Tại sao đường ruột khỏe mạnh lại giúp tinh thần thư thái?
“Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần, vì khoa học đã chứng minh hệ thần kinh ruột được xem là bộ não thứ hai của con người.
Khi ruột không khỏe thì não khó vui.
Vì thế, việc giúp hệ vi sinh đường ruột đạt tỉ lệ tối ưu 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn sẽ tạo tiền đề cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đồng thời L-5-Hydroxytryptophan từ các loại sữa chua uống men sống sẽ giúp tạo ra serotonin giúp tinh thần vui vẻ hơn” – Đó là chia sẻ của TS.BS Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi Chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại tọa đàm “Bí quyết khỏe đường ruột – Thư thái tinh thần.”
TS.BS Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi Chất, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Theo chuyên gia, đường ruột có nhiều nơron thần kinh hoạt động độc lập so với não bộ. Đôi khi, thần kinh đường ruột còn tác động lại não bộ để yêu cầu đáp ứng nhu cầu của mình. Vì thế, khi hệ vi sinh đường ruột đạt tỉ lệ tối ưu, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thông qua trục não ruột sẽ tác động lên hệ thần kinh, giúp tinh thần thoải mái hơn.
Tại buổi tọa đàm, BS Khánh Vân cũng kể câu chuyện vui từ thời đang học tại Đại học Y Hà Nội rằng có một giáo sư dạy về tiêu hóa, chia sẻ cùng sinh viên là nếu ông sếp nào hay cáu bẳn, gắt gỏng với nhân viên, hãy hỏi xem ông ấy có bị táo bón hay bị bệnh đường ruột hay không.
“Khi hệ tiêu hóa của chúng ta không khỏe, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng. Chúng ta có thể cảm thấy mệt mỏi, lo âu, giảm kiên nhẫn với các vấn đề trong cuộc sống. Các bệnh đường ruột như táo bón, dạ dày thường hay kéo dài. Khi bị bệnh này sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến người đó không thoải mái trong cuộc sống hằng ngày, chứ chưa nói đến thư thái” – TS.BS Khánh Vân nhấn mạnh.
Video đang HOT
Một giải pháp được chuyên gia khuyến nghị giúp đường ruột khỏe mạnh chính là giữ cho hệ vi sinh vật đường ruột luôn ở trạng thái tối ưu, hướng đến tỉ lệ của lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột là 85/15.
Các chuyên gia, bác sĩ tại buổi tọa đàm chia sẻ “Bí quyết khỏe đường ruột – Thư thái tinh thần.”
Tuy nhiên rất khó để đạt tỉ lệ này trong thực tế. Bởi vì lợi khuẩn cũng là vi sinh vật, sẽ già yếu và bị đào thải ra bên ngoài theo đường tiêu hóa, trong khi hại khuẩn lại có thể đi vào cơ thể thông qua đường ăn uống, điều này khiến cho số lượng hại khuẩn thường xuyên tăng lên. Ví như trong đường ruột có nhiều tác nhân gây bệnh, bao gồm cả các vi khuẩn có hại như E.coli, salmonella… Chúng xâm nhập từ bên ngoài vào và có thể gây bệnh, làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vậy giải pháp tốt nhất là bổ sung lợi khuẩn đều đặn để hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, giúp tăng khả năng phòng bệnh. Mặt khác, lợi khuẩn rất tốt cho sức khỏe. Có hai loại lợi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất và cũng có tác dụng vượt trội trong việc thành lập hàng rào bảo vệ và trực tiếp tác động đến hệ miễn dịch cơ thể là Lactobacillus và Bifidobacteria.
Đặc biệt, chủng lợi khuẩn L. Casei 431 TM có nhiều ưu điểm, có khả năng sống sót cao trong điều kiện axit khắc nghiệt của dạ dày nên được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm, nhất là sữa chua uống men sống. Chúng hỗ trợ tối ưu hệ vi sinh đường ruột và không gây rối loạn tiêu hóa, đồng thời tạo ra môi trường axit lactic giúp ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn có hại và giảm các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng do hại khuẩn gây ra.
Một yếu tố nữa giúp đường ruột khỏe – tinh thần thư thái được TS.BS Khánh Vân đề cập đến, chính là bổ sung axit amin thiết yếu. Đây là loại axit amin cần thiết của cơ thể nhưng không tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài. L-5-Hydroxytryptophan là một trong số những axit amin thiết yếu đó và còn là tiền chất tạo ra serotonin, melatonin – những hormone hạnh phúc.
Khi cung cấp đủ L-5-Hydroxytryptophan, các nội tiết hạnh phúc sẽ được sản sinh và phát huy tối ưu hiệu quả, giúp cân bằng cảm xúc, tăng ngưỡng chịu đựng, ngủ dễ hơn nên tinh thần hạnh phúc hơn. Vì vậy có thể ví von L-5-Hydroxytryptophan là hoạt chất hạnh phúc, bởi chúng là tiền chất của các nội tiết tố hạnh phúc – serotonin/melatonin -giúp tinh thần vui vẻ, thư thái. Hoạt chất L-5-Hydroxytryptophan này rất thích hợp bổ sung vào các loại sữa chua uống men sống, vừa giúp khỏe đường ruột, vừa giúp tinh thần thư thái.
Theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều sản phẩm “tích hợp” các chất trên để mang đến người dùng nhiều lợi ích cho cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Điển hình như sữa chua uống men sống ít đường vị lựu đỏ Probi Happi mới tung ra thị trường gần đây của Vinamilk. Sản phẩm này bổ sung khoảng 104 tỉ lợi khuẩn Probiotics L. Casei 431 TM (thuộc nhóm Lactobacillus) từ Châu Âu, tốt cho tiêu hóa. Đồng thời, Probi Happi cũng bổ sung hoạt chất hạnh phúc L-5-Hydroxytryptophan – tiền chất để sản sinh ra “serotonin” giúp giải tỏa căng thẳng, cho tinh thần sảng khoái, vui vẻ hơn.
Vì thế, các chuyên gia khuyên mỗi ngày nên dùng 2 chai sữa chua uống men sống ít đường Probi Happi để khỏe đường ruột thư thái tinh thần.
Tăng cường i-ốt vào thực phẩm cho bà con tại các tỉnh miền núi khó khăn
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở những vùng nông thôn, đặc biệt là nông thôn miền núi tỷ lệ thiếu hụt I- ốt còn khá cao.
Điều này dẫn tới tỷ lệ mắc bướu cổ ở vùng miền núi còn nhiều.
Thiếu I- ốt khiến người dân miền núi mắc bướu cổ nhiều
Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của Mạng lưới I-ốt toàn cầu, Việt Nam đang nằm trong số 19 nước trên thế giới có tình trạng thiếu i-ốt nghiêm trọng nhất.
Theo một kết quả điều tra của BV Nội tiết Trung ương, tỷ lệ mắc bướu cổ ở miền núi phía Bắc là 38%, miền núi Trung bộ 27% và Tây nguyên 29%. Một trong những nguyên nhân là do thiếu i- ốt. Tại các vùng dân tộc thiểu số, tình trạng thiếu i- ốt và thực hành về dinh dưỡng không đúng cách vẫn còn xảy ra nhiều.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ có 45% hộ gia đình ở Việt Nam đang sử dụng muối i-ốt, thấp hơn nhiều với mức khuyến nghị toàn cầu về phổ cập sử dụng muối i-ốt toàn dân là 90%. Kết quả điều tra cũng chỉ rõ thực phẩm từ nuôi trồng tự nhiên ở các vùng miền nước ta đều có hàm lượng i-ốt không đáng kể nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu cơ thể.
Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, nhu cầu i-ốt ở trẻ em theo khuyến nghị là từ 90-120 mcg/ngày, người lớn khoảng 150 cmg/ngày. Nếu cơ thể tiếp nhận dưới 150 mcg i-ốt sẽ dẫn tới rối loạn vì thiếu i-ốt. Điều này gây ra các tình trạng bệnh lý như bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến phát triển, hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi.
Ở trẻ em, thiếu I - ốt gây ra chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng... Ở phụ nữ mang thai có thể dẫn tới sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Nếu mẹ thiếu i-ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra sẽ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác...
Tăng cường i-ốt vào thực phẩm thiết yếu
Tăng cường i-ốt vào thực phẩm thiết yếu là giải pháp để người dân khắc phục tình trạng thiếu i-ốt (Ảnh Internet)
Để giải quyết tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có thiếu i-ốt, theo ông Đinh Anh Tuấn Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, với những vùng khó khăn giải pháp căn bản nhất vẫn là xóa đói giảm nghèo. Công tác truyền thông ngay lúc này cần đẩy mạnh, không chỉ ở phương tiện thông tin đại chúng mà cần đi từng gia đình, hướng dẫn người dân cách chăm sóc dinh dưỡng, chế biến thức ăn cho trẻ như thế nào, đảm bảo đa dạng hóa thực phẩm để đủ khoáng chất và vi chất dinh dưỡng...
Cùng với đó, cần hướng dẫn người dân thực hành dinh dưỡng, hướng dẫn xây dựng an ninh lương thực hộ gia đình, tiếp tục bổ sung vi chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm...
Hàng năm trong Ngày vận động toàn dân mua và sử dụng muối I-ốt (02/11), nhiều địa phương cũng đã triển khai đưa muối xuống người dân. Xã Hòa Phú và xã Hòa Bắc, Hòa Vang (Đà Nẵng) là địa phương miền núi, đời sống người dân vùng cao còn nhiều khó khăn. Năm 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng đã chuẩn bị gần 2 ngàn kg muối và bột canh có chứa I-ốt để cấp phát cho 646 nhân khẩu của 165 hộ gia đình tại thôn Phú Túc - xã Hòa Phú và gần 3 ngàn kg được cấp phát cho gần 1.000 nhân khẩu 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí xã Hòa Bắc. Người dân bên cạnh việc được cấp phát muối còn được truyền thông lựa chọn các thực phẩm giàu i-ốt, vi chất dinh dưỡng... để bổ sung trong bữa ăn hàng ngày, nâng cao sức khỏe.
PGS.TS Trần Thanh Dương - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã nhấn mạnh, việc tăng cường i-ốt vào các thực phẩm thiết yếu được chứng minh là biện pháp đơn giản mà hiệu quả để bổ sung i-ốt nói riêng, các vi chất dinh dưỡng thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày cho người dân. Ngoài muối i-ốt, các thực phẩm giàu i-ốt là các loại hải sản, các loại cá biển, rong biển, trứng, sữa, rau dền, rau cải xoong, tảo... Bổ sung đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày không chỉ hạn chế thiếu i- ốt mà còn cung cấp đủ các khoáng chất, vi chất dinh dưỡng thiết yếu nâng cao sức khỏe, tầm vóc.
Bổ sung vitamin phòng còi xương cho trẻ Để trẻ có thể tăng trưởng và phát triển chiều cao tối ưu, cùng với chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, việc bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D3 và K2 là cần thiết. Vai trò của vitamin D, K Theo TS. BS. Phan Bích Nga, Viện Dinh Dưỡng, Vitamin D đóng một vai trò...