Tại sao đàn ông sợ bị phụ nữ kiểm soát?
Nghe có vẻ khá mâu thuẫn, nhưng hầu như 100% nỗi sợ bị kiểm soát của đàn ông bắt nguồn từ một nỗi sợ tiềm ẩn khác của họ – sợ bị bỏ rơi.
Nỗi sợ của đàn ông thường bị mang ra trêu chọc nhiều nhất chính là bị kiểm soát bởi một người phụ nữ. (Ảnh: ITN).
Có thể nói, nỗi sợ của đàn ông thường bị mang ra trêu chọc nhiều nhất chính là bị kiểm soát bởi một người phụ nữ, hay chính xác hơn là nhu cầu của anh ta đối với một người phụ nữ.
Nỗi sợ bị phụ nữ kiểm soát có thể dễ dàng nhận thấy trong ngôn ngữ mà đàn ông sử dụng để khẳng định rằng họ không bị phụ nữ kiểm soát, chẳng hạn những câu nói đùa về việc không để phụ nữ làm chủ trong gia đình.
Hãy lưu ý mức độ chế giễu lẫn nhau của đàn ông liên quan đến những lời buộc tội về việc họ trở nên nữ tính hơn, hay nói cách khác là “đàn bà” hơn.
Đàn ông bị xã hội nhìn nhận và tìm cách chứng minh với người khác rằng họ độc lập đến mức tự chủ, không cần ai giúp đỡ, họ là con người của chính họ và không bị ảnh hưởng bởi ai khác.
Nếu bạn hỏi bất kỳ người đàn ông nào rằng anh ấy có sợ bị bạn tình kiểm soát không, tất nhiên anh ấy sẽ kiên quyết phủ nhận điều đó.
Anh ấy có thể nói với bạn rằng anh ấy tức giận vì bạn tình cố gắng kiểm soát, nhưng sợ hãi có lẽ không phải là một từ xuất hiện trong đầu anh ấy; và đó chắc chắn không phải là từ mà anh ấy sẽ sử dụng để mô tả bản thân với bất kỳ ai khác.
Đàn ông có nguy cơ đánh mất quyền lực trong mối quan hệ
Việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ngày càng nhiều trong những thập kỷ qua đã đe dọa những gì từng là địa vị và đặc quyền của nam giới, đồng thời thay đổi đáng kể mối quan hệ giữa các đối tác nam và nữ.
Đàn ông hiếm khi là “chủ gia đình” theo cách mà cha hoặc ông của họ có thể đã từng làm, mặc dù ngay cả trong những gia đình rất truyền thống vẫn có một số câu hỏi về việc ai thực sự điều hành ngôi nhà.
Video đang HOT
Trên thực tế, có rất nhiều bằng chứng chứng minh niềm tin của đàn ông rằng họ ngày càng có nguy cơ mất quyền lực trong các mối quan hệ thân mật của mình.
Một nghiên cứu năm 2008 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy, phụ nữ đưa ra nhiều quyết định hơn trong hầu hết các gia đình so với các đối tác nam của họ.
Các cặp vợ chồng có xu hướng chia sẻ việc ra quyết định trong gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ có nhiều khả năng là người ra quyết định trong các vấn đề tài chính, bất kể họ có đi làm hay không, kiếm được nhiều tiền hay ít tiền hơn bạn đời của mình.
Sợ bị bỏ rơi
Ở một mức độ sâu hơn, nỗi sợ bị phụ nữ kiểm soát của đàn ông phản ánh nỗi sợ tiềm ẩn của họ về việc bị bỏ rơi. Nếu đàn ông thực sự độc lập và tự chủ như họ khẳng định, thì tại sao sau khi ly hôn, họ lại tái hôn sớm hơn phụ nữ nhiều như vậy?
Nỗi sợ bị bỏ rơi trong các mối quan hệ của đàn ông có lẽ dễ thấy nhất trong khoảng thời gian mà đàn ông sẽ cố gắng tránh xung đột.
Đàn ông theo dõi trạng thái cảm xúc của đối tác một cách liên tục và cẩn thận. Bất kỳ bằng chứng nào về sự không hài lòng sẽ khiến họ ngay lập tức cho rằng mình đã làm sai điều gì đó.
Trong khi đó, sự trấn an từ đối tác rằng họ “không làm gì sai” dường như không đủ để đàn ông cảm thấy thoải mái.
Đàn ông sợ mất đi sự công nhận từ phía bạn tình, chẳng hạn lắng nghe những câu chuyện về công việc của họ, cười khi họ cố tỏ ra hài hước, phóng đại niềm vui tình dục của họ và hàng nghìn hình thức trấn an khác.
Đàn ông cố gắng thu mình lại để tự bảo vệ trước sức mạnh của những nhu cầu dễ bị tổn thương trên. Ngoài ra, mối đe dọa về việc người bạn đời của họ trở nên lạnh nhạt sẽ luôn gợi lên trong tâm trí đàn ông nỗi sợ hãi lớn nhất về việc từng bị bỏ rơi từ thời thơ ấu.
Cảm xúc của người mẹ bị thúc giục chuyện sinh bé thứ 2
"Khi ai đó nhắc tới chuyện này, mình cảm thấy bản thân khó kiểm soát được cảm xúc", người mẹ tâm sự.
Mới đây, một người mẹ của bé trai 2 tuổi đã chia sẻ câu chuyện của bản thân và nhận được sự đồng cảm của rất nhiều người mẹ khác. Cụ thể, chị cho biết bản thân cảm thấy không thoải mái, thậm chí là khó chịu khi bị ai đó, đặc biệt là ông bà nội ngoại đề cập đến vấn đề sinh tiếp con thứ 2.
"Mỗi ngày mình đều phải nỗ lực hoàn thành công việc, chu toàn công việc nhà. Mới chỉ có 1 đứa con nhưng lúc nào bản thân cũng cảm thấy mình chưa phải là một người mẹ đủ tốt, mình luôn mang nỗi lo lắng nếu một ngày bản thân mắc bệnh thì sẽ ra sao, con không được chăm nom thì sẽ thế nào. Thế nhưng, không chỉ những người xung quanh, họ hàng mà cả hai bên nội ngoại, đặc biệt là ông bà luôn thúc giục chuyện sinh con tiếp.
"Phải sinh sớm đi, không sau là khó lắm", "không sinh lúc này thì lúc nào nữa, đẻ mà nuôi một thể", "cứ lo nhiều, trời sinh voi sinh cỏ, không ai đói mà lo". Khi bị nói như vậy, mình vẫn im lặng mỉm cười nhưng trong thâm tâm đã nghĩ rằng "nếu muốn thì chúng mình đã có từ lâu, chỉ là hiện tại chưa sẵn sàng mà thôi". Thế nhưng mọi người chẳng ai hiểu", mẹ em bé tâm sự.
Có lẽ đây không chỉ là suy nghĩ của một mà rất nhiều người mẹ gặp phải tình huống ấy. Xuất phát từ sự quan tâm, lo lắng nhưng đôi khi những lời thúc giục lại vô tình trở thành áp lực lên cuộc sống của một người mẹ.
Hãy thể hiện để bố mẹ biết rằng có những việc bạn không muốn chia sẻ
Trong cuốn sách "Lắng nghe để dạy con đúng cách" của tác giá Koso Tokiko (sinh tại tại Tokyo, là tổng biên tập tạp chí về chăm sóc trẻ em Miku, cố vấn nuôi dạy trẻ) cho biết người mẹ nên thể hiện quan điểm của bản thân một cách rõ ràng nhưng khéo léo về vấn đề này.
Khi qua bực bội, bạn sẽ nói rằng "nếu muốn con đã làm từ lâu rồi". Tuy nhiên, đó là một sự bùng nổ vì có quá nhiều căng thẳng tích tụ trong bạn. Chúng ta có thể mệt mỏi vì những lời nói của ông bà nhưng hãy coi đó là suy nghĩ đơn giản của ông bà chứ đừng trách móc họ. Trong nhiều trường hợp, có thể lời nói của mọi người không hề có ý gì khác nhưng đôi khi những lời vô tình đó lại làm bạn tổn thương.
Các ông bà có thể không biết hoặc không hiểu rằng các bà mẹ đang bận rộn làm việc và nuôi con hằng ngày. Không phải họ không hiểu mà họ khó nhận ra nó khó như thế nào. Hãy chọn thời điểm thích hợp để nói với ông bà rằng "việc sinh bé thứ 2 là chuyện của hai vợ chồng nên chúng con sẽ bàn bạc thêm ạ".
Việc cách biệt giữa thế hệ tạo nên những khoảng cách trong đời sống là lẽ dĩ nhiên. Nhưng thay vì tỏ ra khó chịu hay cư xử thô lỗ thì bạn nên nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, đủ để ông bà thấy được quan điểm cá nhân của bạn. Đồng thời cả bố mẹ và con cái cần tôn trọng nhau.
Những điều mẹ cần cân nhắc trước khi quyết định sinh con thứ 2
Việc có thêm 1 em bé là quyết định quan trọng đối với cuộc đời của người mẹ, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của cả gia đình về cả kinh tế, tâm lý. Vì vậy, bạn phải chuẩn bị tinh thần thật kỹ trước khi chào đón đứa con thứ hai. Dưới đây sẽ là một số điều bạn cần lưu ý trước khi thực hiện kế hoạch của mình.
1. Dạy bé lớn cách tự lập
Trước khi bạn sinh bé thứ hai, hãy chắc chắn rằng bạn đã rèn được cho con tự làm được những công việc cơ bản sau: Dùng bữa một mình, tự mặc quần áo, tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong, tự vệ sinh cá nhân được một mình.
2. Bắt đầu mở tài khoản tiết kiệm
Từ việc mua tã cho bé, mua sữa cho bé, mua quần áo, đồ dùng cho đến chi phí nhập học của bé,... tất cả đều vô cùng tốn kém mà có đôi lúc bạn sẽ phải thốt lên rằng "Sao một đứa bé lại có thể tiêu tốn hơn cả một người lớn vậy?".
3. Chuẩn bị sức khỏe tốt
Hãy đi bộ, đạp xe hoặc tập yoga, nói chung là bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy phù hợp và cho bạn một sức khỏe tốt. Điều này sẽ giúp bạn đối phó tốt hơn với sự mệt mỏi khi vừa phải chăm sóc bé thứ nhất và lại đang mang thai.
4. Học cách làm mẹ của 2 em bé
Em bé mới sinh đòi hỏi tất cả thời gian và sự chú ý của mẹ nhưng hãy nhớ rằng đứa con lớn cũng cần sự quan tâm. Vì vậy mẹ phải cân nhắc xem sự xuất hiện của đứa con thứ hai sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thời gian mà mẹ dành cho các con.
5. Sự thay đổi lớn về công việc
Nếu đi làm sau khi sinh con, mẹ hãy xem xét tính chất công việc có thật sự phù hợp để vừa chăm con vừa đi làm hay không. Liệu có ổn nếu mỗi ngày tan làm lúc 5 giờ để đón con từ nhà trẻ hay công việc của mẹ phải làm muộn giờ hơn?
6. Lắng nghe trái tim mình
Sau khi xem xét các khía cạnh trên, bố mẹ nên ngồi xuống, bình tâm suy nghĩ liệu mình có thực sự muốn có thêm một đứa con. Hãy lắng nghe trái tim mình, bởi quyết định này được dẫn dắt bởi chính trái tim. Nếu cả mẹ và bố đều muốn có thêm con, có lẽ không có thời điểm nào phù hợp hơn ngay lúc này.
3 năm chắt chiu nuôi em ăn học, ngờ đâu em đòi bỏ học lấy chồng Vì tương lai của em gái mà tôi phải hoãn việc lập gia đình. Vậy mà bây giờ em ấy lại muốn lấy chồng, uổng công tôi 3 năm vất vả làm việc kiếm tiền nuôi em. Bố mẹ tôi làm ruộng, có bao nhiêu tiền đầu tư cho tôi ăn học. Thế nên sau khi tôi học xong, dù có công việc...