Tại sao không cho phá sản Vinashin?
Tại sao khó khăn thì không phá sản đi mà lại tái cơ cấu? Giữa tái cơ cấu và phá sản thì cái nào có lợi hơn? Vinashin 100% vốn của nhà nước, nếu phá sản Nhà nước phải trả nợ thay cho Vinashin, mất tiền, mất uy tín, 30 nghìn gia đình không đảm bảo cuộc sống…- PTT Nguyễn Xuân Phúc khẳng định trước Quốc hội chiều 14/6.
Chất vấn Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ĐBQH Lê Như Tiến, đoàn Quảng Trị nêu:
Vinashin, Vinalines vẫn còn đó những món nợ xấu hàng chục nghìn tỷ đồng. Chính phủ đặt quyết tâm cao chủ trương tái cơ cấu Tập đoàn, TCT Nhà nước. Vậy việc tái cơ cấu đã đạt được mức nào, lộ trình có đạt không? Tín hiệu lạc quan hay bi quan về tái cơ cấu?
ĐB Tiến và một số ĐB khác cũng quan tâm đến lĩnh vực phòng chống tham nhũng và chất vấn Phó Thủ tướng việc thúc đẩy và đề ra những ý tưởng đột phá gì để xử lý tham nhũng?
Trả lời chất vấn của ĐB, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Tập đoàn Vinashin được thành lập từ 1986, lúc đó là Tổng Công ty do ông Phạm Thanh Bình làm TGĐ. Đến năm 2006 thí điểm tập đoàn, vẫn do ông Bình làm TGĐ.
Theo Phó Thủ tướng, việc tập đoàn bị đổ bể trong sản xuất kinh doanh do hai nguyên nhân quản trị tập đoàn gây thất thoát và khủng hoảng kinh tế nói chung. Đảng, Nhà nước đã xử lý nghiêm vụ việc này. Cụ thể đã bắt tạm giam Phạm Thanh Bình và những người có liên quan. Pháp luật đã xử lý nghiêm khắc những cán bộ quản lý vốn để thất thoát.
Chủ trương của TW, Bộ Chính trị là tái cơ cấu, nhưng vì đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nên gặp rất khó khăn, thậm chí các công ty đóng tàu lớn trên thế giới cũng đều thua lỗ.
Video đang HOT
Mặc dù vậy đến nay tập đoàn này đã có sự ổn định, quản lý tốt hơn. Kết quả SXKD 3 năm đã đóng bán giao 170 tàu lớn, xuất khẩu 166 chiếc với giá trị 1215 tỷ USD, nếu bàn giao hết số tàu này sẽ thu về khoảng 10 nghìn tỷ đồng nữa. Bên cạnh đó 19 ngân hàng trong nước đã giảm nợ cho Vinashin.
“Tình hình còn thua lỗ, kết quả tái cơ cấu còn chậm, còn nhiều khó khăn thách thức. Thời gian tới sẽ tiếp tục tái cơ cấu Vinashin một cách cơ bản, toàn diện, với tinh thần quyết tâm cao, vừa làm vừa rút kinh nghiệm”.
Với 8.000 lao động giỏi, có tay nghề cao giữ lại, Phó Thủ tướng cho biết, đến năm 2016 thu sẽ cao hơn chi. Đó là quyết tâm tài chính, được thẩm tra, báo cáo Thủ tướng và Bộ Chính trị.
Có ý kiến cho rằng, tại sao khó khăn thì không phá sản đi mà lại tái cơ cấu? Phó Thủ tướng nêu: giữa tái cơ cấu và phá sản thì cái nào có lợi hơn? Vinashin 100% vốn của nhà nước, nếu phá sản thì nhà nước phải trả nợ thay cho Vinashin, mất tiền, mất uy tín, 30 nghìn gia đình không đảm bảo cuộc sống…
Đối với Vinalines cũng tái cơ cấu rất mạnh mẽ, năm 2012 doanh thu khoảng 21 nghìn tỷ đồng, sang 2013 đã thoái vốn đầu tư 16 DN, hoàn thành cổ phần hóa 4 DN, bán được 1 số tàu cũ không hiệu quả, bố trí nhân sự, ban hành điều lệ, quy chế hoạt động DN…
“Vinalines hiện nay còn lỗ do khó khăn của thị trường nhưng chúng tôi tin chắc sẽ vượt qua” Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
Liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, Phó Thủ tướng cho biết đang có sự chỉ đạo đồng bộ, đặc biệt tập trung xây dựng thể chế, tích cực công tác phòng ngừa, đẩy mạnh thanh tra, điều tra để phát hiện…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thừa nhận một số hạn chế là chưa đạt yêu cầu mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng còn xảy ra nghiêm trọng, phức tạp nhất là một số ngành, cấp gây bức xúc trong nhân dân. Bên cạnh đó việc tuyên truyền cũng chưa tốt, một số lĩnh vực phức tạp xảy ra tham nhũng cao như đất đai, tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản…
Giải pháp đề ra trong thời gian tới “chúng tôi thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi Quốc hội đã thông qua. Tuyên truyền mạnh mẽ hơn, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm toán, xử lý kiên quyết tham nhũng. Đồng thời thu hồi triệt để tài sản tham nhũng, nâng cao chất lượng các cơ quan phòng chống tham nhũng, nhất là cơ quan tư pháp” – Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Theo vietbao
Cần truy trách nhiệm cảnh sát khiến lô hàng bạch tuộc hỏng
Liên quan đến việc Công an Hải Dương phải bồi thường 650 triệu đồng cho các chủ lô hàng bạch tuộc bị phân hủy, nhiều người băn khoăn trách nhiệm hoàn trả ngân sách Nhà nước của công an Hải Dương từ hành vi làm sai pháp luật của mình.
Việc công an Hải Dương có buổi đối thoại, thỏa thuận với chủ lô hàng bạch tuộc bị phân hủy và chấp nhận bồi thường thiệt hại là đúng với quy định pháp luật.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã nêu rõ: Việc bồi thường phải kịp thời, công khai, đúng pháp luật. Bồi thường dựa trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan có trách nhiệm bồi thường với người bị thiệt hại hoặc đại diện hợp pháp của họ.
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng quy định: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Do đó việc sử dụng ngân sách Nhà nước để bồi thường kịp thời và khắc phục hậu quả cho người bị thiệt hại là cần thiết.
Ảnh minh họa
Trao đổi với phóng viên, luật sư Trương Toàn Thắng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho biết: Việc sử dụng ngân sách Nhà nước không có nghĩa là không xem xét truy cứu trách nhiệm của cán bộ, người thi hành công vụ làm sai, làm không đúng pháp luật dẫn đến việc Nhà nước phải bồi thường. Việc trích ngân sách Nhà nước ra để bồi thường chỉ là giai đoạn bước đầu của trách nhiệm bồi thường. Ngay sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải xem xét trách nhiệm của từng cá nhân sai phạm để những người này hoàn trả cho ngân sách nhà nước".
Tại điểm b, khoản 2, điều 10 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã ghi nhận nghĩa vụ của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại. Trong đó có một nghĩa vụ quan trọng đó là "hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".
Như vậy, có nghĩa là việc trích ngân sách Nhà nước ra bồi thường ở đây được xem như là việc "tạm ứng" tiền trước sau đó sẽ truy trách nhiệm của người sai phạm để bù đắp một phần hoặc tất cả số tiền đã "tạm ứng".
Vụ việc ở Công an Hải Dương có thể xem như một việc điển hình cho "cơ chế" bồi thường của Nhà nước khi người thi hành công vụ làm sai và gây thiệt hại cho người dân. Trên cơ sở vụ việc đó cũng cần hiểu rõ trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của người thi hành công vụ.
Đại tá Cao Ngọc Lan - phó giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cũng đã cho biết: "Trước mắt, chúng tôi sử dụng nguồn kinh phí của Công an tỉnh Hải Dương để giải quyết bồi thường với người dân. Việc giải quyết đã được chúng tôi tiến hành xong. Còn việc làm rõ trách nhiệm những người liên quan cũng sẽ được chúng tôi giải quyết trong thời gian tới".
Thiết nghĩ, sau khi xem xét, đánh giá các hành vi sai phạm, công an Hải Dương cũng nên công bố công khai việc hoàn trả, bù đắp lại ngân sách nhà nước liên quan đến vụ việc bồi thường này cụ thể ra sao. Có như vậy nhân dân mới tin tưởng vào việc thực thi và áp dụng pháp luật.
Theo vietbao
Những nữ "đại gia" xứ Nghệ vướng vòng lao lý Vài năm qua, khi bong bóng bất động sản ở Nghệ An bị vỡ, các ngân hàng thắt chặt tín dụng, có rất nhiều "đại gia" phải bán tống, bán tháo tài sản. Bị cáo Hoàng Thị Long Có người phải vào trại tạm giam chịu án phạt cũng là để tránh sự truy sát của các con nợ. Trong số này, có...