Tại sao doanh nghiệp chỉ kiểm toán 1 lần trong năm?
Trong Bản tin quản trị công ty do Sở GDCK TP.HCM và Deloitte phát hành cuối tháng 4 vừa qua, ông Jon Raphael, Phó tổng giám đốc phụ trách vấn đề chuyển đổi Deloitte Mỹ cho rằng, với sự hỗ trợ của công nghệ, rất có thể tần suất kiểm toán và các xác nhận đảm bảo sẽ tăng lên nhằm đáp ứng sự kỳ vọng của các nhà đầu tư cũng như các bên liên quan trên TTCK.
Nhận định trên xuất phát từ việc báo cáo tài chính kiểm toán được doanh nghiệp phát hành hàng năm, nhưng những giao dịch chứng khoán lại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thông tin vào thời gian mà các tổ chức công bố.
Tương tự, chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động (KPI) và tuyên bố của ban điều hành doanh nghiệp đều là những thông tin không được kiểm toán và đảm bảo, nhưng luôn có những ảnh hưởng lớn đến giao dịch chứng khoán.
Theo đó, một ngày không xa, các cổ đông sẽ bắt đầu nghi vấn “Tại sao, trong thế giới tràn ngập dữ liệu tài chính và thông tin về công ty như hiện nay, lại chỉ kiểm toán 1 lần trong năm?”.
Cổ đông, nhà đầu tư đang và sẽ nhận ra rằng, công nghệ có thể giúp đạt được nhu cầu đảm bảo rộng hơn và đúng hạn hơn.
Dù hiện nay, các doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng công nghệ vào việc kiểm toán, nhưng nếu bộ phận tài chính – kế toán của doanh nghiệp áp dụng công nghệ trong công việc thì sẽ là một lợi thế.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Deloitte, tiến bộ về công nghệ và sáng tạo cũng đang diễn ra trong lĩnh vực kế toán và tài chính, nơi những công nghệ mới đang được áp dụng để hỗ trợ phát triển và kiểm soát kết quả hoạt động cũng như nhận biết các dấu hiệu rủi ro nhằm đánh giá kết quả hoạt động, phân tích rủi ro và trợ giúp ban điều hành các doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
Một khảo sát của Deloitte gần đây cho biết, có 54% các tổ chức đã áp dụng quy trình tự động hóa robot (RPA) trong lĩnh vực kế toán, tài chính, trong khi có 25% phát triển và ứng dụng RPA trong hoạt động.
Ngành kiểm toán cũng đã bắt đầu áp dụng công nghệ nhận thức để quản lý theo mức độ ảnh hưởng đối với phương thức, chất lượng, chiều sâu và tính thời điểm của kiểm toán.
Những công nghệ trên thường hỗ trợ phân tích toàn bộ tập hợp các giao dịch và tài khoản, hơn là chỉ phân tích mẫu.
Công nghệ sẽ cho phép kiểm toán viên thực hiện công tác đánh giá rủi ro trong cả dữ liệu nội bộ và dữ liệu bên ngoài – ngay gần hoặc tại thời điểm phát sinh.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp quy mô lớn hiện nay phải công bố báo cáo kiểm toán năm và báo cáo soát xét bán niên.
Nếu công nghệ được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán thì sẽ hỗ trợ nhà đầu tư có thông tin xác thực về doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu rủi ro do về độ trễ cũng như những sai lệch thông tin tại doanh nghiệp.
Quý thứ 6 liên tiếp báo lỗ, Thép Dana Ý nâng lỗ luỹ kế vượt mức 418 tỷ đồng
CTCP Thép Dana Ý (HNX: DNY) công bố Báo cáo tài chính quý 1/2020 với số lỗ gần 44 tỷ đồng, nâng lỗ luỹ kế tại ngày 31/3 lên 418 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Thép Dana Ý, trong quý 1, Công ty vẫn tiếp tục tạm dừng sản xuất theo Quyết định số 5585/QĐ-XPVPHC ngày 22/11/2018 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty.
Trong đó có nội dung xử phạt hành vi không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành (từng giai đoạn hoặc toàn bộ dự án) của dự án "Đầu tư dây chuyền luyện thép 200.000 tấn/năm và dây chuyền cán thép 200.000 tấn/năm" với số tiền là 300 triệu đồng và xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất của Công ty trong thời hạn 6 tháng để khắc phục vi phạm.
Tính đến cuối quý 1, thời gian dừng hoạt động sản xuất của Công ty là 16 tháng.
Vì vậy, Công ty chỉ ghi nhận doanh thu gần 192 triệu đồng trong kỳ. Toàn bộ nguồn thu này là phần thanh lý hoặc xuất trả một số vật tư thiết bị có thời hạn sử dụng ngắn và một phần nguyên liệu để trang trải kinh phí.
Dù không có doanh thu nhưng giá vốn chiếm đến 28 tỷ đồng khiến Công ty báo lỗ gộp 27,7 tỷ đồng.
Hơn nữa, chi phí tài chính chiếm 15 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ. Ngược lại, chi phí bán hàng không đáng kể còn chi phí quản lý doanh nghiệp giảm còn 1,5 tỷ đồng từ mức 3,1 tỷ đồng của cùng kỳ.
Chung quy lại, Công ty báo lỗ gần 44 tỷ đồng trong quý 1/2020, cải thiện đôi chút so với lỗ gần 57 tỷ đồng của cùng kỳ, đây là quý thứ 6 liên tiếp mà Công ty báo lỗ.
Nhà máy sản xuất của Thép Dana Ý.
Lỗ chồng thêm lỗ kéo theo lỗ luỹ kế tại ngày 31/3 của Công ty ghi nhận đến 418 tỷ đồng, con số này đã vượt vốn góp chủ sở hữu (270 tỷ đồng).
Đến ngày 31/3, tài sản ngắn hạn của Thép Dana Ý còn 476 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm, trong đó hàng tồn kho chiếm 557 tỷ đồng (trích lập dự phòng giảm giá 98 tỷ). Trong khi đó, dư nợ vay ngắn và dài hạn của Công ty đã ghi nhận đến 951 tỷ đồng chiếm 74% tổng tài sản của Công ty.
Theo BCTC kiểm toán 2019 Thép Dana Ý ghi nhận khoản lỗ ròng trong năm gần 358 tỷ đồng, tăng lỗ gần 45 tỷ đồng so với con số tại báo cáo tự lập. Khoản lỗ phình to tô đậm thêm vào bức tranh tối màu của một doanh nghiệp đã ngừng sản xuất kinh doanh trong 12 tháng. Hơn nữa kiểm toán đã từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán, thuộc trường hợp bị huỷ niêm yết theo quy định.
Do vậy, HNX đã yêu cầu Công ty báo cáo giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục cho tình trạng bị huỷ niêm yết.
Anh Nhi
Tái diễn lệch sâu số liệu tài chính trước và sau kiểm toán Báo cáo kiểm toán của nhiều doanh nghiệp niêm yết được công bố mới đây cho thấy có sự chênh lệch lớn về chỉ tiêu lợi nhuận, thậm chí lên tới trăm tỷ đồng so với báo cáo tự lập. ITA: Lãi ròng tăng gấp đôi Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 được Công ty cổ phần ầu tư...