Tại sao giai đoạn này có nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng?
Trong 5 ngày qua (từ ngày 25-31/7), Việt Nam ghi nhận 93 ca Covid-19 trong cộng đồng, đều liên quan đến Đà Nẵng. Đáng lưu ý, phần lớn ca bệnh đang là bệnh nhân, tuổi cao, có nhiều bệnh lý nền, do đó tình trạng càng nặng.
Nhận định về tình hình sức khỏe bệnh nhân, PGS.TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết trong vài ngày qua, Bộ Y tế liên tục tổ chức các cuộc hop trực tuyến để hội chẩn cho các bệnh nhân Covid-19. Theo PGS Khuê, trong số các bệnh nhân Covid-19 được phát hiện những ngày qua, có nhiều bệnh nhân là người lớn tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp, nhiều người đang chạy thận nhân tạo, mắc các bệnh lý tim mạch, thận, thậm chí ung thư…, tình trạng nguy kịch đến nhanh hơn.
“So với các giai đoạn 1, giai đoạn 2, rõ ràng bệnh nhân giai đoạn này nặng hơn, tiến triển nguy kịch nhanh hơn giai đoạn trước”, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nói.
Các bệnh nhân Covid-19 nặng được chăm sóc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương giai đoạn 2.
Đến nay, trong số các ca bệnh mới ghi nhận, đã có nhiều bệnh nhân tiến triển nặng. Tính đến ngày 30/7, Việt Nam có thêm một số ca bệnh nặng đang điều trị tại các bệnh viện ở Đà Nẵng, đặc biệt là các bệnh nhân tiên lượng rất nặng: BN 416, BN 428, BN 431, BN 436, BN 437, BN 438; một số bệnh nhân tiên lượng nặng lên như: BN 429, Bn 426, BN 427, BN 430, BN 422, BN 433…
Đa phần trong số đó là những bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền đi kèm. Trong đó có 2 bệnh nhân phải chạy ECMO (tim phổi nhân tạo), thở máy, lọc máu liên tục (BN 416 và 437), một số bệnh nhân thở máy (BN 436, 438, 418) đã được chuyển ra Bệnh viện Trung ương Huế.
Theo PGS Khuê, các chuyên gia y tế hàng đầu của Việt Nam đã liên tục hội chẩn, đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp, tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn rất nặng, tiên lượng dè dặt.
Phan tich cu the hon ve co che gay tang nang, Thu truong Bo Y te Nguyen Truong Son cho hay nhom nguoi noi tren khi mac Covid-19 se suy giam suc đe khang, khien luong virus phat trien trong co the nhanh hon, ton thuong co quan nhanh hon so voi benh nhan khac.
“Toi luu y ve nguy co “con bao cytokine”. Mot so nguoi khi bi virus tan cong se kich hoat he thong mien dich cua co the. He thong nay khong chi tan cong virus ma con tan cong cac co quan noi tang, gay suy cac co quan va lam giam cac chuc nang, dan đen tinh trang benh nang hon, đon cu nhu benh nhan 91 o TP.HCM giai đoan truoc”, PGS.TS Nguyen Truong Son cho hay.
Trong giai đoan nay, Tieu ban Đieu tri chua ghi nhan mot cach ro rang so nguoi benh gap “con bao cytokine”. Tuy nhien, theo Thu truong Bo Y te, đa co mot so benh nhan co nhung bieu hien, du chua co su thay đoi ve dau hieu suy co quan, cung nhu đe dọa tinh mang.
Trong giai đoan nay, đa co nhung benh nhan Covid-19 tren nen benh man tinh phai su dung cac bien phap ho tro ho hap nhu ECMO, tho may, hoac tho oxy…
“Đay la dau hieu rat đang nguy hai, vi nhung benh nhan nay noi chung va benh nhan suy than man noi rieng se khong chi bi duy nhat benh nay, ma con kem theo cac benh nang khac nhu tieu đuong, suy tim, tang huyet ap… Khi virus tan cong, cac co quan se de ton thuong, suc đe khang giam nhieu”, Thu truong Nguyen Truong Son cho hay.
Video đang HOT
Mot chuyen gia ve lao khoa cho biết, suc đe khang cua nhom nguoi cao tuoi, mac benh ly nen thuong giam hon so voi cac nhom tuoi khac. Neu nguoi cao tuoi bi benh, Covid-19 se lam cho cac benh man tinh đo thuc đay chuyen thanh giai đoan cap hoac đot cap, do đo benh nhan rat de tu vong.
Thuc te, tai cac nuoc co đong nguoi mac va tu vong, ty le benh nhan Covid-19 tu vong chu yeu la nguoi cao tuoi co kem nhieu benh ly man tinh.
Tính đến 10h ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận 509 trường hợp mắc Covid-19. Cụ thể, ổ dịch Đà Nẵng ghi nhận 80 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 8 nhân viên y tế, 44 bệnh nhân, 26 người nhà bệnh nhân và 2 ca được phát hiện tại cộng đồng (ca bệnh 420, 434). Riêng ngày 31/7, Việt Nam ghi nhận thêm 45 trường hợp, các bệnh nhân này đã được cách ly tại cơ sở y tế và lấy mẫu xét nghiệm trước đó.
Tại 5 tỉnh, thành phố khác trên cả nước ghi nhận thêm 13 trường hợp mắc Covid-19, gồm Quảng Nam có 7; Quảng Ngãi có 1; TP.HCM có 2; Hà Nội có 2; Đắk Lắk có 1. Tất cả các trường hợp này đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh tại Đà Nẵng.
Rơi nước mắt cảnh vợ chồng già chăm sóc con bị di chứng chất độc màu da cam
Ngồi bên giường bệnh, bà Bình lộ rõ vẻ mệt mỏi, từ ngày chị Giang nhập viện, bà chưa một đêm ngủ ngon giấc.
Bà Bình và ông Thành có 2 người con, chị Giang là cả và 1 người em năm nay 34 tuổi. Gia đình 4 người ở cùng nhau trong căn nhà nhỏ tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Bà Bình kể, thời kháng chiến, nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, ông Thành xung phong ra mặt trận đánh giặc. Ông được cử làm lái xe vận chuyển quân nhu viện trợ cho mặt trận miền Nam.
Ngày chiến tranh kết thúc, ông trở về nhà bên vợ con, ước mong cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Nhưng trớ trêu thay, ông bị nhiễm chất độc màu da cam, và con gái cả - chị Giang là người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Em gái chị may mắn không bị.
Chị Giang bị chứng động kinh, nên mỗi lần chạy thận đều phải cố định tay chân.
Chồng sức khỏe yếu, lại mắc thêm chứng bệnh xương khớp dai dẳng nên mọi việc trong gia đình đều do bà Bình đảm nhiệm. Không có tiền chăm lo cuộc sống gia đình và chữa bệnh cho con, bà đành xin nghỉ công việc hành chính, bán hàng ăn ngoài vỉa hè. Cả gia đình 4 miệng ăn đều phụ thuộc vào gánh hàng rong của người phụ nữ ngoài 60 tuổi.
Do ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam nên từ khi sinh ra, cơ thể chị Giang nhỏ bé và yếu ớt hơn người thường. Dù đã ngoài 40 tuổi nhưng chị chỉ nặng hơn 30kg. Mỗi lúc trái gió trở trời, những con đau lại hành hạ chị đến xương tủy.
Để chữa trị cho con, hàng tuần bà Bình lại đưa chị Giang bằng xe máy chữa bệnh khắp nơi từ Bệnh viện Bạch Mai, đến Bệnh viện E...
Nhiều lúc, thời tiết xấu, đang đi con lại lên cơn co giật, hai mẹ con phải dừng lại bên vệ đường hay kiếm tạm một chỗ nghỉ chân cho qua cơn rồi mới đi tiếp được.
Di chứng của chất độc màu da cam khiến chị Giang gầy yếu, thể trạng suy kiệt.
Cách đây 2 năm, như thường lệ, bà Bình chở con đến bệnh viện. Đang ngồi trên xe chị Giang lên cơn co giật mạnh, sốt cao 39 - 40 độ C. Bà vội đưa con vào Bệnh viện Nam Thăng Long cấp cứu. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán chị Giang bị huyết áp cao, nhiễm khuẩn đường ruột, suy tim, co giật, nhiễm khuẩn huyết.
"Hôm đó đột nhiên chân tay Giang duỗi thẳng, rung mạnh, hai mắt trợn lên vì động kinh. Từ ngày phát bệnh, cứ 5 - 10 phút Giang lại lên cơn co giật 1 lần. Các bác sĩ nói nếu như cứ để co giật nhiều như vậy sẽ không giữ được tính mạng nên buộc phải vào viện điều trị. Giang sau đó được đưa sang khoa Thận - Bệnh viện E", bà Bình kể.
Từ đó tới nay, ngoài điều trị bệnh, hai vợ chồng bà Bình lại thay nhau đưa con gái đi chạy thận. Số tiền hai vợ chồng bà vay mượn đã lên tới gần 100 triệu mà bệnh thì chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Sóng gió liên tiếp ập đến với gia đình bà Bình. Ngày 15/6/2020, chị Giang bị nhiễm trùng trong quá trình chạy thận. Chị được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp tục điều trị và chạy thận.
Từ ngày chị Giang phát bệnh nặng, bà Bình phải đóng cửa hàng để chăm con, kinh tế gia đình càng khó khăn.
Theo BS Hoàng Thị Điểm, khoa Thận, Lọc máu - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chị Giang bị suy thận giai đoạn cuối, phải chạy thận nhân tạo theo chu kỳ trên nền bại não, di chứng của chất độc màu da cam. Chị phải duy trì thuốc chống động kinh từ nhỏ, không thể tự chăm sóc cho bản thân, phụ thuộc hoàn toàn vào sự giúp đỡ của người khác.
Để điều trị, chị Giang dự kiến sẽ được tạo một đường vào mạch máu để lọc. Hiện chị vẫn bị sốt nên sẽ được điều trị kháng sinh. Khi nào tình trạng nhiễm trùng ổn định sẽ được phẫu thuật.
"Dự kiến thời gian điều trị sắp tới cho bệnh nhân sẽ kéo dài, vì phải kết hợp dùng kháng sinh tích cực. Nếu tình hình tốt, phẫu thuật thành công thì bệnh nhân sẽ được ra viện. Nhưng dù ra viện bệnh nhân vẫn phải lọc máu chu kỳ 1 tuần 3 lần. Nếu không lọc máu, bệnh nhân sẽ bị thừa dịch, tăng huyết áp, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp, tăng kali máu, thậm chí ngừng tim", BS Điểm nói.
Từ ngày chị Giang đổ bệnh, bà Bình phải đóng cửa quán hàng ăn để đưa con đi chữa trị, kinh tế gia đình từ đó kiệt quệ. Vợ chồng bà phải đi vay mượn khắp nơi để có tiền lo cho con.
"Tôi vay hết anh em, họ hàng thân thích rồi lại hàng xóm. Giờ con bệnh nặng, không biết phải xoay xở ra sao. Dù hy vọng rất mong manh bởi Giang mắc nhiều bệnh nặng, nhưng tôi không muốn bỏ cuộc. Chỉ cần sống thêm một vài năm nữa tôi cũng mãn nguyện", bà Bình buồn bã nói.
Mọi tấm lòng hảo tâm xin liên hệ:
Bà Dương Thị Bình - Mẹ bệnh nhân Nguyễn Hồng Giang.
Địa chỉ: Số 6, ngách 20, ngõ 209, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Hoặc Phòng Công tác xã hội - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức: Phòng 248 nhà C3
Điện thoại: 024.32668625, liên hệ số máy lẻ 585
Tài khoản Quỹ từ thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức:
Tên tài khoản: Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
Số tài khoản USD: 12210370016823
Số tài khoản VNĐ: 12210000024248
Tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hà Thành
Nội dung: Ủng hộ bệnh nhân MS 1418 hoặc ủng hộ bệnh nhân Nguyễn Hồng Giang.
Không có thêm ca Covid-19 mới trong ngày, VN kiên trì 5 nguyên tắc phòng dịch Chiều 8/4, Bộ Y tế thông báo tin vui khi không có thêm ca mắc Covid-19 mới trong ngày. Việt Nam vẫn dừng ở con số 251 ca bệnh. Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thống nhất phải kiên định với 5 nguyên tắc phòng dịch: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Ngày 8/4 có thêm...