Tại sao được tiêm chủng, một số người vẫn mắc COVID-19?
Sau đây là một trong nhiều lý do tại sao những người được tiêm chủng lại có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS- CoV-2.
Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, tất cả chúng ta đều chờ đợi một loại vaccine để chấm dứt đại dịch. Nhưng điều đó có thể không hoàn toàn đúng… Đã xảy ra nhiều trường hợp những người được chủng ngừa vẫn có kết quả dương tính với SARS- CoV-2.
Nguyên nhân
Sau đây là một trong nhiều lý do tại sao những người được tiêm chủng lại có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS- CoV-2:
- Họ không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang ở nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, đảm bảo an toàn giãn cách và phớt lờ các quy trình an toàn khác theo khuyến cáo của Bộ Y tế
- Không tuân thủ các quy tắc sau tiêm chủng như bác sĩ đã dặn
- Không tiêm liều thứ hai đúng hạn hoặc không tiêm liều thứ hai
- Rào cản trong miễn dịch
Theo các chuyên gia, tiêm phòng không có nghĩa là người bệnh miễn nhiễm hoàn toàn với virus. Không có vaccine ngừa COVID-19 nào đạt hiệu quả tuyệt đối 100%. Trong khi các loại vaccine đang sử dụng như Pfizer/BioNTech, AstraZeneca, Moderna, Sputnik V… yêu cầu phải tiêm đủ hai liều mới phát huy hiệu lực bảo vệ đầy đủ.
Tiêm phòng chỉ bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác động nguy hiểm của virus, giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra.
Những người đã được chủng ngừa cũng cần tuân thủ tất cả các biện pháp an toàn để ngăn ngừa lây nhiễm virus. Nhờ vaccine, một người có thể mang virus nhưng không có biểu hiện triệu chứng nên họ vẫn thể lây truyền virus sang cho những người khác.
Đây có thể gọi là tái nhiễm không?
Một số người cho rằng quá trình mắc COVID-19 sau khi tiêm phòng có thể là trường hợp tái nhiễm, nhưng điều đó không đúng. Toàn bộ mục tiêu của việc chủng ngừa là giúp giảm các vấn đề nghiêm trọng nếu nhiễm bệnh. Tiêm phòng cũng làm giảm nguy cơ lây truyền để giữ an toàn cho những người khác
Kết luận
Vẫn chưa có vaccine nào đảm bảo khả năng bảo vệ 100% trước virus. Có nhiều lo ngại rằng một số biến thể nhất định của virus SARS-CoV-2 cũng có thể ít nhạy cảm hơn với sự bảo vệ từ vaccine. Ngay cả khi được tiêm phòng, bạn phải tuân theo các quy tắc an toàn.
Trong khi số trường hợp mắc COVID-19 sau khi tiêm chủng không cao, vaccine ngừa COVID-19 cũng đã chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong ở những người nhiễm bệnh. Do đó, tiêm phòng là điều cần thiết để giảm tỷ lệ lây truyền và mọi người cần phải được chủng ngừa đầy đủ./.
Việt Nam nghiên cứu về SARS-CoV-2 từ dơi
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La, các cán bộ của CDC Sơn La và các nhà khoa học của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế), chuyên gia của Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật (Bộ Tài nguyên - Môi trường) vừa hoàn thành đợt thu thập mẫu dơi tại 2 huyện Sốp Cộp và Mộc Châu của tỉnh Sơn La.
Khảo sát dơi trong hang dơi ở Sơn La - S.NAM
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và Viện Pasteur của Lào về triển khai nghiên cứu "Xác định nguồn gốc, sự lây truyền và phát tán của chủng Coronavirus SARS-CoV-2 trên động vật và côn trùng tại tỉnh Sơn La, Việt Nam, 2020 - 2021".
Trong chuyến công tác khảo sát, lấy mẫu trong tháng 3 này, các nhà khoa học đã bắt được 100 con dơi, phục vụ phân loại và lấy mẫu (mỗi con lấy 4 mẫu, gồm: mẫu máu, mẫu phân, mẫu nước tiểu và dịch ngoáy họng) để làm các xét nghiệm phân tích.
Sáng 26.3: Phát hiện 2 ca Covid-19 nhập cảnh trái phép ở Hải Phòng, TP.HCM
Trước đó, từ đầu tháng 3, các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát và bắt dơi tại 5 địa điểm trên địa bàn Sơn La, gồm: xã Mường Lèo, xã Mường Và, xã Sốp Cộp thuộc H.Sốp Cộp; TT.Mộc Châu, thuộc H.Mộc Châu.
Dự kiến, trong tháng 5 tới, đoàn công tác sẽ trở lại các địa điểm trên để tiếp tục thu thập mẫu dơi phục vụ nghiên cứu.
Theo Bộ Y tế, nhiều năm qua, Việt Nam đã hợp tác với các nước trong phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi; trong đó có phòng chống kháng kháng sinh, bệnh lây từ động vật sang người, an ninh và an toàn sinh học, tiêm chủng...
Trẻ em có phản ứng kháng thể với Covid-19 mạnh hơn người lớn Một nghiên cứu được Đại học Cornell, Mỹ công bố cho thấy, phản ứng của kháng thể đối với virus SARS-CoV-2 có sự khác biệt đáng kể về độ tuổi, trong đó phản ứng mạnh nhất ở những trẻ em từ 10 tuổi trở xuống. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell đã phân tích 32.000 kết quả xét nghiệm kháng thể,...