần.
Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Rocky Mountain kết hợp với các bác sĩ trong nhóm hoạt động vì cộng đồng Mothers Out Front và Sierra Club (Mỹ). Theo đó, môi trường trong nhà - nơi chúng ta dành 90% thời gian để sống có thể bị ô nhiễm hơn so với không khí ở ngoài trời. Mà bếp gas là nguồn ô nhiễm chính do việc nấu nướng đã làm tăng lượng khí thải nitơ dioxide và carbon dioxide. Và nếu bạn xài bếp gas đã cũ, ít được vệ sinh thường xuyên thì chúng còn thải ra cả carbon monoxide - một loại khí độc gây nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau ngực...
Nấu ăn bằng bếp gas khiến không khí trong nhà bị ô nhiễm gấp 2 đến 5 lần không khí ngoài trời (Ảnh minh họa).
Đặc biệt, trẻ em là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong việc hít phải những khí ô nhiễm này. Không khí ô nhiễm khiến cho phổi và cơ thể của trẻ kém phát triển, đồng thời nguy cơ mắc bệnh hen suyễn của trẻ tăng lên 42%.
Chưa hết, khí nitrogen dioxide còn gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, là tác nhân của các vấn đề về tim mạch, tiểu đường và ung thư.
Trong trường hợp chẳng may bạn bị ngộ độc carbon monoxide thì sẽ bị đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, thậm chí là bị ngưng tim và tử vong.
Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ không khí trong nhà?
Cách tốt nhất để bảo vệ không khí trong nhà là chuyển đổi từ bếp gas sang bếp điện (Ảnh minh họa).
Theo ý kiến của Bác sĩ Robert Gould, phó giáo sư công tác tại trường Đại học Y khoa San Francisco (Mỹ), giải pháp tốt nhất là chuyển đổi từ bếp gas sang bếp điện.
Ngoài ra, khi nấu nướng, bạn nên mở cửa sổ, vặn lửa vừa với nồi hoặc đầu đốt, sử dụng máy hút khói, mở máy lọc không khí có màng lọc khí HEPA trong khi nấu.
Và nếu được hãy lắp thêm máy dò carbon monoxide trong nhà. Có như vậy, bạn mới có thể giảm thiểu được lượng khí thải độc hại do việc đun nấu bằng gas gây ra.
Loại đồ uống rất nhiều người ưa thích này có thể là "thủ phạm" khiến thận suy yếu Thời tiết đang dần bước vào mùa hè, các loại đồ uống có ga rất được ưa chuộng. Tuy nhiên chúng không cung cấp chất dinh dưỡng mà còn chứa các hóa chất độc hại gây ra nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài, đặc biệt là gây hại cho thận. Thận được phân phối ở cả hai bên của cơ thể con...