Tại sao Hungary và Slovakia vẫn nằm trong danh sách các nước không thân thiện của Nga?
Mặc dù Hungary và Slovakia thể hiện thiện chí duy trì quan hệ kinh tế và đối thoại với Nga, Moskva vẫn giữ hai nước này trong danh sách không thân thiện.
Phụ thuộc vào năng lượng Nga và nghĩa vụ thành viên EU- NATO đặt Budapest và Bratislava vào tình thế khó xử, đặc biệt khi Ukraine dự định ngừng vận chuyển khí đốt từ 2025.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) trong cuộc họp báo cuối năm thường niên tại Moskva, ngày 19/12/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Moskva đã phải đối mặt với làn sóng trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây. Để đáp trả, tháng 3/2022, Nga đã công bố danh sách các quốc gia không thân thiện, trong đó có Hungary và Slovakia – hai thành viên của Liên minh châu Âu. Điều đáng chú ý là dù Moskva thừa nhận cả Budapest và Bratislava đều bày tỏ thiện chí duy trì quan hệ kinh tế, nhưng Nga vẫn chưa xóa tên hai nước này khỏi danh sách đen.
Theo thông báo chính thức từ Bộ Ngoại giao Nga với tờ Izvestia ngày 19/12, mặc dù hai quốc gia này mong muốn duy trì các thành tựu quan trọng trong quan hệ kinh tế với Nga và tăng cường đối thoại chính trị song phương, nhưng với tư cách thành viên EU và NATO, họ buộc phải tuân thủ quy định của hai khối này và đã tham gia vào các biện pháp trừng phạt chống Nga. Chính vì vậy, Moskva cho rằng “không có đủ cơ sở để xem xét lại tình trạng” của hai nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt trong cách hành xử của hai quốc gia này. Trong khi Hungary chưa từng gửi bất kỳ vũ khí nào cho Ukraine, Slovakia đã cung cấp cho Kiev 13 gói viện trợ quân sự với tổng trị giá lên tới hơn 670 triệu euro. Điểm chung duy nhất là cả hai nước vẫn duy trì đối thoại với Nga và đưa ra các sáng kiến nhằm giải quyết xung đột tại Ukraine.
Theo các chuyên gia phân tích, chính sách của Hungary phần lớn được định hình bởi lợi ích chiến lược về năng lượng. Darya Moiseyeva, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế Nga (IMEMO RAS), nhận định: “Hungary có các trung tâm tiếp nhận dầu của Nga, họ không thể đột ngột chuyển sang sử dụng nhiên liệu từ các quốc gia khác”. Ngoài ra, Budapest còn có kế hoạch tiếp tục nhập khẩu khí đốt của Nga thông qua đường ống dẫn qua Ukraine và đường ống TurkStream.
Về phần mình, Phó Giáo sư Vadim Trukhachev từ Đại học Nhân văn Nhà nước Nga cũng nêu quan điểm về lập trường của Thủ tướng Hungary Viktor Orban: “Ông ấy sẽ không rời khỏi EU hay NATO, mà chỉ đại diện cho một phe ôn hòa hơn trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương”.
Tương tự Hungary, Slovakia cũng có những ràng buộc kinh tế sâu sắc với Nga khi phụ thuộc tới 85% nhu cầu khí đốt tự nhiên vào Moskva. Gần đây, quyết định của Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt từ ngày 1/1/2025 đã khiến Bratislava lo ngại. Để đối phó với tình hình này, Slovakia đã bày tỏ ý định tổ chức các cuộc đàm phán “chuyên sâu” về nguồn cung cấp khí đốt với Nga cùng các bên liên quan.
Cộng hoà Séc nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào Nga
Cộng hoà Séc đang thực hiện bước ngoặt chiến lược khi quyết định chấm dứt nhập khẩu dầu từ Nga vào năm 2025, đán.h dấu một nỗ lực mạnh mẽ trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và độc lập với nguồn cung của Moskva.
Toàn cảnh nhà máy lọc dầu Rosneft ở thị trấn Gubkinsky, Tây Siberia, LB Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang tin năng lượng Oilprice.com dẫn thông tin từ Phó Chủ tịch công ty đường ống MERO (Séc) cho biết CH Séc sẽ loại bỏ dần và chấm dứt nhập khẩu dầu Nga vào tháng 7/2025. Giám đốc điều hành MERO Zdenek Dundr nói với hãng tin Reuters rằng CH Séc dự kiến sẽ bắt đầu tăng lượng dầu thô xuất khẩu từ phương Tây vào quý 2 năm sau và dừng hoàn toàn việc giao dầu từ Nga kể từ tháng 7.
Đây là một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng, dựa vào việc nâng cấp đường ống Trans Alpine (TAL) với khoản đầu tư 60 triệu USD.
Việc nâng cấp này sẽ mang lại những lợi ích quan trọng: Thứ nhất, tăng gấp đôi công suất lên 8 triệu tấn mỗi năm. Thứ hai, tạo điều kiện nhập khẩu dầu từ các nguồn thay thế như Mỹ Latinh, Saudi Arabia và Biển Bắc.
Trước đây, CH Séc phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng Nga. Năm 2022, quốc gia này nhận 50% dầu thô và 90% khí đốt từ Nga. Thủ tướng Séc Petr Fiala thẳng thắn nhận định đây là một trong những "rủi ro an ninh lớn nhất" của nước này, đồng thời nói thêm rằng cần phải có một cuộc "đại tu" hoàn toàn.
Động thái của CH Séc không chỉ là quyết định riêng của một quốc gia, mà còn là phần của nỗ lực chung của Liên minh châu Âu (EU) nhằm giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Cách tiếp cận của Praha cũng thể hiện sự cân bằng giữa nhu cầu địa chính trị và các giải pháp thị trường. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo an ninh năng lượng và đa dạng hóa nguồn cung.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi không phải không có khó khăn. Khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt trong việc mở rộng cơ sở hạ tầng, đặc biệt khi chính phủ đã ngừng tài trợ cho các dự án.
Một điểm đáng chú ý là đường ống Druzhba - di sản thời nhập khẩu từ Nga - vẫn được giữ lại như một nguồn dự phòng. Thậm chí, nó có thể được sử dụng để vận chuyển dầu từ các nguồn mới như Ukraine hoặc Kazakhstan.
Một điểm đáng chú ý là vẫn còn một nhà máy lọc dầu của Orlen SA (Ba Lan) vẫn tiếp tục xử lý dầu Nga do được miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt của EU.
Các nước châu Âu tiếp tục mua khí đốt của Nga Hiện tại, khí đốt Nga vẫn được bán với khối lượng lớn cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Séc vốn là các quốc gia không có hợp đồng mua bán trực tiếp. Một cơ sở dự trữ khí đốt ở Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN Theo Reuters, thông tin từ các công ty và dữ liệu công bố cho thấy, bất chấp việc dòng...