Tại sao con người không nhớ được ký ức thuở mới sinh ra?
Ký ức hình thành dựa vào cấu trúc bộ não, trong khi ngôn ngữ và khả năng diễn đạt vẫn chưa thực sự phát triển ở trẻ dưới 3 tuổi.
Hầu hết người lớn không nhớ được gì về thời gian đầu đời của mình. Nhiều người chỉ nhớ được một số ít kỷ niệm từ lúc 3 đến 7 tuổi, dù có sự trợ giúp từ album ảnh gia đình hay người thân thuật lại.
Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là chứng mất trí nhớ thơ ấu. Nhà tâm lý học Sigmund Freud đã nghiên cứu từ bệnh nhân của mình và nhận thấy việc quên lãng này có lợi khi giúp họ tránh lặp lại những ký ức xấu từng diễn ra trong vô thức.
Hầu hết chúng ta không nhớ được ký ức thời bé, đặc biệt là lúc dưới 3 tuổi. Ảnh: BM
Các nhà khoa học cũng khám phá ra trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tháng có thể hình thành những ký ức hằn sâu trong tiềm thức. Tuy nhiên, những sự kiện diễn ra thường bị ngắt quãng và không được hồi tưởng lại nên tất cả sẽ chìm vào quên lãng. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi đứa trẻ có trải nghiệm mới thì một vài ký ức trước đó buộc phải biến mất dần.
Khi 3 tuổi trẻ có thể nhớ được các sự kiện quan trọng xảy ra trong năm qua. Khả năng nhớ vẫn giữ tỷ lệ cao cho đến 7 tuổi. Trẻ sẽ nhớ đến 70% diễn biến của sự kiện tương tự so với lúc 3 tuổi. Tuy nhiên, đến độ tuổi 8 hay 9, hầu hết chỉ còn nhớ 35% những kỷ niệm trước đây.
Các nhà nghiên cứu kết luận, sự thay đổi này do ký ức được hình thành ngày càng nhiều ở từng độ tuổi trẻ. Điều đó có thể khiến trẻ lớn và người lớn loại bớt những ký ức đầu đời để nhớ cụ thể chi tiết những sự kiện khác.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Science làm sáng tỏ phần nào hiện tượng mất trí nhớ phổ biến này. Nghiên cứu tập trung vào sự hình thành liên tục của tế bào não ở trẻ sơ sinh.
Cụ thể, để ghi nhận được ký ức, những liên kết thần kinh giữa các tế bào não phải được hình thành để tiếp nhận thông tin. Những dữ liệu này sẽ được não bộ hợp nhất, từ đó ký ức được hình thành. Để lưu giữ trong trí nhớ bắt buộc chúng ta phải hồi tưởng lại để các liên kết thần kinh hoạt động. Nhưng việc hồi tưởng này ở trẻ nhỏ là điều khó được thực hiện.
Bên cạnh đó, khả năng diễn đạt thành lời có vai trò quan trọng trong việc hình thành trí nhớ. Chúng ta không nhớ được những gì đã từng xảy ra vào 3 năm đầu cuộc đời có thể vì khi ấy ta chưa biết sử dụng ngôn ngữ.
Video đang HOT
Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Neuropsychology chỉ ra người thuận cả hai tay có thể ghi nhớ những ký ức ở độ tuổi nhỏ nhiều hơn so với người thuận tay phải. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân do người thuận hai tay có thể liên kết hai bán cầu não.
Chức năng này sẽ bắt đầu thực hiện lúc trẻ 4-5 tuổi. Tại thời điểm này, hiện tượng mất trí nhớ thơ ấu cũng bắt đầu biến mất, khi bộ nhớ tiến hành mã hóa thông tin ở não trái và xuất ra ở não phải.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
Đằng sau ca phẫu thuật ghép mặt lịch sử dài 31 giờ
Katie Stubblefield mất gương mặt của mình năm 18 tuổi. Khi cô 21, các bác sĩ của Cleveland Clinic(Ohio, Mỹ) đã ghép cho cô mặt mới.
Khi Katie Stubblefield sờ lên mặt, cô có thể cảm nhận được những vết thương. Thị giác của cô đã bị tổn thương nặng nề, nhưng Katie có thể cảm nhận những chỗ sưng phù hay những bộ phận đã mất đi.
Đó là trước khi Katie trở thành người trẻ nhất ở Mỹ được ghép mặt năm 21 tuổi. Ca phẫu thuật thử nghiệm dài 31 tiếng này được thực hiện năm 2017, với mục tiêu tái tạo cấu trúc gương mặt của Katie và các chức năng như nhai, thở và nuốt - những gì mất đi sau tổn thương nặng nề do ý định tự sát bằng súng thời niên thiếu. Đó là lần đầu tiên trong y học bệnh nhân được ghép toàn bộ gương mặt từ người hiến tặng.
Giờ đây, Katie muốn dùng cuộc phẫu thuật lịch sử của mình để tăng cường nhận thức về tác hại lâu dài của tự sát, cũng như sự quý giá của cuộc sống.
Khuôn mặt của Katie đã bị phá hủy hoàn toàn sau lần tự sắt bất thành.
Bước tiến của y học
Trước ngày tự sát, Katie phải đối mặt với nhiều rối loạn cảm xúc. Cô phải trải qua phẫu thuật dạ dày và bị người yêu phản bội. Cũng trong khoảng thời gian đó, mẹ của Katie - bà Alesia, đột ngột bị sa thải khỏi trường nơi Katie theo học vì đưa ra ý kiến về các quyết sách không hợp lý.
Ngày 25/3/2014, khi Katie 18 tuổi, anh trai cô - Robert Stubblefield, nghe thấy tiếng súng và phát hiện ra Katie đã tự sát bằng cách bắn vào đầu trong phòng tắm ở nhà của anh tại Mississippi.
Katie không nhớ ngày khủng khiếp đó. Cô cũng không có nhiều ký ức về năm ấy, từ việc nhập viện tới được cứu sống và chuyển từ bệnh viện này sang bệnh viện khác.
Brian Gastman, bác sĩ của Cleveland Clinic, còn tưởng cô sẽ không qua khỏi. Ông cho biết: "Não của cô bé lộ ra. Ngay cả việc cứu sống đã rất khó khăn".
Trong số 27 năm làm nghề, đây là ca tổn thương mặt nghiêm trọng nhất Gastman từng thấy. Ngoài vết thương trên mặt, Katie còn bị tổn thương não, dây thần kinh thị giác và tuyến yên (làm rối loạn hormone và lượng muối trong cơ thể). Gastman là người đứng đầu đội 15 chuyên gia nỗ lực giành lại sự sống và tương lai cho Katie.
Ở Memphis, bố mẹ Katie - Robb và Alesia - lần đầu nghe thấy thuật ngữ "ghép mặt". Khi được biết về khả năng này, Katie đã rất vui mừng vì có thể có cơ hội phục hồi những chức năng như người bình thường.
Ghép mặt toàn bộ và một phần là quy trình y học trong đó thay thế toàn bộ hoặc một phần gương mặt bằng các mô hiến tặng, gồm da, xương, dây thần kinh và mạch máu.
Cuộc phẫu thuật sẽ cấy ghép cho Katie phần da đầu, trán, mí mắt trên, mí mắt dưới, nhãn cầu, mũi, má, cằm trên, nửa cằm dưới, hàm răng, một phần dây thần kinh mặt, cơ và da - gần như thay thế toàn bộ mô mặt của Katie.
Những điều bình thường quý giá
Trước cuộc phẫu thuật của Katie, các bác sĩ ở Cleveland Clinic dùng kỹ thuật in 3D để tái tạo lại 90% hàm dưới của cô. Gastman cho biết: "Chúng tôi tạo khuôn kết hợp từ cằm của Katie và chị gái để làm hàm cho cô bé trước khi phẫu thuật".
Tháng 3/2016, Katie được đưa vào danh sách chờ được ghép mặt. Mười bốn tháng sau, các bác sĩ đã tìm thấy người hiến tặng: Adrea Schneider, một phụ nữ 31 tuổi chết vì sốc ma túy.
Các bác sĩ mất 16 giờ để thực hiện công đoạn cắt phần mặt của người hiến tặng.
Sau khi trải qua các đánh giá về tâm lý, cuộc phẫu thuật dài 31 tiếng với 11 bác sĩ phẫu thuật, chưa kể tới nhiều chuyên gia và kỹ thuật viên thực tế ảo khác, bắt đầu vào ngày 4/5/2017 và kết thúc vào hôm sau.
Katie, người vẫn gặp khó khăn khi nói, cho biết: "Giờ đây, tôi có thể chạm vào mặt mình, điều đó thật tuyệt vời". Cha của cô nhận định: "Chúng ta thường xem thường những gì sẵn có trên mặt mình, xương, mô, mọi thứ... Nhưng khi mất đi chúng, ta mới nhận ra mình cần chúng tới mức nào. Và khi được ghép mặt, bạn giống như có cơ hội sống lần thứ hai".
Katie được ra viện vào tháng 8/2017. Cô phải uống nhiều loại thuốc để giảm nguy cơ đào thải bộ phận ghép - điều xảy ra khi hệ miễn dịch của người nhận tấn công bộ phận hay mô được ghép. Cô sẽ phải dùng thuốc này tới cuối đời. Katie cũng phải tiếp tục thực hiện các bài vật lý trị liệu, học nói và chữ nổi Braille. Cô cho biết gia đình và các bác sĩ đã giúp đỡ cô rất nhiều trong quá trình hồi phục và niềm tin giúp cô tiến lên phía trước: "Cuộc sống thật quý giá, cuộc sống thật đẹp tươi".
Ghép mặt được xem là quy trình y tế thử nghiệm, và không được các công ty bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên, Viện Y học tái tạo thuộc Bộ quốc phòng Mỹ đã trợ cấp một khoản để thực hiện phẫu thuật cho Katie. Viện này là nơi phát triển các phương pháp điều trị cấp tiến - trong đó có ghép mặt - cho quân nhân.
Ông Robb cho biết: "Bác sĩ Gastman nói rằng Katie là ứng viên tiềm năng cho một ca ghép mặt. Thứ nhất, đó là dạng vết thương của con bé, nhưng cũng vì Katie ở độ tuổi của nhiều quân nhân. Con bé vào khoảng 20 tuổi - độ tuổi nhiều quân nhân trẻ bị thương".
Gương mặt hiện tại của Katie cho cô cơ hội sống như một người bình thường.
Katie sẽ luôn phải đối mặt với nguy cơ khuôn mặt mới bị cơ thể đào thải, nhưng đến giờ cô bé chưa gặp vấn đề gì lớn. Cô còn phải trải qua ba cuộc giải phẫu lớn trong 1,5 năm tới. Bác sĩ sẽ thông mũi và cấy dây titanium dưới mắt để nâng chúng vào hốc mắt. Tiếp đó, họ sẽ cắt bỏ một số da và mô thừa. Cuối cùng, các bác sĩ sẽ phẫu thuật thu hẹp hàm dưới, đẩy lưỡi ra phía trước, cấy vòm miệng để Katie nói rõ ràng hơn.
Đội ngũ y tế chăm sóc cho Katie hy vọng ca phẫu thuật của cô bé sẽ là một bước tiến trong lĩnh vực cấy ghép mặt. Tương lai của Katie sẽ không còn đen tối như ngày cô bé tự sát. Katie dự định sẽ học đại học trực tuyến, sau đó theo đuổi nghề tư vấn và thuyết trình truyền cảm hứng. Cô đã có cơ hội thứ hai để sống đúng nghĩa.
Bác sĩ Gastman cho biết: "Điều đầu tiên tôi mong muốn là Katie được hạnh phúc. Và hơn hết, tôi mong cô ấy có được phần nào một cuộc sống bình thường. Cô ấy có thể truyền cảm hứng cho mọi người về nhiều lĩnh vực, từ làm cách nào để mạnh mẽ đối mặt với nghịch cảnh, đến không để một quyết định chi phối con người. Bên cạnh đó, cô ấy sẽ cho thấy một quyết định nóng vội mà những người trẻ tuổi hay mắc phải có thể thay đổi cuộc đời họ khủng khiếp thế nào".
Theo Trí Thức Trẻ
Mạng xã hội gây hại cho trí nhớ như thế nào? Mỗi ngày, có hàng trăm triệu người ghi lại và chia sẻ các trải nghiệm của mình trên mạng xã hội, từ những bữa tiệc hoành tráng đến những khoảnh khắc ngọt ngào nhất trong gia đình. Mạng xã hội cho phép chúng ta giữ liên lạc với bạn bè và thắt chặt những mối quan hệ mới hơn bao giờ hết. Nhưng...