Tại sao game online đè bẹp eSport ở Việt Nam
Kể từ trước năm 2005, hầu như game thủ Việt vẫn chưa có khái niệm về game online và khi đó, hầu như mọi người chỉ biết tới những tựa game eSport như AoE, StarCraft: Brood War, Counter-Strike, WarCraft III: Melee hay DDay. Tuy nhiên, sau khi những tựa game online huyền thoại được về nước là Võ Lâm Truyền Kỳ, Gunbound và MU, ngay lập tức, cục diện của làng game Việt đã thay đổi tới chóng mặt, khi mà những trò chơi trực tuyến ảo nhanh chóng phủ sóng khắp mọi cửa tiệm Internet và có lẽ, việc Việt Nam có tốc độ phủ sóng Internet tới các hộ gia đình thuộc hàng top trên thế giới cũng không thiếu công sức của những tựa game online này.
Cho tới nay, sau gần 10 năm kể từ ngày xuất hiện ở Việt Nam, MMOG (Massively Multiplayer Online Game) đã trở thành thể loại game được ưa chuộng và phổ biến nhất mảnh đất hình chữ S, hoàn toàn loại bỏ vị trí độc tôn mà những tựa game eSport đã từng nắm giữ trước đó. Và tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của việc này.
Những tựa game eSport không còn sức hút
Nếu nói rằng nguyên nhân của việc này là do những tựa game eSport không còn sức hút thì không hoàn toàn đúng. Các game eSport mới, phổ biến ở Việt Nam hiện nay như DotA, HoN hay LoL đều là những trò chơi được ưa thích trên thế giới. Lối chơi của những game eSport này được hàng chục triệu người yêu thích và hâm mộ. Không chỉ có vậy, việc các giải đấu với mức giải thưởng lên đến vài chục ngàn USD được tổ chức thường xuyên đã cho thấy sự quan tâm của công chúng cũng như những nhà tài trợ, giới truyền thông tới chúng. Tuy nhiên, đó là trên thế giới, còn ở Việt Nam thì lại không được như vậy.
DotA – Tựa game eSport được yêu thích nhất Việt Nam hiện nay.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến các tựa game eSport mất đi vị thế độc tôn ở Việt Nam chính là việc chúng không có được một tổ chức nào dẫn dắt và phát triển. Nếu như trước đây, eSport.vn từng là một đơn vị chuyên tổ chức những giải đấu để phát triển cộng đồng thì sau khi công ty này bị giải thể, làng eSport Việt trở thành một mảnh đất hoang không ai chịu chăm sóc, và theo thời gian, nó dần bị lãng quên và trở nên cằn cỗi.
Video đang HOT
Cộng đồng không được phát triển
Cần phải biết rằng, đối với bất kì tựa game nào thì nếu muốn phát triển thì việc chăm sóc, vun vén và phát triển cộng đồng là điều quan trọng nhất. Đối với eSport, để phát triển cộng đồng thì các giải đấu cần phải được tổ chức thường xuyên để hâm nóng bầu nhiệt huyết, bên cạnh đó, các clan, gaming cần phải được duy trì và hoạt động ổn định để giúp đỡ, khuyến khích những newbie mới đến với trò chơi. Thế nhưng, như đã nói ở trên, sau khi eSport.vn ngừng hoạt động thì các giải đấu dần mất đi ở Việt Nam và thậm chí, cho tới nay, World Cyber Games – Giải đấu eSport lớn nhất trong năm của Việt Nam cũng đã không còn tập trung vào thể loại game này.
Các giải đấu eSport Việt ngày càng ít dần.
Bên cạnh đó, cần phải khẳng định rằng eSport là những game có lối chơi rất khó. Để có thể chơi tốt hay giành chiến thắng, bạn cần phải tập luyện và không ngừng động não để tìm tòi, nâng cao trình độ của mình. Không chỉ có vậy, ở những game đồng đội, người chơi còn phải tìm cho mình đủ một team (thường là 5 người) thì mới có thể phát huy đầy đủ sức mạnh trong game và tất nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian và nỗ lực để hoàn thiện tốt điều này. Bên cạnh đó, việc giúp đỡ, hỗ trợ các newbie mới để giúp họ tập tành, chơi tốt hơn trong thời gian đầu gần như không tồn tại ở Việt Nam, và khi này, việc cộng đồng eSport ngày càng thu hẹp cũng không phải là điều quá khó hiểu.
Game online chơi hay hơn eSport
Có thể đúng, có thể sai, mỗi người sẽ có một cảm nhận nhưng chắc chắn, về mặt kết nối cộng đồng thì game online rõ ràng bỏ xa eSport và đây cũng chính là yếu tố chính giúp thể loại game này được ưa chuộng nhất Việt Nam. Khác với eSport, game online luôn có NPH nâng niu, chăm sóc và phát triển nó. Các sự kiện, event cả trong lẫn ngoài game liên tục được cập nhật để hâm nóng cộng đồng trong khi đó, những phiên bản Update cũng thường xuyên được cập nhật để tạo thêm hứng thú đối với game thủ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi càng chăm sóc tốt khách hàng, các NPH càng có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận trong khi điều này lại không xảy ra ở những tựa game eSport, khi mà những tựa game này không thể giúp cho đơn vị bảo trợ cho nó kiếm ra “tiền” để nuôi sống họ.
Yếu tố tiếp theo giúp game online “thắng thế” đối với eSport chính là lối chơi đơn giản. Trong khi eSport gần như chỉ phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên thì các game online lại có thể được chơi và ưa chuộng bởi bất cứ lứa tuổi nào, từ trẻ đến già. Lối chơi đơn giản, không đòi hỏi sự luyện tập liền mạch hay tư duy chiến thuật đã giúp cho game thủ dễ tiếp cận hơn. Khi này, họ có thể giải trí một cách dễ dàng, thoải mái thông qua game online và hơn thế nữa, càng cày game nhiều, nhân vật của họ càng mạnh với chỉ số level cao, item khủng… Cứ như vậy, người chơi có thể liên tục bị cuốn vào thế giới ảo trong game online chứ không nhanh buồn, chóng chán như eSport.
Theo Game Thủ
Sự xuống sức của NPH game Việt
Asiasoft đang dần thụt lùi lại trong cuộc cạnh tranh trên thị trường game online Việt. Đâu là lí do?
Trong nhiều năm qua, thị trường game Việt Nam nằm dưới sự thống trị của bộ tứ bao gồm Vinagame (bây giờ là VNG), FPT online, VTC game và Asiasoft. Asiasoft là ông lớn đầu tiên đặt nền móng cho game online Việt và cũng là NPH game có tiềm lực nhất, tuy nhiên họ lại đang dần thụt lùi lại trong cuộc cạnh tranh tại thị trường nước nhà.
Xuống sức
Được biết đến đầu tiên với game Gunbound, Asiasoft mang đến cho game thủ thế giới game online sống động, hấp dẫn và tràn đầy hào hứng. Đó là thời điểm mà cùng với MU và VLTK, Gunbound trở thành game hấp dẫn và đông người chơi nhất. Tuy nhiên, tình trạng hack nhanh chóng lan tràn trong game và không lâu sau, Asiasoft đã phải đóng cửa Gunbound.
Gunbound khởi đầu cho kỉ nguyên Asiasoft ở Việt Nam
Mất Gunbound, Asiasoft dựa vào Tam Quốc Chí để làm nguồn thu chính. Và cho đến nay, Tam Quốc Chí vẫn là game mang lại nguồn thu cao nhất cho NPH gốc ngoại này, dù cho nó không được biết đến nhiều. Tiếp sau đó là Hiệp Khách Giang Hồ, TS Online, Ghost Online, Tiểu Bá Vương, Linh Thú...toàn những game online có chiều sâu, lối chơi hấp dẫn và có tiếng tăm ở nước ngoài. Nhiều người nghĩ, với tiềm lực của mình (Asiasoft vốn là NPH đa quốc gia với công ty mẹ nằm ở Thái Lan), Asiasoft sẽ trở thành thế lực thống trị thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, không biết do cung cách quản lý chưa sâu sát hay do năng lực yếu kém mà các game của NPH này thường đóng cửa sau thời gian "định mệnh" 2 năm. Phần nhiều game thường bị hack hoành hành sau vài tháng vận hành và xuống dốc sau đó. Asiasoft trở thành NPH "sát game" nhất trên thị trường Việt.
Năm 2007, Asiasoft mang Cabal online về Việt Nam, và game này nhanh chóng trở thành cơn sốt cho các tín đồ game online nước nhà. Lối chơi độc đáo, đột phá cùng đồ họa đỉnh cao khiến Cabal trở thành game 3D thành công nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, và với nhiều người, Cabal chính là linh hồn của Asiasoft. Thế nhưng trớ trêu thay, Cabal vẫn không thể thoát khỏi "lời nguyền" 2 năm. Nhanh chóng ngập chìm trong hack cùng scandal 17 ngàn account bị khóa, Cabal đóng cửa sau 2 năm vận hành.
Mất Cabal, Asiasoft đã mất nhiều thứ chứ không đơn giản chỉ là 1 game
Mất Cabal, Asiasoft mang về Độc Bá Giang Hồ, Thiên Tử và Đất Việt Truyền Kỳ để bù vào. Nhưng Độc Bá Giang Hồ cũng sống lay lắt với vấn nạn hack và sắp sửa đóng cửa, Thiên Tử cũng không khấm khá hơn, còn Đất Việt Truyền Kỳ (Âu Lạc) lại không thể ra mắt thị trường. Và lúc này, Asiasoft không còn bao nhiêu game online trong tay, chính thức bị bỏ lại trong cuộc đua với 3 ông lớn VTC, VNG và FPT.
Buông tay?
Đâu là lí do cho sự xuống sức của Asiasoft? Có nhiều hướng lí giải cho điều này, nhưng tất cả đều đi đến một phỏng đoán: Asiasoft đang dần rút khỏi thị trường Việt.
Điều này thể hiện ngay từ nửa cuối năm 2010, khi mà các phương tiện truyền thông liên tục lên án game online và các ban ngành triển khai việc quản lý chặt nội dung số và trò chơi trực tuyến. Sau vài tháng bị bí đầu ra không tìm được lối thoát, Asiasoft bắt đầu công cuộc thanh lọc bộ máy lớn nhất từ trước đến nay: giảm gần 50% số nhân lực đang làm việc.
Thiên Tử Online không đủ sức vực dậy Asiasoft VN
Lúc đầu, điều này được lí giải là cuộc đổi mới của Asiasoft, và đội ngũ nhân viên mới từ nước ngoài sẽ được mang về bổ sung để mang đến luồng gió mới cho công ty. Tuy nhiên, cho đến lúc này đã một năm rưỡi từ lúc cơ cấu lại bộ máy, chỉ thấy Asiasoft càng lúc càng teo lại, cả về nhân lực và lượng game phát hành.
Cố gắng cuối cùng của Asiasoft là Thiên Tử online, game 3D với chất lượng khá cùng cách PR vô cùng sốc, có một không hai đã gây xôn xao rất nhiều cho game thủ. Tuy nhiên sau khi game phát hành, số lượng người chơi cũng không thực sự cao so với kì vọng, còn các game còn lại thì ngày càng sa sút, dẫn đến tuyên bố đóng cửa Linh Thú và Độc Bá Giang Hồ mới đây.
Dự án Âu Lạc online, game lấy bối cảnh Việt do Zealot Digital (Đài Loan) phát triển được Asiasoft mua về đã rất lâu, nhưng mãi không thể phát hành. Vốn đã định sẽ phát hành đúng vào ngày giỗ tổ Hùng Vương năm 2011, tuy nhiên đến thời điểm đó chỉ có teaser game được ra mắt và tất cả chấm hết.
Âu Lạc trở thành biểu tượng của sự chờ đợi
Đâu là lối đi mới?
Không chỉ Asiasoft bế tắc trong việc phát triển, nhiều công ty game khác cũng lâm vào cảnh khó khăn. Điển hình là Saigontel, trong năm qua họ không phát hành game nào. Thống Lĩnh là con bài cuối cùng được mang về Việt Nam vào cuối năm 2010, vừa tuyên bố đóng cửa. Tương tự, Linh Giới cũng được Saigontel khai tử và đến lúc này, trong tay họ chỉ còn 2 game đang ở xế chiều phong độ là Shaiya và Zero.
Thiên Tử cũng là một game chết yểu
Tuy nhiên, trong khi một số công ty game khác chọn lựa phát hành game theo con đường không chính thống thì Saigontel vẫn chưa có lối đi cụ thể. Còn với Asiasoft, họ đang chuyển dần qua phương thức phát hành dạng Global SEA, tạo server chung cho toàn khu vực Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam. Hai game Warrior Epic và Requiem đã từng phát hành theo dạng này. Mới đây, Hiệp Khách Giang Hồ và Sudden Attack cũng được phát hành qua cổng PlayFPS của hệ thống Global SEA. Ngoài ra, còn một số game khác như A.V.A, Aion...
Tuy nhiên, việc chơi ở server lậu hay server Global, việc mạng chậm cũng là một vấn đề phải nghĩ. Thêm nữa là vấn đề bất đồng ngôn ngữ với các người chơi khác. Sự thiếu vắng người Việt ở các game như Requiem, Warrior Epic là một minh chứng cho việc khó tiếp cận thị trường Việt khi phát hành dạng này.
Theo Game Thủ
Tại sao các server private ngày càng phát triển ở Việt Nam Từng có vị đại gia làng game bắt đầu từ server private Thật vậy, thời hoàng kim của MU lậu trong nhưng năm 2003 và 2004 phát triển mạnh mẽ cũng có dấu ấn của một thành viên chủ chốt trong ban quản trị VNG, đây có thể xem là bước khởi nghiệp đầu tiên của NPH này trước khi họ bùng lên...