Tại sao đau ngực trước kỳ kinh
Nhiều phụ nữ than phiền bị đau ngực trước ngày có kinh, hoặc cũng có thể đau trong và sau kỳ kinh. Tại sao lại có hiện tượng này?
Đau ngực trước kỳ kinh là bình thường với nhiều phụ nữ, bởi đó là một phần của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hội chứng này cũng bao gồm đau bụng dưới, thay đổi tâm trạng và mất ngủ.
Chỉ trong số ít trường hợp, nhìn chung diễn ra trong những năm đầu có kinh nguyệt, phụ nữ có thể thấy ngực đau dữ dội.
Ảnh: boldsky.
Lý do chính của chứng đau ngực là do tăng tiết tố estrogen, hormone nữ, dẫn tới cứng các mô ở ngực và do đó làm ngực cương lên. Tình trạng này hay diễn ra vào ngày thứ 21 của chu kỳ kinh, hoàn toàn bình thường và không có gì đáng báo động, trừ khi ngực đau dữ dội.
Sau khi kết hôn, một số phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai. Khi dừng thuốc, do hormone thay đổi đột ngột, những phụ nữ này cũng sẽ bị đau ngực. Đây là điều hoàn toàn bình thường sau thời gian thường xuyên dùng thuốc nhưng lại dừng đột ngột. Nếu phát hiện có dấu hiệu khác bất thường, bạn có thể đi khám tại các phòng khám phụ khoa.
Video đang HOT
Thừa cân và lối sống không hợp lý cũng là một lý do gây đau ngực. Tuy nhiên, dạng đau này không gây ảnh hưởng lớn. Để giảm đau, bạn có thể ăn các thức ăn không chứa chất béo và dầu. Uống nhiều nước cũng giúp giảm đau khá hiệu quả.
Những cô gái đang trong độ tuổi phát triển có thể rất hay bị đau ngực khi mới bắt đầu có kinh. Do đó các bạn gái không nên lo lắng khi có những triệu chứng này.
Khánh Vy (Theo boldsky)
5 'bí kíp' dùng băng vệ sinh đúng cách
'Trợ thủ' đắc lực cho bạn trong ngày đèn đỏ cần được 'chăm sóc' kỹ càng, nếu không sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe.
1. Thay băng vệ sinh 3-4 tiếng một lần
Nhiều teen girl có thói quen tiết kiệm băng vệ sinh hoặc lười thay vào những ngày cuối của chu kỳ. Điều này không nên chút nào bởi nó sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn sinh sôi khiến bạn cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.
Để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe, cứ 3-4 tiếng bạn nên thay chúng một lần, dù là ngày ít hay nhiều nhé.
2. Không để băng vệ sinh trong WC
Băng vệ sinh được làm từ chất liệu bông, sợi nên rất dễ hút ẩm và biến chất, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi.
Ngoài ra, với những băng vệ sinh đã mở túi, bạn nên đóng gói kín sau đó cất ở nơi khô thoáng để đảm bảo an toàn.
3. Hạn chế dùng băng vệ sinh có mùi thơm hoặc kèm tác dụng chữa bệnh phụ khoa
Bởi không phải ai cũng có thể trạng phù hợp để dùng chúng, thậm chí nếu không hợp còn gây ngứa ngáy, dị ứng và khiến tình trạng bệnh vốn có của bạn thêm trầm trọng.
4. Lưu ý hạn sử dụng
Để đảm bảo an toàn cho "cô bé" cũng như sức khỏe của chính mình, bạn cần thường xuyên chú ý tới hạn sử dụng của băng vệ sinh, nên dùng loại càng gần ngày sản xuất càng tốt. Nếu quá hạn, nó có thể biến chất, làm tổn thương vùng kín và nguy hại cho sức khỏe.
5. Rửa tay sạch trước khi thay băng
Tay bẩn là cơ hội để vi khuẩn trú ngụ. Khi tiếp xúc với băng vệ sinh, vi khuẩn từ tay sẽ "tấn công" vào chúng rồi xâm nhập vào cơ thể, gây viêm nhiễm hoặc các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Theo Mr.Bull
ione
Xử trí khi trẻ bị sứa đốt Trẻ em khi đi biển, chơi đùa trong nước, tắm biển nếu chạm phải những tua râu của sứa sẽ bị ngộ độc gây đau rất dữ dội. Sứa là loài nhuyễn thể thân mềm sống ở môi trường nước biển. Thành phần nọc độc của sứa rất đa dạng, thường chứa histamine và các chất giống kinin có tác dụng độc lên...