Tại sao dậy thì xong, tiếng vẫn “bể”?
Rối loạn giọng tuổi dậy thì là sự duy trì giọng nói trẻ em sau khi đã dậy thì đầy đủ và thanh quản đã phát triển hoàn toàn.
Nói cách khác, bệnh nhân có thanh quản trưởng thành nhưng lại không có giọng nói trưởng thành. Điều này khiến cho một số người mặc cảm và hạn chế giao tiếp trong xã hội, để khỏi tổn thương bởi những lời chọc ghẹo của người xung quanh và bị hiểu lầm giới tính khi nói chuyện qua điện thoại.
Dậy thì xong, tiếng vẫn “bể”
Khi mới sinh, kích thước của thanh quản trẻ em chỉ bằng 1/3 thanh quản người lớn. Chiều dài của dây thanh là 4 – 4,5 mm. Thanh quản ở rất cao. Trong suốt thời kỳ thiếu niên, giọng nền của thanh quản xuống thấp rất chậm, từ từ theo sự phát triển của thanh quản và sự hạ thấp của thanh quản trong vùng cổ.
Trước tuổi dậy thì, đã có sự khác nhau giữa giọng nói nam và nữ nhưng rất kín đáo, chủ yếu là khác ở cường độ và âm sắc. Ở tuổi dậy thì, có sự biến đổi đột ngột của giọng nói, dưới tác động của những yếu tố nội tiết. Ở trẻ vị thành niên nam, sự thay đổi giọng thường xuất hiện ở 12 – 14 tuổi, cùng lúc với sự phát triển nhanh của cơ thể và hệ lông mao. Nó kéo dài từ sáu tháng đến một năm. Kích thước thanh quản sẽ lớn lên và dây thanh dài thêm 1/3, nghĩa là thêm khoảng 1cm.
Trước tuổi dậy thì, đã có sự khác nhau giữa giọng nói nam và nữ nhưng rất kín đáo
Video đang HOT
Về phương diện sinh lý, sự thay đổi kích thước của thanh quản kéo theo sự thay đổi về giọng nói. Trước khi dậy thì, trẻ thường sử dụng giọng đầu. Sau khi dậy thì, trẻ sẽ sử dụng cơ chế giọng ngực. Như vậy, nó không những làm giảm âm độ xuống một bát độ mà âm sắc còn trở nên sâu hơn, trầm hơn. Đôi khi, trong giai đoạn dậy thì, hai cơ chế này cùng tồn tại và trẻ thành niên sẽ nói giọng lúc cao, lúc trầm một cách tự phát, không kềm chế được. Thông thường, giai đoạn này chỉ kéo dài vài tháng.
Về mặt tâm lý, có nhiều trẻ thành niên bị mất phương hướng vì sự thay đổi quá đột ngột và quá khác biệt của giọng nói nên trong vô thức không chấp nhận giọng nói mới này. Từ đó kéo dài thời gian “ bể tiếng” mà ở đây chúng tôi gọi là rối loạn giọng tuổi dậy thì.
Điều trị thế nào?
Hiện nay, khoa thanh học của nhiều nước đã áp dụng phương pháp luyện giọng để giúp bệnh nhân tìm lại giọng nói trầm của đàn ông.
Nhiều thầy thuốc giả thuyết rằng rối loạn giọng tuổi dậy thì là do sự xung đột tâm lý tiềm tàng của một người muốn giữ giọng nói cao và từ chối giọng nói trầm của nam giới do sự thay đổi quá đột ngột ở tuổi dậy thì.
Kỹ thuật để tạo ra giọng nói trầm gồm những phần sau: ho và phát ra nguyên âm; phát nguyên âm với thanh nôn đóng mạnh (glottal attack); giảm sự căng thẳng của các cơ; hạ thanh quản xuống khỏi vị trí cao bất thường; tằng hắng giọng lên xuống; dùng ngón tay ấn nhẹ vào sụn giáp khi bệnh nhân phát nguyên âm.
Đôi khi chỉ cần chứng tỏ cho bệnh nhân biết họ có thể phát ra âm trầm là đủ để họ có lại giọng nói nam nếu người ấy sẵn sàng để đổi giọng. Nếu bệnh nhân có biểu hiện không đáp ứng tốt với luyện giọng, cần tìm hiểu thêm các yếu tố khác, thói quen sinh hoạt trong đời thường và lúc đó phải giải thích và tư vấn cho họ.
Phác đồ luyện giọng có những bước cơ bản như sau: thư giãn; tập thở bụng; tằng hắng, phát âm; tập thở và phát âm; tập đọc: nhỏ lớn, thấp cao, kể chuyện; tập động tác môi miệng; tập phong cách; tập hát và phát âm theo đàn.
Qua đánh giá năm năm luyện giọng cho những bệnh nhân rối loạn giọng tuổi dậy thì tại bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, chúng tôi nhận thấy: tỷ lệ thành công cao: 78% (35/40 ca); bệnh nhân không tốn kém nhiều về tiền bạc, chỉ cần có thời gian để luyện giọng; ngoài việc tìm lại được giọng nói nam cố định, bệnh nhân còn thay đổi phong cách và lối sống, mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.
Ngoại trừ những trường hợp có bệnh lý kèm theo, kết quả luyện giọng tuỳ thuộc nhiều vào nhận thức của bệnh nhân, sự nỗ lực và độ kiên trì.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung (Sài gòn & Tiếp thị)
Vì sao trẻ dậy thì muộn?
Nhiều bé gặp phải trường hợp dậy thì quá muộn và gây cảm giác hoang mang lo lắng.
Tuổi dậy thì ở bé gái thường ở độ tuổi từ 9 - 14 và ở bé trai dậy thì muộn hơn ở độ tuổi từ 12 -15.
Thế nào là dậy thì muộn?
Con bạn đang đi qua tuổi dậy thì, những thay đổi sinh lý trên cơ thể là bình thường. Nếu con bạn là gái, bạn sẽ nhận thấy rằng, ngực và lông mu phát triển. Hình dáng cơ thể cũng có thể thay đổi, hông của con bạn sẽ mở rộng ra và bắt đầu xuất hiện những đường cong.
Nếu con bạn là trai, bạn sẽ thấy con cao hơn, nặng cân hơn, vai mở rộng và cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra hơn nên tiếng nói trở nên trầm đục. Hệ thống lông phát triển, có ria mép và mọc râu, có khi còn là râu quai nón... Đặc biệt, có hiện tượng phóng tinh lần đầu.
Những thay đổi đó là do các hormone giới tính (testosterone ở nam và estrogen ở nữ) mà cơ thể của bé bắt đầu phát triển hơn rất nhiều so với trước đây. Vì vậy, nếu trong độ tuổi trên vẫn chưa thấy quá trình dậy thì ghé thăm thì có thể liệt vào danh sách dậy thì muộn. Khi ấy, các em vẫn trải qua lứa tuổi này mà không thấy bất kỳ dấu hiệu của sự thay đổi cơ thể.
Nguyên nhân
Do di truyền: Thông thường, nó chỉ đơn giản là do di truyền từ thế hệ trước. Khi bạn thấy rằng, cha mẹ, chú bác, cô, dì, anh em, chị em, hoặc anh em họ cũng phát triển muộn hơn bình thường. Trường hợp này không cần bất kỳ một điều trị nào, bạn sẽ dậy thì nhưng chỉ có điều là muộn hơn bình thường một chút thôi.
Do có bệnh mạn tính: Một số vấn đề về bệnh mạn tính cũng có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như bệnh đái tháo đường, bệnh thận, hoặc bệnh suyễn, thậm chí có thể sẽ chỉ dậy thì khi đã nhiều tuổi, vì bệnh tật có thể làm cho các cơ quan trong cơ thể phát triển khó hơn. Khi con bạn gặp những bệnh như vậy, gia đình nên cho cháu đi khám để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị giúp con bạn bạn vượt qua tuổi dậy thì một cách bình thường.
Trẻ dậy thì muộn có thể do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Suy dinh dưỡng dẫn đến không đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cũng có thể làm cho dậy thì muộn hơn những người cùng tuổi có chế độ ăn uống tốt, khỏe mạnh, cân đối. Trạng thái chán ăn, rối loạn ăn uống, thường xuyên giảm cân rất nhiều sẽ làm cho cơ thể không thể phát triển được.
Vấn đề về tuyến yên và tuyến giáp
Dậy thì muộn cũng có thể xảy ra vì các vấn đề trong các tuyến yên hoặc tuyến giáp. Các tuyến sản xuất hormon quan trọng cho sự tăng trưởng cơ thể và phát triển.
Vấn đề nhiễm sắc thể: Một số người cũng có thể không dậy thì bình thường vì có vấn đề với nhiễm sắc thể. Vấn đề này có thể gây trở ngại cho quá trình tăng trưởng bình thường. Đối với nữ, hội chứng Turner là một ví dụ của một chứng rối loạn nhiễm sắc thể.
Những bạn gái có hội chứng Turner thường có cơ thể nhỏ bé hơn bình thường và có thể có những vấn đề về các bệnh mạn tính khác. Đối với phái nam, hội chứng Klinefelter được sinh ra với một nhiễm sắc thể X thêm (XXY thay vì XY). Điều này có thể làm chậm sự phát triển của bộ phận sinh dục.
Đối với những trường hợp không do di truyền, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn và giải quyết. Nếu bạn cảm thấy chán nản về những vấn đề khác liên quan đến sự chậm trễ của bạn, hãy nói chuyện với cha hoặc mẹ mình, bác sĩ hoặc người lớn mà bạn tin tưởng để có kế hoạch điều trị kịp thời.
Theo BS. Đinh Thị Vui (Sức khỏe & Đời sống)
Khàn giọng: Dậy thì hay ung thư? Khàn giọng (khan tiếng) là triệu chứng rất hay gặp. Ai cũng phải ít nhất vài lần trong đời bị khan giọng vì nhiều nguyên nhân khác nhau, khoảng 5 - 10% thường xuyên bị khàn tiếng. Nguyên nhân: Theo tuổi Trẻ em và thanh thiếu niên (dưới 18 tuổi): Trong nhóm này khàn tiếng thường do những bệnh lý hoặc hội chứng...